Tiêm filler bị bầm tím là hiện tượng thường gặp ở khoảng 80% người thực hiện làm đẹp bằng hình thức này. Vết bầm sẽ tự hết sau một vài ngày nên bạn chỉ cần vệ sinh, nghỉ ngơi và ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vết bầm có thể trở nặng và gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Vậy trong trường hợp này cần xử lý thế nào?
Tiêm filler là một thủ thuật đơn giản giúp làm đầy một số bộ phận trên cơ thể như môi, cằm, má, thái dương,… Hoạt chất làm đầy này cũng đã được FDA chứng nhận an toàn cho sức khỏe người dùng.
Bạn đang xem: Cách làm tan vết bầm khi tiêm filler
Tuy nhiên, vì cần đưa chất làm đầy vào bên trong thông qua kim tiêm nên kỹ thuật này sẽ gây ra một số hiện tượng như sưng tấy, bầm tím và đau nhức. Những triệu chứng này sẽ tự biến mất sau 1 – 2 ngày, lâu hơn là khoảng 3 – 5 ngày kể từ khi tiêm filler nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
Mặc dù tiêm filler bị bầm tím là hiện tượng bình thường nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Tốt nhất là bạn nên theo dõi diễn biến của vết bầm tím, nếu xảy ra một trong những hiện tượng sau thì cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị:
Để tìm được cách xử lý trường hợp tiêm filler bị bầm tím, bạn cần biết được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Những lý do cụ thể sẽ được Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn liệt kê ở bên dưới đây:
Chất lượng của filler rất quan trọng, nếu sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng cho chính bản thân người dùng. Biểu hiện dễ thấy nhất là xuất hiện bầm tím tại chỗ tiêm, sau 1 – 2 ngày vết bầm tím sẽ lan rộng ra xung quanh. Kèm với đó là những cơn đau nhức dai dẳng đi kèm khiến sinh hoạt và công việc của bạn bị ảnh hưởng.
Hiện nay tình trạng mua bán filler giả ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Lý do là vì số lượng filler rất đa dạng cộng với nhu cầu mua filler giá rẻ tăng nên các đối tượng buôn lậu đã nghĩ ra đủ chiêu trò để qua mắt cơ quan chức năng. Hệ quả của những loại filler này đem lại chính là hủy hoại nhan sắc, sức khỏe và tiêu tốn tiền bạc của người dùng.
Tiêm filler bị bầm tím có thể tới từ nhiễm trùng do vi khuẩn từ mũi kim, gạc, bông băng hoặc dụng cụ y tế được sử dụng trong quá trình làm đẹp. Điều này thường xảy ra ở những cơ sở thẩm mỹ chui không có giấy phép hoạt động. Tình trạng nhiễm khuẩn nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng và buộc phải cắt bỏ đi bộ phận được tiêm filler để đảm bảo an toàn.
Mặc dù được đánh giá là thủ thuật thẩm mỹ đơn giản nhưng tiêm filler vẫn cần bác sĩ có trình độ chuyên môn thực hiện. Điểm khó của kỹ thuật này là:
Chỉ cần một thao tác sai là có thể dẫn tới các vết bầm tím và biến chứng trên cơ thể khách hàng. Vì vậy, đối với những người không có chứng chỉ hành nghề và chuyên môn về sử dụng chất làm đầy trong thẩm mỹ sẽ không được phép thực hiện phương pháp làm đẹp này.
Như chúng tôi vừa đề cập bên trên, liều lượng filler tiêm vào cơ thể là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ. Nếu người tiêm dùng liều lượng ít quá sẽ không đem lại kết quả làm đẹp như mong muốn, còn nếu dùng quá nhiều sẽ dễ gây bầm tím và các biến chứng khác.
Xem thêm : Điều đầu tiên nên làm sau khi bị bọ cạp chích
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan dẫn tới tiêm filler bị bầm tím bên trên thì việc chăm sóc sai cách cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Trong 24h đầu sau tiêm, da rất nhạy cảm nên cần hạn chế tối đa va chạm vào khu vực tiêm. Nếu trong thời gian này mà bạn thường xuyên nắn bóp hoặc đụng chạm vào chỗ tiêm thì các vết bầm tím có thể lan rộng ra xung quanh, kèm theo đó là các cơn đau khó chịu.
Tiêm filler bị bầm tím cũng có thể tới từ sự phản ứng của cơ thể với các hợp chất lạ được đưa vào người. Đây là hiện tượng phòng vệ bình thường khi các nhân tố lạ xuất hiện trong người nên có thể tự hết nhưng cần thời gian dài từ 2 – 3 tuần.
Đối với phương pháp làm đẹp bằng tiêm filler, bạn cần ngưng tất cả các loại thực phẩm hoặc thuốc có khả năng chống đông máu sau đây trong tối thiểu 14 ngày:
Tất cả những loại thuốc và thực phẩm này sẽ làm giảm tốc độ lưu thông của các tế bào hồng cầu. Hệ quả là khiến vị trí tiêm khó cầm máu kịp thời nên dẫn tới tình trạng bầm tím và sưng tấy.
Từ những nguyên nhân dẫn tới tiêm filler bị bầm tím, chúng tôi sẽ chia thành hai trường hợp nặng và nhẹ. Mỗi trường hợp sẽ có các cách xử lý như sau:
Đối với tình trạng bị bầm tím nhẹ do phản ứng của cơ thể, bạn chỉ cần làm theo các hướng dẫn dưới đây. Tình trạng sưng tấy sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 5 – 7 ngày:
Sau thẩm mỹ, bạn cần giữ vị trí tiêm khô ráo, không được để nước thấm vào đây vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Thời gian này chỉ cần kéo dài khoảng 24h, sau đó bạn nên dùng bông y tế và nước muối để làm sạch khu vực vừa thực hiện tiêm.
Lưu ý: Bạn cần tránh dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh để làm sạch khu vực vừa tiêm filler. Việc này sẽ gây kích ứng da tạo nên ngứa và châm chích nhẹ. Trong lúc vệ sinh, bạn cũng cần làm nhẹ nhàng, tránh kỳ cọ mạnh sẽ gây tổn thương cho da và tạo cảm giác đau đớn.
Tiêm filler bị bầm tím có thể không gây nguy hiểm nếu đó chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Dẫu vậy, bầm tím sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ nên bạn có thể dùng đá lạnh chườm vào các vết bầm. Thời gian tốt nhất để đá lạnh phát huy hiệu quả giảm sưng và bầm là 48h sau tiêm. Cách thức thực hiện như sau:
Bạn cần lặp lại việc chườm đá liên tục trong vài ngày đầu để đạt được hiệu quả giảm đau và bầm tím. Hạn chế chườm đá trực tiếp vào vùng vừa tiêm filler vì độ lạnh của đá có thể gây bỏng lạnh.
Sau tiêm filler, một số bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho khách hàng uống để chống sưng và tiêu máu bầm. Bạn chỉ cần uống đúng theo liều lượng và thời gian ghi trên đơn, không lạm dụng thuốc vì có thể gây quá liều.
Xem thêm : Giải Hóa 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng
Trong trường hợp không được kê đơn, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc. Tốt nhất là nên tới địa chỉ tiêm filler để khám, với một số vết bầm nhỏ bác sĩ sẽ đưa đơn thuốc phù hợp để bạn uống tại nhà.
Sau khi đã thực hiện xong các biện pháp trên mà tình trạng bầm tím không giảm mà có dấu hiệu chuyển biến nặng, bạn cần lập tức tới bệnh viện lớn khám. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử lý phù hợp.
Với các ca bị bầm tím nặng kèm nhiễm trùng sẽ được đề nghị phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ lượng filler có trong cơ thể. Sau khi đã nạo hết filler, nếu khu vực tiêm bị biến dạng, các bác sĩ sẽ tiến hành một số thủ thuật chỉnh hình cần thiết.
Tiêm filler bị bầm tím sẽ không gây hại cho sức khỏe nếu bạn thực hiện những việc sau:
Sau khi tiêm filler, chất làm đầy cần có thời gian thích nghi và hình thành mô đặc tại vùng tiêm. Do vậy, trong khoảng 10 – 14 ngày sau tiêm bạn cần tránh vận động mạnh, không làm nặng, không chạy nhảy nếu không muốn xảy ra biến chứng.
Để filler sớm ổn định, bạn cần tránh để khu vực tiêm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi ra ngoài vào ban ngày, bạn nên che chắn người cẩn thận bằng quần áo và ô.
Một trong các nguyên nhân gây tiêm filler bị bầm tím là để vùng tiêm va chạm vào mặt phẳng cứng. Do đó, nếu thực hiện tiêm chất làm đầy trên mặt hoặc ngực, bạn nên nằm ngửa khi ngủ để tránh các biến chứng không mong muốn. Nếu có thói quen thay đổi tư thế ngủ liên tục, bạn nên chặn gối ôm vào hai bên người sẽ giảm bớt tình trạng này.
Tiêm filler bị bầm tím sẽ ít xuất hiện các biến chứng nếu bạn chú trọng vào chế độ dinh dưỡng. Những thực phẩm có thể gây sưng tấy cho chỗ tiêm cần tránh gồm:
Song song với đó, bạn cũng cần ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đối với trái cây, bạn có thể ép nước hoặc làm smoothies và dùng vào các bữa phụ trong ngày.
Để tránh tình trạng bị bầm tím, bạn cần ngừng dùng các loại thuốc và thực phẩm chống đông máu trước 10 – 15 ngày tiêm filler. Thêm vào đó, bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm và chất béo trước khi thực hiện tiêm chất làm đầy.
Nicotin có trong thuốc lá có thể tăng nguy cơ vón cục filler nên nếu bạn đang có ý định tiêm chất làm đầy này thì cần bỏ thuốc lá trong khoảng 2 tuần trước khi làm đẹp. Ngoài ra, bạn cũng cần cắt bỏ rượu, bia, cà phê trước khi tiêm filler 2 tuần và sau khi tiêm 4 tuần.
Đối với những người yêu thích trà sữa thì cũng cần cắt giảm loại thức uống này vì lượng đường trong trà sữa quá nhiều nên sẽ dễ kích thích các phản ứng viêm tại khu vực tiêm filler.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 22/03/2024 23:41
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024