9+ cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm đơn giản, đầy đủ dinh dưỡng nhất
Đậu lăng đỏ vừa dễ chế biến, lại giàu chất dinh dưỡng, do đó loại đậu này được rất nhiều mẹ lựa chọn thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé yêu nhà mình. Tuy nhiên, làm sao để nấu đậu lăng đỏ đúng cách, đảm bảo đủ chất và ngon miệng thì không phải mẹ nào cũng biết. Chính vì thế, mẹ đừng bỏ qua 9+ cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm đơn giản, bổ dưỡng và hợp khẩu vị của bé trong bài viết sau!
1. Công dụng của đậu lăng đỏ dành cho trẻ nhỏ
Đậu lăng đỏ được rất nhiều người yêu thích bởi nó không chỉ thơm ngon mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là giàu protein và chất xơ. Ăn nhiều đậu lăng đỏ không chỉ tốt cho người lớn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ:
Bạn đang xem: Tin tức
- Hạt đậu lăng cung cấp lượng chất xơ vô cùng dồi dào, giúp làm sạch hệ tiêu hóa cũng như hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.
- Đậu lăng đỏ còn bổ sung cho bé lượng lớn protein thực vật, giúp cung cấp năng lượng cho bé hoạt động và là nguồn dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Bổ sung sắt, giúp trẻ có nhiều năng lượng cho mọi hoạt động trong ngày, đồng thời sắt còn giúp bé tăng cường phát triển trí não, bổ máu.
- Đậu lăng đỏ chứa nhiều kẽm và các khoáng chất (magie, kali, mangan, folate,…) giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Trong đậu lăng có chứa nhiều canxi, đây là dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển xương khớp và chiều cao của trẻ.
- Ngoài ra, loại đậu này còn cung cấp Folate (Axit Folic (Vitamin-B9)) có tác dụng xây dựng các tế bào mới và giúp cân bằng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, rất quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ.
2. Bé mấy tháng ăn được đậu lăng đỏ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé từ 8 tháng tuổi đã có thể ăn đậu lăng đỏ. Bởi vì ở giai đoạn này các chức năng hệ tiêu hóa của trẻ đã dần được hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ cho bé ăn đậu lăng ở dạng nghiền nhuyễn và lỏng.
3. Cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm bổ dưỡng và dễ nhất
Mẹ có thể tham khảo 9 cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm dưới đây:
3.1. Cháo đậu lăng đỏ với ức gà
Xem thêm : Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội
Nguyên liệu:
- Đậu lăng đỏ: 70g
- Ức gà: 50g
- Cà rốt: 30g
- Rau cần tây: 2 nhánh
- Dầu ô liu cho bé
Xem thêm :
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch đậu lăng, cà rốt, cần tây và ức gà. Sau đó bạn cắt ức gà thành miếng nhỏ, cần tây cắt ngắn vừa ăn, cà rốt cắt dạng hạt lựu.
- Bước 2: Xào cần tây cùng với dầu ô liu trong khoảng 5 phút rồi bạn thêm cà rốt, đậu lăng và ức gà vào hầm chung với nước khoảng 30 phút cho đến khi chín mềm. Vớt bọt ra rồi tắt bếp.
- Bước 3: Cho toàn bộ hỗn hợp trên vào máy xay để xay nhuyễn. Bạn có thể bắc lên bếp lại để điều chỉnh độ đặc cho phù hợp.
3.2. Súp đậu lăng đỏ với khoai tây
Xem thêm : Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội
Nguyên liệu:
- Đậu lăng đỏ: 50g
- Khoai tây: Nửa củ
- Cà chua: ¼ quả
- Hành tây, bơ, tỏi, phô mai, hạt chia và gia vị cho bé.
Xem thêm :
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch khoai tây, cà chua, hành tây rồi cắt nhỏ.
- Bước 2: Bắc chảo lên bếp sau đó cho một ít bơ, tỏi, hành tây và cà chua vào chảo xào chín.
- Bước 3: Tiếp theo bạn cho đậu lăng, khoai tây vào nồi hầm cho nhừ, rồi cho hỗn hợp đã xào vào.
- Bước 4: Đợi đến khi cháo chín thì mang đi xay nhuyễn. Sau đó, bạn cho cháo vào nồi để đun sôi, có thể thêm 1 ít phô mai và gia vị rồi khuấy đều.
3.3. Súp cà chua và đậu lăng đỏ
Xem thêm : Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội
Nguyên liệu:
- Đậu lăng đỏ: 100g
- Cà chua: 1 quả
- Dầu oliu
- Hành và tỏi băm nhuyễn
Xem thêm :
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa sạch đậu lăng, cà chua và cắt cà chua thành miếng nhỏ.
- Bước 2: Bạn cho đậu lăng vào nồi cùng với 1 ít nước để hầm trong khoảng 20 – 25 phút cho đến khi đậu nhừ thì tắt bếp.
- Bước 3: Cho dầu oliu vào chảo, sau đó bạn cho hành, tỏi băm nhuyễn vào phi thơm, rồi cho cà chua vào xào cho mềm.
- Bước 4: Cho toàn bộ hỗn hợp vừa xào chín vào nồi đậu lăng đã hầm nhừ và tiếp tục đun sôi trong khoảng 5 phút và tắt bếp. Có thể nêm gia vị ở bước này.
- Bước 5: Cho hỗn hợp trên vào máy xay và xay nhuyễn là hoàn thành.
3.4. Cách nấu cháo đậu lăng cho bé với thịt bò
Xem thêm : Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội
Nguyên liệu:
- Đậu lăng đỏ: 100g
- Thịt bò: 50g
- Hành, tỏi băm nhuyễn
- Dầu oliu
Xem thêm :
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch đậu lăng rồi cho nồi hầm nhừ cùng 1 ít nước.
- Bước 2: Sơ chế thịt bò rồi băm nhuyễn.
- Bước 3: Phi thơm hành, tỏi với dầu oliu và cho thịt bò vào xào cho đến khi săn.
- Bước 4: Khi nồi đậu lăng chín, bạn cho thịt bò vào để nấu khoảng 5 phút thì tắt bếp.
3.5. Bánh đậu lăng đỏ với rau củ cho bé ăn dặm
Xem thêm : Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội
Nguyên liệu:
- Đậu lăng đỏ: 100g
- Khoai lang: 100g
- Cà rốt: 90g
- Rau hẹ: 2 thìa cắt nhỏ
- Tỏi: 1 tép
- Bánh mì nguyên cám: 2 lát
- Dầu oliu: khoảng 10ml
Xem thêm :
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch đậu lăng, khoai lang và cà rốt. Sau đó cắt nhỏ khoai lang và cà rốt.
- Bước 2: Tiếp theo, mẹ phi tỏi với dầu oliu rồi cho khoai lang, cà rốt vào trước, sau đó mới cho đậu lăng vào đảo đều.
- Bước 3: Cho thêm khoảng 300ml nước vào ninh khoảng 10 – 15 phút. Đến khi chín thì bạn vớt ra rồi mang xay mịn.
- Bước 4: Xay nhỏ bánh mì, rồi trộn đều bánh mì đã xay với hỗn hợp đậu lăng trên và thêm lá hẹ vào.
- Bước 5: Cuối cùng, bạn rán bánh vàng đều cả hai mặt bánh là có ngay những chiếc bánh ngon cho bé ăn dặm.
3.6. Súp đậu lăng và cá basa, cải ngọt
Xem thêm : Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội
Nguyên liệu:
- Đậu lăng đỏ: 100g
- Cá basa phi lê: 100g
- Cải ngọt: 3 lá
- Hành củ băm nhỏ
- Dầu ô liu
Xem thêm :
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch cá basa rồi ngâm với nước chanh trong khoảng 2 phút để khử mùi tanh của cá.
- Bước 2: Hấp chín cá rồi tách thịt, xé vụn.
- Bước 3: Rửa sạch cải ngọt và cắt nhỏ.
- Bước 4: Phi thơm hành với dầu ô liu rồi cho cải ngọt vào xào.
- Bước 5: Cho đậu lăng vào nồi và ninh nhừ, sau đó bạn cho cá và cải ngọt vào khuấy đều.
3.7. Cháo đậu lăng đỏ và cá basa nấu bầu
Cũng tương tự cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm với cá basa và cải ngọt ở trên, món cháo này cũng sử dụng nguyên liệu chính là cá basa phi lê và đậu lăng đỏ, cụ thể như sau:
Xem thêm : Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội
Nguyên liệu:
- Đậu lăng đỏ: 100g
- Cá basa phi lê: 100g
- Bầu: 1 khúc nhỏ
- Hành, ngò cắt nhỏ
- Cháo trắng: 1 chén
Xem thêm :
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế cá basa, đậu lăng và bầu nhớ bỏ ruột.
- Bước 2: Cho đậu lăng vào nồi để ninh mềm.
- Bước 3: Hấp chín cá basa rồi tách thịt, xé vụn.
- Bước 4: Tương tự, bạn hấp bầu chín rồi xay nhuyễn.
- Bước 5: Cho cháo trắng vào nồi, sau đó cho đậu lăng, cá và bầu vào và khuấy đều cho đến khi sôi thì tắt bếp.
- Bước 6: Cuối cùng, thêm 1 ít hành ngò vào để cháo thêm hấp dẫn.
3.8. Cháo đậu lăng đỏ với thịt băm cà rốt
Xem thêm : Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội
Nguyên liệu:
- Đậu lăng đỏ: 100g
- Thịt lợn băm: 100g
- Cà rốt: 1/4 củ
- Gạo tẻ: 1/4 bát
- Dầu oliu: 10ml
Xem thêm :
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cho thịt lợn băm ninh cùng gạo tẻ và đậu lăng đỏ cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt.
- Bước 2: Rửa sạch cà rốt và thái hạt lựu, sau đó cho cà rốt ninh cùng cháo khoảng 15 – 20 phút cho đến khi chín nhừ.
- Bước 3: Tiếp theo, bạn cho vào hỗn hợp trên vào máy xay để xay nhuyễn.
- Bước 4: Đun lại hỗn hợp đã xay và thêm một chút dầu oliu vào là hoàn thành.
3.9. Cháo đậu lăng đỏ khoai lang
Xem thêm : Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội
Nguyên liệu:
- Đậu lăng đỏ: 100g
- Khoai lang: 100g
- Cà rốt: ¼ củ
- Hành tây: ¼ củ
- Tỏi băm nhuyễn: 1 muỗng nhỏ
Xem thêm :
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gọt vỏ khoai lang rồi rửa sạch, sau đó thái miếng nhỏ.
- Bước 2: Rửa sạch cà rốt và hành tây và cắt dạng hạt lựu.
- Bước 3: Xào tỏi cùng hành tây cho thơm, rồi cho đậu lăng cùng cà rốt, khoai lang vào đun cùng.
- Bước 4: Sau đó, bạn cho thêm khoảng 300ml nước và nấu đến khi chín mềm là hoàn thành món ăn dặm bổ dưỡng với đậu lăng cho bé.
4. Lưu ý chung khi nấu các món ăn dặm từ đậu lăng đỏ
Ngoài những hướng dẫn trên, các mẹ cũng cần lưu ý những điều sau đây để chế biến món ăn dặm với đậu lăng thêm ngon và giàu dinh dưỡng:
4.1. Cách chọn đậu lăng đỏ chất lượng cho bé ăn dặm
Để cung cấp cho con nhiều chất dinh dưỡng nhất, mẹ nên chọn những hạt đậu lăng có màu cam vàng tự nhiên, tròn căng, mẩy, hạt thường tách đôi, không bị sâu, mọt và ẩm mốc, có mùi thơm dịu nhẹ.
Tốt nhất, bạn nên lựa chọn những loại đậu lăng đỏ đạt chuẩn organic, được sản xuất và cung cấp bởi các đơn vị uy tín. Bởi vì loại đậu này đảm bảo các tiêu chí:
- Không chất bảo quản.
- Không thuốc bảo vệ thực vật.
- Không thuốc diệt cỏ.
- Không phẩm màu.
- Không biến đổi gen.
- Cung cấp tối đa lượng chất dinh dưỡng.
>>Bạn có thể tham khảo: Đậu lăng đỏ hữu cơ Sottolestelle của Ý, đạt chuẩn hữu cơ Châu Âu.
4.2. Cách sơ chế đậu lăng đỏ
Để đậu lăng nhanh mềm và sạch hơn, bạn có thể ngâm đậu trong nước khoảng từ 6 – 8 tiếng với 1 – 2 lần nước. Nếu không có thời gian, thì bạn chỉ cần vo đậu với nước sạch vài lần là được vì đậu lăng đỏ cũng dễ mềm.
4.3. Hạn chế nêm gia vị khi nấu đồ ăn dặm cho bé
Đối với những bé dưới 12 tháng tuổi mẹ nên hạn chế nêm thêm gia vị vào thức ăn của con. Bởi vì, ở giai đoạn này các vị giác của trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Đặc biệt, nếu nêm một số loại gia vị như muối, đường, bột ngọt, gia vị cay có thể gây ảnh hưởng đến thận, hệ tiêu hoá cũng như sự phát triển của trẻ. Mẹ có thể nêm nếm các loại gia vị thảo mộc tự nhiên để kích thích vị giác cho bé như hành lá, rau mùi, húng quế, tỏi…
Như vậy, bài viết đã tổng hợp cho các mẹ 9 cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm nhanh chóng và dễ thực hiện. Cùng với đó là những lưu ý về cách chọn đậu lăng đỏ sao cho giàu chất dinh dưỡng và an toàn cho sức khoẻ của con. Hy vọng rằng, với những hướng dẫn trên sẽ giúp các mẹ chăm sóc bé hiệu quả và khỏe mạnh hơn.
21/09/2023
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 21/01/2024 14:26