Quản lý là một khái niệm rộng, bao trùm mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đây là hoạt động phức tạp và có nhiều chủ thể với những vai trò, chức năng khác nhau, nhiều sự tác động qua lại trong những mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên, ở góc độ quản lý học thì quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm điều chỉnh hành vi của đối tượng đạt mục tiêu đã định trước.
- Ý nghĩa nụ hôn: 7 vị trí trao nụ hôn của các cặp đôi
- Hướng dẫn cách đổi IP điện thoại iOS và Android đơn giản, nhanh chóng
- Soạn bài Mời trầu SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều – chi tiết
- Lịch âm 26/1, xem âm lịch hôm nay Thứ Tư ngày 26/1/2022 tốt hay xấu?
- Cách tính điểm xét học bạ THPT vào Đại học 2023 mới nhất
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Bạn đang xem: Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội
Thực tiễn đã chứng minh, kể từ khi trong xã hội xuất hiện những hoạt động của con người thì khái niệm quản lý ra đời. Do đó, quản lý xuất hiện trước xa so với quản lý nhà nước. Có thể thấy, Nhà nước và quản lý nhà nước chỉ ra đời khi xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được. Vì vậy, quản lý nhà nước là sản phẩm tất yếu song hành cùng với sự xuất hiện của Nhà nước trong đời sống xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Nhà nước không phải là một chủ thể “nhất thành bất biến” mà là một phạm trù mang tính lịch sử. Vì vậy, Nhà nước và quản lý nhà nước sẽ mất đi khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, ở đó cùng với các điều kiện về kinh tế – xã hội, Nhà nước sẽ tự “tiêu vong” và hệ quả là hoạt động quản lý nhà nước cũng không còn tồn tại trong đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, có thể thấy quản lý là hoạt động mà sự ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con nguời trong đời sống xã hội. Cùng với sự xuất hiện của con người thì hoạt động quản lý cũng ra đời. Ở thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ khi con người còn sống cuộc sống thị tộc, bộ lạc… thì lúc này trong xã hội cũng đã tồn tại hoạt động quản lý.
Vậy quản lý Nhà nước là gì? Có thể hiểu: “ Quản lý Nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi”.
Như vậy, quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục đích đặt ra.
Từ những nội dung đã đề cập nói trên, trong phạm vi nhất định tác giả đề cập một số nội dung cơ bản để thấy được sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan tổ chức khác như tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hoạt động:
Quản lý nhà nước được thực thi bởi chủ thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vậy tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các hệ thống cơ quan nhà nước sau:
– Hệ thống cơ quan quyền lực: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các cấp.
Xem thêm : Thuốc giảm cân Orlistat giảm bao nhiêu kg?
– Hệ thống cơ quan xét xử: gồm có: Tòa án Nhân dân tối cao; Tòa án Nhân dân cấp cao; Tòa án Nhân dân cấp tỉnh; Tòa án Nhân dân cấp huyện, Toà án Quân sự các cấp (Quy định tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/ QH13).
– Hệ thống cơ quan kiểm sát: Theo Luật tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân số 63/2014/ QH13 bao gồm: Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát Quân sự các cấp.
– Cơ quan Chủ tịch nước.
Chủ thể hoạt động quản lý của các cơ quan tổ chức khác bao gồm có bộ máy do các cơ quan tổ chức thiết lập ra như: Ban chấp hành, Ban thường vụ… và tùy theo từng tổ chức khác nhau để xác lập hệ thống chủ thể quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng tổ chức đó.
Trong tổ chức bộ máy Nhà nước của hầu hết các quốc gia trên thế giới có những cơ quan chuyên làm nhiệm vụ “an ninh đặc biệt” như Tòa án, Viện kiểm sát, Quân đội, Công an… gắn với hệ thống nhà tù, trại tạm giam, tạm giữ… thì hệ thống cơ quan này chỉ có thể do Nhà nước thiết lập ra. Có thể thấy, các cơ quan này không thể được phép thiết lập ở bất cứ một tổ chức, cơ quan nào của xã hội, ngoài Nhà nước.
Thứ hai, phạm vi quản lý:
Quản lý nhà nước có phạm vi quản lý rất rộng. Nhà nước quản lý ở tất cả các mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, dân số, quốc phòng, an ninh… Còn các tổ chức khác việc quản lý chỉ được giới hạn hẹp hơn theo từng phạm vi, từng mặt, từng lĩnh vực… khác nhau của đời sống xã hội.
Thứ ba, đối tượng quản lý (con người):
Quản lý Nhà nước sẽ quản lý mọi hoạt động của tất cả công dân quốc gia sở tại và cả người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên lãnh thổ của quốc gia đó. Dưới góc độ Quốc tịch một người phải chịu sự quản lý Nhà nước từ khi sinh ra cho đến khi người đó chết đi (khi người ấy mang quốc tịch của một quốc gia cụ thể). Tất cả mọi công dân đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Đây là quy tắc bắt buộc chung và điều này không phụ thuộc vào ý chí “tùy nghi” của bất cứ công dân nào của quốc gia đó.
Còn quản lý của các cơ quan, tổ chức khác cơ bản giới hạn với những người là thành viên tự nguyện tham gia vào các cơ quan, tổ chức đó. Các cơ quan, tổ chức không được phép quản lý mọi công dân như quản lý nhà nước.
Ví dụ: Tổ chức Đoàn thanh niên chỉ quản lý những người là thanh niên trong độ tuổi nhất định và tự nguyện tham gia vào tổ chức này. Còn tổ chức Hội phụ nữ thì chỉ quản lý theo giới tính nữ với những người tự nguyện tham gia tổ chức này. Như vậy, có thể hiểu không phải mọi nguời có giới tính nữ đều là hội viên của tổ chức Hội phụ nữ…
Thứ tư, về mức độ chế tài áp dụng:
Xem thêm : Có nên dùng kem tẩy lông cho vùng bikini hay không?
Trong quản lý Nhà nước đối với con người, Nhà nước thực hiện sự cưỡng chế bằng những chế tài giường như vô hạn. Chế tài mà Nhà nước áp dụng đối với cá nhân con người cụ thể có mức độ cưỡng chế từ thấp đến cao như: khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, tù không có thời hạn và tử hình. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ duy nhất Nhà nước mới có thẩm quyền áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Đây là vùng cấm nên mọi tổ chức khác trong xã hội không có và không được thực hiện quyền này.
Đối với hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức khác chỉ được áp dụng chế tài mức độ cao nhất là khai trừ thành viên cụ thể ra khỏi tổ chức ấy. Chẳng hạn: Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm Điều lệ Đảng, mức cao nhất là khai trừ người ấy ra khỏi tổ chức Đảng…
Thứ năm, về công cụ quản lý (hệ thống quy tắc quản lý):
Pháp luật – là công cụ quản lý xã hội chủ yếu nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước: đó là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị – giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được đảm bảo thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.
Đối với các tổ chức khác (không phải Nhà nước) trong hoạt động quản lý thì được sử dụng công cụ quản lý chủ yếu là điều lệ, quy chế… Đó là những quy tắc mà cơ bản chỉ được áp dụng cho các thành viên thuộc tổ chức đó, không mang tính bắt buộc chung đối với mọi thành viên trong xã hội.
Thứ sáu, về thẩm quyền ban hành ra các các loại thuế và tổ chức thu thuế:
Trong quản lý nhà nước, Nhà nước có thẩm quyền “độc nhất” là ban hành ra các loại thuế (thuế nhà, đất, thuế thu nhập doanh nghiệp…). Bên cạnh đó, Nhà nước còn có cả bộ máy để tổ chức thu thuế của các cá nhân, tổ chức đó theo đúng quy định pháp luật. Đối với Nhà nước Việt Nam – thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
Còn hoạt động quản lý của các tổ chức khác trong xã hội như các tổ chức: Công đoàn, Phụ nữ, Đoàn thanh niên …không được phép đặt ra và thực thu bất cứ một thứ thuế nào.
Để sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới và trong khu vực thì Việt Nam cần có sự phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hộị. Một trong những đóng góp có tính chất quyết định đó là hiệu quả của hoạt động quản lý và quản lý Nhà nước mang lại. Thực tiễn đã chứng minh rằng trong những điều kiện xã hội tương đồng nhau (về nhân lực, vật lực…) nhưng nhiều quốc gia có sự bứt phá thành công và trở thành siêu cường quốc trên thế giới là nhờ vào sự đóng góp to lớn của “chìa khóa vàng” là quản lý và đặc biệt là quản lý nhà nước.
Như vậy, từ lý luận đến thực tiễn có thể thấy được sự khác biệt về một số nội dung cơ bản trong quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức khác như công đoàn, thanh niên, phụ nữ….Với những nội dung đã luận giải ở trên tác giả đã giúp người đọc hiểu sâu và rõ hơn hoạt động của các chủ thể quản lý Nhà nước và quản lý của các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội./
Thạc sỹ Nguyễn Thị Quy
Giảng viên Trường Chính trị Tỉnh Thanh Hoá
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp