Categories: Tổng hợp

Pha trà hoa cúc táo đỏ đúng cách để nhận nhiều lợi ích bất ngờ

Published by

Trà hoa cúc táo đỏ là gì?

Trước khi bắt đầu tự thay pha một tách trà hoa cúc thơm ngon để thưởng thức nhằm thanh lọc cơ thể hoặc cải thiện một số vấn đề về sức khỏe khác, cùng Cleanipedia tìm hiểu về nguồn gốc, công dụng của loại trà này nhé.

Nguồn gốc

Hoa cúc (tên khoa học: Chrysanthemum indicum) và thuộc họ Cúc (Asteraceae). Hoa cúc có màu từ vàng nhạt đến đỏ tươi, với một số giống màu tím và trắng. Hoa cúc cũng được dùng như thực phẩm và đã được sử dụng cho mục đích y học trong từ hàng ngàn năm về trước.

Trà hoa cúc được ủ từ những bông hoa khô có màu vàng. Hoa cúc được chọn để ủ thành trà phải là những hoa nở vừa phải và thường được thu hoạch sau 9 giờ (thời điểm sương đọng trên hoa đã tan hết) nhằm giữ trọn vẹn được dược tính cũng như hương thơm và vị ngon của hoa.

Trong Đông y thì trà hoa cúc thường sử dụng kết hợp với một vài loại thảo dược khác, chẳng hạn như táo đỏ, kỷ tử, hoàng kỳ,…

Thành phần

Một vài nguyên liệu và dụng cụ cần thiết để pha chế ra món thức uống trà hoa cúc táo đỏ sẽ bao gồm:

  • Trà hoa cúc khô: 10gr

  • Táo đỏ khô: 30gr

  • Hoàng kỳ: 5gr

  • Đường phèn nhỏ: 15gr (Bạn có thể không thêm thêm đường để thưởng thức hương vị nguyên bản của trà hoa cúc)

  • Nước: 1 lít

  • Dụng cụ: rây lọc, túi lọc trà, nồi nấu, ấm pha trà, tách trà… .

Hương vị

  • Trà hoa cúc đạt yêu cầu về chất lượng sẽ có màu nâu nhạt, nước trà trong, mùi thơm đặc trưng.

  • Trà không bị khét hay quá chát, hương vị thảo mộc tự nhiên.

  • Ngoài vị ngọt của đường phèn, bạn có thể thay thế mật ong để pha trà hoa cúc mật ong.

  • Trà cũng sẽ thơm ngon nhất khi bạn uống lúc còn nóng ấm.

Công dụng của trà hoa cúc táo đỏ

Bạn cũng biết là cả hoa cúc lẫn táo đỏ đều được xem là “thần dược” mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy khi kết hợp cả hai và tạo thành món trà hoa cúc táo đỏ thì sẽ tốt cho cơ thể thế nào?

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Trà hoa cúc có chứa thành phần là chống oxy hóa. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng cũng có khả năng làm giảm huyết áp và cholesterol. Một số nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng chất chống oxy hóa trong hoa cúc có thể điều trị chứng đau thắt ngực hoặc giảm đau.

  • Kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây cảm lạnh: Những ngày trời nắng, bạn bị cảm lạnh hoặc cảm lạnh, uống một cốc trà hoa cúc táo đỏ ấm nóng sẽ làm mát cơ thể và hạ sốt rất nhanh.

  • Cải thiện tình trạng dị ứng: đối với các bác sĩ Đông y, mẩn ngứa là do cơ thể bị nhiệt, bạn có thể sử dụng để điều trị bệnh ban đỏ. Sau khi uống trà hoa cúc sau 2-3 tiếng vết mẩn đỏ sẽ giảm bớt

  • Ngăn ngừa ung thư: Theo nghiên cứu tại Mỹ, apigenin trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Theo nghiên cứu, uống trà hoa cúc táo đỏ 2-4 lần/tuần sẽ ít có khả năng mắc ung thư tuyến giáp.

  • Cải thiện tình trạng mất ngủ, căng thẳng thần kinh và huyết áp thấp đồng thời giúp bạn ngủ ngon.

  • Kháng sinh vi khuẩn và độc tố có hại cho cơ thể, đồng thời làm dịu cơn đau đầu, trị hôi miệng và giúp cơ thể thư giãn, thoải mái.

  • Giải tỏa stress, mệt mỏi căng thẳng: Loại trà này có công dùng hỗ trợ cân bằng trí não. Khi uống chúng thường xuyên, bạn sẽ dần cảm thấy tinh thần minh mẫn hơn, giải tỏa được stress và căng thẳng mệt mỏi một cách hiệu quả hơn.

  • Thanh nhiệt cơ thể, tốt cho gan: Nhiều người bị mụn do gan yếu đã được khuyên dùng trà với hoa cúc và táo đỏ để cải thiện tình trạng này và đã nhận được những kết quả bất ngờ. Những thành phần trong trà hỗ trợ nhuận gan hiệu quả, từ đó cơ thể cũng “mát mẻ” hơn và gan cũng hoạt động thực sự nhẹ nhàng, thuận lợi.

  • Bảo vệ thị lực: Ngoài những công dụng trên, trà hoa cúc và táo đỏ còn rất tốt cho đôi mắt. Các chất chứa trong trà giúp mắt đỡ bị khô mỏi, cải thiện thị lực hiệu quả và đặc biệt tốt cho những người có đôi mắt yếu.

  • Giải cảm: Là loại trà có khả năng hỗ trợ tốt khi bạn gặp phải những biểu hiện về cảm lạnh, cảm hàn, bạn có thể dùng chúng để cải thiện tình trạng ốm sốt nhanh chóng hơn.

Cách pha trà hoa cúc táo đỏ

Bước 1: Rửa Trà

Đầu tiên, bạn cần sơ chế và làm sạch các dụng cụ để pha trà và chắc chắn không thể bỏ qua công đoạn rửa trà.

Mặc dù bạn có thể pha trực tiếp trà, tuy nhiên bước rửa trà sẽ giúp bạn loại bỏ tạp chất, bụi bẩn tốt hơn và khi pha trà nước sẽ trong, màu đẹp và thơm ngon hơn. Cách rửa trà sẽ rất đơn giản là cho tất cả cho các nguyên liệu (gồm hoa cúc khô, táo đỏ khô và hoàng kỳ) vào một túi trà vải. Sau đó, bạn bắc một nồi nước nhỏ lên bếp, hoặc bỏ trà vào ấm và chắt đổ nước này đi.

Bước 2: Pha trà

Sau khi đã rửa trà như kể trên, bước tiếp theo chính là pha trà. Vẫn tiếp tục sử dụng một ấm trà hoặc một cái nồi nhỏ đã dùng khi rửa trà và đổ khoảng 1 lít nước sôi 90 độ C và ủ trà trong khoảng 15 – 20 phút. Lúc này, bạn có thể thêm đường phèn giã nhỏ hoặc mật ong để để giúp món trà hoa cúc táo đỏ ngon miệng hơn.

Bước 3: Pha Trà Hoa Cúc Táo Đỏ

Cuối cùng, nếu bạn nấu bằng nồi thì hãy dùng rây lọc bỏ bã trà và giữ lại nước cốt trà hoa cúc táo đỏ rồi cho vào bình để thưởng thức dần. Còn nếu bạn dùng ấm trà để pha, bạn có thể rót trực tiếp ra cốc/tách và thưởng thức ngay.

Lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc táo đỏ

Uống trà hoa cúc táo đỏ có tốt không?

Uống trà hoa cúc nói chung là an toàn và tốt cho hầu hết mọi người. Trừ những trường hợp kích ứng hoặc trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và những người mắc bệnh gan hoặc thận nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Hơn nữa, uống trà hoa cúc táo đỏ có tốt hay không còn phụ thuộc vào cách dùng và liều lượng sử dụng của bạn. Bạn không nên uống trà hoa cúc táo đỏ khi đói, cơ thể dễ bị hạ đường huyết, làm thay đổi dịch vị và đau dạ dày.

Trà hoa cúc táo đỏ có giảm cân không?

Dù không có bằng chứng cụ thể về công dụng giảm cân của trà hoa cúc, song đây là một thức uống bổ sung nước cho cơ thể và không quá nhiều calo nên bạn có thể an tâm rằng không ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.

Đồng thời, bạn nên uống sau khi ăn nhiều chất béo khoảng 4 tiếng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đốt cháy mỡ, giảm cảm giác đầy bụng. Lúc đó, trà hoa cúc sẽ góp một phần nhỏ vào công cuộc hoàn thành mục tiêu giảm cân của bạn.

Hy vọng qua những thông tin mà Cleanipedia đã chia sẻ ở trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách pha trà hoa cúc táo đỏ đúng chuẩn. Thông qua đó có thêm một thức uống thơm ngon và lành mạnh để chăm sóc sức khỏe, cải thiện giấc ngủ cũng như nhiều vấn đề khác.

>> Xem thêm:

  • Các loại trà tốt cho sức khỏe nên dùng

  • Top trà tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch

  • Tác dụng của trà xanh và cách sử dụng hiệu quả

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về:Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

This post was last modified on 05/03/2024 05:35

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago