Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần
Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động 1 lần
Theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần khi có đủ các điều kiện:
- Nên nấu cháo lươn cho bé với rau gì?
- 10 ngân hàng lãi lớn nhất năm 2023: Vietcombank vẫn 'vô địch' tăng trưởng lợi nhuận?
- Có nên uống sâm tố nữ không? Uống sâm tố nữ bao lâu thì có hiệu quả?
- Tiêu chuẩn thi Hoa hậu Việt Nam là gì? Bật mí tiêu chí, thể lệ cuộc thi
- Dư nợ thẻ tín dụng là gì? Bỏ túi những kiến thức về cách thanh toán thẻ tín dụng
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất kinh doanh cho phép như nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
Bạn đang xem: Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần và hàng tháng
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
Xem thêm : Đăng kiểm xe ô tô là gì? Chi phí đăng kiểm xe ô tô mới nhất
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.
Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần
Khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần với mức trợ cấp được quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật này. Cụ thể:
- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
Xem thêm : Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng
Hiện nay mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng nên mức trợ cấp tai nạn lao động một lần tối thiểu là 1,49 triệu đồng x 5 = 7,45 triệu đồng.
- Ngoài mức trợ cấp nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp theo thâm niên đóng BHXH. Nếu thời gian đóng từ 01 năm trở xuống thì được hưởng 0,5 tháng, trên 01 năm thì cứ mỗi năm sẽ được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động.
Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động (Ảnh minh họa)
Cách tính trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ, chế độ tai nạn lao động còn trợ cấp hàng tháng cho người lao động bị tai nạn lao động nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Bị tai nạn:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất kinh doanh cho phép như nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
Bạn đang xem: Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần và hàng tháng
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
Xem thêm : Đăng kiểm xe ô tô là gì? Chi phí đăng kiểm xe ô tô mới nhất
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
- Suy giảm 31% khả năng lao động thì hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Hiện nay mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng nên mức trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng tối thiểu là 1,49 triệu đồng/tháng x 30% = 447.000 đồng/tháng.
- Ngoài mức trợ cấp nêu trên, hàng tháng, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo thâm niên đóng BHXH. Từ 01 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, trên 01 năm thì cứ mỗi năm được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động.
Trên đây là chi tiết cách tính trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động. Để biết thêm các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội, độc giả có thể xem tại đây.
>> Tổng hợp các loại trợ cấp cho người bị tai nạn lao động
Thùy Linh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp