Categories: Tổng hợp

Tiết nước bọt nhiều khi ngủ nói cho bạn điều gì về sức khỏe?

Published by

Dù là một hiện tượng sinh lý tự nhiên nhưng đôi khi, việc chảy nhiều nước bọt ra gối hoặc drap giường khi ngủ lại là dấu hiệu của một số bệnh lý mà bạn cần cảnh giác. Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe có thể khiến miệng tiết nhiều nước bọt khi ngủ:

Dị ứng và nhiễm trùng

Khi bị dị ứng hoặc nhiễm trùng, cơ thể bạn có xu hướng tiết ra nhiều nước bọt hơn để thải bỏ độc tố ra ngoài. Thêm vào đó, các tình trạng dị ứng và nhiễm trùng như cảm lạnh, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm mũi dị ứng… thường gây đau họng, nghẹt mũi, tắc nghẽn đường thở. Những triệu chứng này đôi khi buộc bạn phải thở bằng miệng. Cả hai nguyên nhân trên sẽ góp phần khiến bạn tăng tiết và chảy nhiều nước bọt khi ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ, gây ra tình trạng ngưng thở tạm thời trong khi ngủ. Người mắc hội chứng này có xu hướng thở bằng miệng cũng như ngáy, từ đó tạo điều kiện để nước bọt thoát ra ngoài nhiều hơn.

Ngoài ra, người bị ngưng thở khi ngủ còn có thể gặp phải các vấn đề khác như thường xuyên thức dậy trong đêm, nhức đầu, đau hoặc khô miệng vào buổi sáng, khó tập trung vào ban ngày, thường xuyên ngủ ngày…

Trào ngược dạ dày – thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) xảy ra khi một cơ trong thực quản không hoạt động bình thường, khiến dịch dạ dày có cơ hội trào ngược lên thực quản. Điều này dẫn đến kích ứng và viêm ở thực quản.

Khi thực quản bị kích thích, cơ thể sẽ tăng sản xuất nước bọt để làm dịu tình trạng này và đẩy chất kích thích ra ngoài. Đặc biệt, bệnh dễ xảy ra khi ngủ do tư thế nằm sẽ khiến dạ dày ngang bằng với thực quản. Vì những lý do này, tăng tiết nước bọt khi ngủ là một dấu hiệu “chỉ điểm” trào ngược dạ dày – thực quản.

Rối loạn thần kinh

Một số rối loạn thần kinh có thể khiến miệng tiết nhiều nước bọt hơn, cả khi thức và khi ngủ. Trong khi đó, một số rối loạn khác gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ mặt và miệng, từ đó khiến chúng không thể hoạt động hiệu quả để giữ nước bọt trong miệng. Ngoài ra, sự suy giảm thần kinh cũng làm gián đoạn tín hiệu của não nhằm báo cho cơ thể đã đến lúc nuốt nước bọt.

Chứng nghiến răng

Chứng nghiến răng có liên quan đến việc hàm phải di chuyển về phía trước và mở miệng để thở trong quá trình ngủ. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng tiết nước bọt nhiều khi ngủ.

Bài viết liên quan:

  • Bác sĩ lý giải lý do nằm ngủ bị ho nhiều và cách giảm ho hiệu quả
  • Ngủ dậy miệng đắng và hôi: Tưởng không hại mà hại không tưởng

This post was last modified on 24/01/2024 11:53

Published by

Bài đăng mới nhất

10 ngày đầu tháng 10 dương: 3 tuổi TÌNH – TIỀN đỏ chót, đặc biệt 1 tuổi giàu ú ụ

10 ngày đầu tháng 10 dương tính: 3 tuổi TÌNH - TIỀN có màu đỏ…

3 giờ ago

Đầu tháng 10/2024: Top 3 con giáp có thu hoạch nhân 3, làm gì cũng ra tiền, đạt được cả danh lẫn lợi

Đầu tháng 10 năm 2024: Top 3 con giáp có thu hoạch gấp ba, làm…

3 giờ ago

Tháng 9/2024 âm lịch: Ý trời đã định, 3 tuổi GIÀU PHƯỚC tiền nhiều như trúng số – 2 tuổi XUI ngập đầu

Tháng 9/2024: Ý trời đã định, trẻ 3 tuổi sẽ GIÀU và có nhiều tiền…

4 giờ ago

Tài lộc 12 con giáp tháng 10/2024: Ai thu tiền đầy túi, ai thắt chặt chi tiêu?

Vận may của 12 con giáp tháng 10/2024: Ai nhét đầy tiền vào túi, ai…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp vượt qua thử thách ngày 30/9/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp vượt qua thử thách ngày 30/9/2024

5 giờ ago

Tử vi thứ 2 ngày 30/9/2024 của 12 con giáp: Sửu hạnh phúc, Dậu có lộc

Tử vi thứ Hai ngày 30/9/2024 của 12 con giáp: Sửu vui vẻ, Gà phát…

15 giờ ago