Phương trình điện li của Mg(OH)2

Phương trình điện li của Mg(OH)2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình điện li Mg(OH)2, cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan sự điện li Mg(OH)2. Từ đó vận dụng giải bài tập vận dụng liên quan. Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan.

1. Viết phương trình điện li của Mg(OH)2

2. Mg(OH)2 là chất điện li yếu

Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, chỉ có 1 phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. (Quá trình phân li là thuận nghịch – tuân theo nguyên lý Lơ Sa-tơ-li-ê)

  • Các chất điện li yếu:

+ Các axít yếu: H2S, HClO, CH3COOH, HF, H2SO3, HNO2, H3PO4, H2CO3, …

+ Bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)3…

Phương trình điện li:

CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+

Mg(OH)2 ⇔ Mg2+ + 2OH-

3. Một số phương trình điện li quan trọng

  • Phương trình điện li Zn(OH)2
  • Phương trình điện li CaCl2
  • Phương trình điện li H2SO3
  • Phương trình điện li H2CO3
  • Phương trình điện li NaClO
  • Phương trình điện li Sn(OH)2
  • Phương trình điện li HBr
  • Phương trình điện li H3PO3
  • Phương trình điện li của Na2HPO3

4. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?

A. HBr, Ba(OH)­2, CH3COOH

B. HNO3, MgCO3, HF

C. HCl, H2SO4, KNO3

D. NaCl, H2S, (NH4)2SO4

Câu 2. Một dung dịch chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là

A. 2a + 2b = c – d.

B. a + b = c + d.

C. 2a + 2b = c + d.

D. a + b = 2c + 2d

Câu 3. Chất nào dưới đây là chất không điện li?

A. NH4Cl.

B. Ba(OH)2.

C. CH3COOH.

D. C12H22O11.

Câu 4. Dãy gồm các chất đều là bazơ không tan là:

A. NaOH, KOH, Ca(OH)2

B. NaOH, KOH, Al(OH)3

C. Ba(OH)2, Fe(OH)3, NaOH

D. Fe(OH)3, Zn(OH)2, Cu(OH)2

Câu 5. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?

A. H2SO4, Zn(NO3)2, BaCl2, H2S

B. HCl, CH3COOH, Fe(NO3)3, NaOH

C. HNO3, HF, BaCl2, KOH

D. H2SO4, CaCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2

Câu 6. Cho các phản ứng :

(1): Zn(OH)2 + HCl → ZnCl2 + H2O;

(2): Zn(OH)2 →ZnO + H2O;

(3): Zn(OH)2 + NaOH → Na2ZnO2 + H2O;

(4): ZnCl2 + NaOH → ZnCl2 + H2O.

Phản ứng chứng tỏ Zn(OH)2 có tính lưỡng tính là

A. (1) và (3).

B. (2) và (4)

C. (1) và (4).

D. (2) và (3)

Câu 7. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,20M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,20M.

B. [H+]

C. [H+] > [CH3COO-].

D. [H+]

…………………………..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương trình điện li của Mg(OH)2. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.