Categories: Tổng hợp

Hóa học lớp 8: Tính hóa trị của nguyên tố

Published by
Video cách xác định hoá trị của một nguyên tố

Hóa học lớp 8: Tính hóa trị của nguyên tố được VnDoc.com sưu tập và giới thiệu giúp các bạn học cách xác định hóa trị của nguyên tố một cách chính xác là tài liệu hay cho các bạn học sinh tham khảo nhằm luyện tập và củng cố lại kiến thức. Để học tốt môn hóa học 8 cũng như đạt kết quả cao trong các kì thi.

  • 30 Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Hóa học
  • Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị
  • Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8
  • Đề thi giữa kì 1 Hóa 8 năm 2022 – 2023 Đề 1
  • Đề thi giữa kì 1 Hóa 8 năm 2022 – 2023 Đề 3
  • 10 đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Hóa năm 2022 – 2023 Có đáp án
  • Tuyển tập 40 bài tập Hóa học nâng cao lớp 8

I. Phương pháp làm bài tính hóa trị của nguyên tố

1. Cách xác định hóa trị

  • Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất được quy định:

+ Hóa trị của nguyên tố H bằng I. Từ đó suy ra hóa trị của nguyên tố khác.

Ví dụ: Theo công thức AHy, hóa trị của A bằng y

HCl (Cl hóa trị I)

H2O (oxi hóa trị II)

CH4 (cacbon hóa trị IV)

  • Hóa trị còn được xác định gián tiếp qua nguyên tố oxi; hóa trị của oxi được xác định bằng II.

Ví dụ: BOy hóa trị của B bằng 2y. B2Oy hóa trị của B bằng y (Trừ B là hidro)

SO3 hóa trị S bằng VI

K2O hóa trị K bằng II

Al2O3 hóa trị Al bằng III

BaO hóa trị Ba bằng II

2. Kết luận

  • Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

3. Quy tắc hóa trị

Quy tắc hóa trị: Tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố này, bằng tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố kia

Xét hai nguyên tố AxBy

Trong đó a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; B có thể là nhóm nguyên tử

TH1: Nếu a = b

Ví dụ:

x = y\ = > CTHH : CaO end{array}” width=”218″ height=”77″ data-latex=”begin{array}{l} C{a^{II}}_x{O^{II}}_y\ x times II = y times II = > x = y\ = > CTHH : CaO end{array}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0AC%7Ba%5E%7BII%7D%7D_x%7BO%5E%7BII%7D%7D_y%5C%5C%0Ax%20%5Ctimes%20II%20%3D%20y%20%5Ctimes%20II%20%20%3D%20%20%3E%20x%20%3D%20y%5C%5C%0A%20%3D%20%20%3E%20CTHH%20%3A%20%20CaO%0A%5Cend%7Barray%7D”>

TH2: Nếu a ≠ b:

Ví dụ 1:

x = 2; y = 1\ = > CTHH : {K_2}S{O_4} end{array}” width=”260″ height=”79″ data-latex=”begin{array}{l} {K^I}_x{(S{O_4})^{II}}_y\ x times I = y times II = > x = 2; y = 1\ = > CTHH : {K_2}S{O_4} end{array}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0A%7BK%5EI%7D_x%7B(S%7BO_4%7D)%5E%7BII%7D%7D_y%5C%5C%0Ax%20%5Ctimes%20I%20%3D%20y%20%5Ctimes%20II%20%20%3D%20%20%3E%20x%20%3D%202%3B%20%20y%20%3D%20%201%5C%5C%0A%20%3D%20%20%3E%20CTHH%20%3A%20%7BK_2%7DS%7BO_4%7D%0A%5Cend%7Barray%7D”>

x = 1; y = 3\ = > CTHH : AlC{l_3} end{array}” width=”269″ height=”77″ data-latex=”begin{array}{l} A{l^{III}}_xC{l^I}_y\ x times III = y times I = > x = 1; y = 3\ = > CTHH : AlC{l_3} end{array}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0AA%7Bl%5E%7BIII%7D%7D_xC%7Bl%5EI%7D_y%5C%5C%0Ax%20%5Ctimes%20III%20%3D%20y%20%5Ctimes%20I%20%20%3D%20%20%3E%20x%20%3D%201%3B%20%20y%20%3D%20%203%5C%5C%0A%20%3D%20%20%3E%20CTHH%20%3A%20AlC%7Bl_3%7D%0A%5Cend%7Barray%7D”>

Ví dụ 2:

frac{x}{y} = frac{{II }}{{VI}} = frac{1}{3} = > x = 1; y = 3\ = > CTHH: S{O_3} end{array}” width=”414″ height=”84″ data-latex=”begin{array}{l} {S^{VI}}_x{O^{II}}_y\ x times VI = y times II = > frac{x}{y} = frac{{II }}{{VI}} = frac{1}{3} = > x = 1; y = 3\ = > CTHH: S{O_3} end{array}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0A%7BS%5E%7BVI%7D%7D_x%7BO%5E%7BII%7D%7D_y%5C%5C%0Ax%20%5Ctimes%20VI%20%3D%20y%20%5Ctimes%20II%20%20%3D%20%20%3E%20%5Cfrac%7Bx%7D%7By%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B%7BII%20%7D%7D%7B%7BVI%7D%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B1%7D%7B3%7D%20%3D%20%20%3E%20%20x%20%20%3D%201%3B%20%20y%20%3D%20%203%5C%5C%0A%20%3D%20%20%3E%20CTHH%3A%20S%7BO_3%7D%0A%5Cend%7Barray%7D”>

frac{x}{y} = frac{{II }}{{III}} = frac{2}{3} = > x = 2; y = 3\ = > CTHH: F{e_2}{(S{O_4})_3} end{array}” width=”421″ height=”89″ data-latex=”begin{array}{l} F{e^{III}}_x{(S{O_4})^{II}}_y\ x times III = y times II = > frac{x}{y} = frac{{II }}{{III}} = frac{2}{3} = > x = 2; y = 3\ = > CTHH: F{e_2}{(S{O_4})_3} end{array}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0AF%7Be%5E%7BIII%7D%7D_x%7B(S%7BO_4%7D)%5E%7BII%7D%7D_y%5C%5C%0Ax%20%5Ctimes%20III%20%3D%20y%20%5Ctimes%20II%20%20%3D%20%20%3E%20%5Cfrac%7Bx%7D%7By%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B%7BII%20%7D%7D%7B%7BIII%7D%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B2%7D%7B3%7D%20%3D%20%20%3E%20%20x%20%20%3D%202%3B%20%20y%20%3D%20%203%5C%5C%0A%20%3D%20%20%3E%20CTHH%3A%20F%7Be_2%7D%7B(S%7BO_4%7D)_3%7D%0A%5Cend%7Barray%7D”>

Kết luận: Các bước để xác định hóa trị

Bước 1: Viết công thức dạng AxBy

Bước 2: Đặt đẳng thức: x . hóa trị của A = y . hóa trị của B

Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: = Hóa tri của B/Hóa trị của A

Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)

  • Gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm.
  • Áp dụng qui tắc về hóa trị để lập đẳng thức.
  • Giải đẳng thức trên tìm a

Chú ý: – H và O đương nhiên đã biết hóa trị: H(I), O(II).

Kết quả phải ghi số La Mã.

II. Bài tập ví dụ minh họa

Hướng dẫn giải chi tiết

* CO

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II

=> a = II

Vậy C có hóa trị II trong CO

* CO2

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 2 . II

=> a = IV

Vậy C có hóa trị II trong CO2

Hướng dẫn giải chi tiết

Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 5. II

=> a = 10 / 2 = V

Vậy N có hóa trị V trong N2O5

Hướng dẫn giải chi tiết

* FeSO4

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II

=> a = II

Vậy Fe có hóa trị II trong FeSO4

(Chú ý: Lỗi học sinh hay mắc phải là, lúc này nên hiểu hóa trị II của nhóm SO4 phải nhân với chỉ số nhóm của SO4 là 1, còn số 4 là chỉ số của oxi, không được đem nhân).

* Fe2(CO3)3

Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 3 . II

=> a = 6 / 2 = III

Vậy Fe có hóa trị III trong Fe2(CO3)3

III. Bài tập xác định hóa trị

Bài 1. Tính hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau:

a. Na2Ob. SO2c. SO3d. N2O5e. H2Sf. PH3g. P2O5h. Al2O3i. Cu2Oj. Fe2O3k. SiO2l. SiO2

Bài 2. Trong các hợp chất của sắt: FeO; Fe2O3; Fe(OH)3; FeCl2, thì sắt có hóa trị là bao nhiêu?

Bài 3. Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là II.

1. CaO

2.SO3

3.Fe2O3

4. CuO

5.Cr2O3

6. MnO2

7.Cu2O

8.HgO

9.NO2

10.FeO

11. PbO2

12.MgO

13.NO

14.ZnO

15.PbO

16. BaO

17.Al2O3

18.N2O

19.CO

20.K2O

21. Li2O

22.N2O3

23.Hg2O

24.P2O3

25.Mn2O7

26. SnO2

27.Cl2O7

28.SiO2

Bài 4. Tính hóa trị của các nguyên tố

a) Nhôm trong hợp chất Al2O3

b) Sắt trong hợp chất FeO

c) Crom trong hợp chất CrO và Cr2O3

d) Nito trong các hợp chất sau NO, N2O5, NO2, N2O

Bài 5. Dựa vào hóa trị các nguyên tố. Cho biết công thức hóa học nào viết sai, công thức hóa học nào viết đúng: MgCl, NaO, BaO, CuOH, Na2NO3, FeNO3, NaCl, AlO3, K2O, Fe2O3

Bài 6. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

a) C (IV) và S (II)

b) Fe (II) và O.

c) P (V) và O.

d) N (V) và O.

Bài 7. Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

a) Fe (III) và nhóm (OH)

b) Ba (II) và nhóm (PO4)

c) Al (III) và nhóm (SO4)

Hướng dẫn giải bài tập

Bài 1

a) Na (I) b) S (IV) c) S (VI) d) N (V)

e) S (II) f) P (III) g) P (V) h) Al (III)

i) Cu (I) j) Fe (III) k) Si (IV) l) Fe (II)

Bài 2

Fe có hóa trị II trong FeO và FeCl2

Fe có hóa trị III trong Fe2O3 và Fe(OH)3.

Bài 3

1. Ca (II)

2. S (VI)

3. Fe (III)

4. Cu (II)

5. Cr (III)

6. Mn (IV)

7. Cu (I)

8. Hg (II)

9. N(IV)

10. Fe (II)

11. Pb (IV)

12. Mg (II)

13. N (II)

14. Zn (II)

15. Pb(II)

16. Ba (II)

17. Al (III)

18. N (I)

19. C (II)

20. K (I)

21. Li (I)

22. N (III)

23. Hg (I)

24. P (III)

25.Mn (VII)

26.Sn (IV)

27. Cl (VII)

28. Si (IV)

IV. Bài tập trắc nghiệm Hóa 8 Hóa trị

Câu 1. Hợp chất Alx(SO4)3 có phân tử khối 342. Giá trị của x là:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 2. Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai

A. NaOH

B. CuOH

C. KOH

D. Fe(OH)3

Câu 3. Bari có hóa trị II. Chọn công thức sai

A. BaSO4

B. BaO

C. BaCl

D. Ba(OH)2

Câu 4: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe

D. FeCl3

Câu 5: Khi phân tích hợp chất (X) chứa 27,273% cacbon và còn lại là oxi. Hóa trị của cacbon trong hợp chất trên là bao nhiêu?

A. I

B. II

C. III

D. IV

Câu 6: Cho hợp chất (A) có dạng Alx(SO4)y và phân tử khối bằng 342 đvC. Biết nhôm có hóa trị III. Hóa trị của nhóm SO4 là:

A. I

B. II

C. III

D. IV

Câu 7. Lập công thức hóa học biết hóa trị của X là I và số p = e là 13 và Y có nguyên tử khối là 35.5

A. NaCl

B. BaCl2

C. NaO

D. MgCl

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong các hợp chất hiđrô thường có hóa trị I và oxi thường có hóa trị II

B. Mỗi nguyên tố chỉ có một hóa trị

C. Mỗi nguyên tố có thể có nhiều hóa trị

D. Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử đó với nguyên tử của nguyên tố khác

Câu 9: Một hợp chất (Q) có thành phần khối lượng là: 34,5% Fe và 65,5% Cl. Hóa trị của sắt trong hợp chất (Q) là:

A. I

B. II

C. III

D. IV

Câu 10. Lập công thức hóa học của Ca (II) với OH (I)

A. CaOH

B. Ca(OH)2

C. Ca2(OH)

D. Ca3OH

Câu 11. Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức sau đây:

A. BaPO4

B. Ba2PO4.

C. Ba3PO4.

D. Ba3(PO4)2.

Câu 12. Hãy chọn công thức hóa học sai trong các công thức sau đây:

A. Fe2O3

B. Fe2(SO4)3

C. FeSO4

D. Fe(SO4)3

Câu 13. Lập công thức hóa học của Fe (II) với NO3

A. FeNO3

B. Fe(NO3)3

C. Fe(NO3)2

D. Fe2NO3

Câu 14. Biết Cr hoá trị III và O hoá trị II. Công thức hoá học nào sau đây viết đúng?

A. Cr2O3

B. CrO

C. CrO2

D. CrO3

Câu 15. Cho biết CTHH của X với H là H3X, của Y với O là YO. Chọn CTHH nào đúng cho hợp chất X và Y:

A. XY3

B. X3Y

C. X2Y3

D. X2Y2

Câu 16. Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là

A. XY.

B. X2Y.

C. XY2.

D. X2Y3.

Câu 17: Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị

A. số nguyên tử của nguyên tố (hay số nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.

B. khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).

C. khối lượng của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.

D. phần trăm khối lượng của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.

Đáp án: B

Giải thích: Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Câu 18: Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo

A. hóa trị của O làm đơn vị và hóa trị của H là hai đơn vị.

B. hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là ba đơn vị.

C. hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

D. hóa trị của O làm đơn vị và hóa trị của H là ba đơn vị.

Đáp án: C

Giải thích: Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Câu 4: Cho biết sơ đồ công thức của hợp chất giữa nguyên tố X với H và O như sau: H – X – H, X = O. Quy ước mỗi vạch ngang giữa hai kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử. Hóa trị của X là

A. I.

B. III.

C. II.

D. IV.

Đáp án: C

Giải thích:

Quy ước mỗi vạch ngang giữa hai kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử.

X liên kết với hai nguyên tử H; X liên kết với một nguyên tử O.

→ X hóa trị II.

VnDoc giới thiệu tới các bạn Hóa học lớp 8: Tính hóa trị của nguyên tố được VnDoc biên soạn giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm được cách xác đinh hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cũng như hiểu thế nào là hóa trị., các bạn có thể học thuốc hóa trị qua bài ca hóa trị.

Để có thể giúp các bạn học thuộc hóa trị của các nguyên tố một cách nhanh nhất VnDoc gửi tới các bạn:

  • Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học
  • Hóa học lớp 8: Cách thuộc hóa trị dễ dàng nhất

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Hóa học lớp 8: Tính hóa trị của nguyên tố. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

3 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

3 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

7 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

12 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

12 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

13 giờ ago