Categories: Tổng hợp

Mẫu đơn xin phép bản quyền trên youtube và hướng dẫn viết đơn

Published by

1. Đơn xin phép bản quyền trên youtube là gì?

Đơn xin phép bản quyền trên youtube là văn bản do cá nhân, tổ chức gửi tới chủ sở hữu kênh youtube nhằm xin phép sử dụng một phần hình ảnh, âm thanh,..của kênh youtube đó vào mục đích của của mình nhưng không gây phương hại đến kênh youtube đó.

Đơn xin phép bản quyền trên youtube dùng để bày tỏ nguyện vọng tới chủ sở hữu kênh youtube, là căn cứ để chủ thể này xem xét có nên cho phép sử dụng hay không.

2. Mẫu đơn xin phép bản quyền trên youtube:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….,Ngày….tháng….năm……

XIN PHÉP BẢN QUYỀN TRÊN YOUTUBE

Kính gửi: Ông…. – Chủ sở hữu bản quyền ……

Tên tôi là:………. Ngày sinh:……

Chủ sở hữu kênh:………

CMND/CCCD số:…… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp:………….

Nơi ĐKHKTT:……

Nơi ở hiện tại:……

Số điện thoại liên hệ:………

Hiên nay, tôi đang có nhu cầu phát triển kênh youtube do mình lập nên. Tôi có tìm hiểu và được biết đến kênh….. của ông có rất nhiều các sản phẩm được đăng tải rất thu hút và hấp dẫn về âm thanh và hình ảnh. Do vậy, tôi rất mong được học hỏi từ đó để hỗ trợ cho ý tưởng của mình. Cụ thể tôi muốn xin phép được sử dụng bản quyền âm thanh từ các sản phẩm sau:

Nếu được sự đồng ý của ông, tôi cam kết sẽ sử dụng có chọn lọc và thay đổi theo ý tưởng của mình,…

Xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

( Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn mẫu đơn xin phép bản quyền trên youtube:

– Người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.

– Kinh gửi: Tên thật của chủ sở hữu kênh youtube và chủ sở hữu bản quyền đối với gì?

– Các thông tin cá nhân của người làm đơn: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú được viết theo giấy chứng minh nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp; số điện thoại thường xuyên liên hệ; tên kênh youtube đang sở hữu.

– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.

4. Các vấn đề về bản quyền trên youtube:

Bản quyền là một nội dung của luật sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ các tác phẩm sáng tạo nguyên gốc. Nếu bạn là chủ sở hữu bản quyền, biện pháp bảo vệ này thường đem lại cho bạn các quyền độc quyền để kiểm soát cách người khác sử dụng tác phẩm của bạn và xác định những người nào có thể kiếm tiền từ tác phẩm đó, bao gồm cả những người có thể chia sẻ tác phẩm đó trên YouTube. Các video nguyên gốc, bao gồm cả những video trên YouTube, được bảo vệ bản quyền từ thời điểm tạo video chứ không phụ thuộc vào người đầu tiên đăng ký bản quyền hoặc tải video lên. Các quy định cụ thể của luật bản quyền có thể khác biệt tùy vào quốc gia nơi bạn cư trú. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn ở quốc gia sở tại, nơi bạn cư trú.

Thực tế, thông thường, người làm đơn thường xin phép bản quyền trên youtube khi có nhu cầu làm tác phẩm phái sinh: Khi đó Bạn cần có sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền để sáng tạo tác phẩm dựa trên nội dung gốc của họ. Tác phẩm phái sinh có thể bao gồm truyện hư cấu của người hâm mộ, phần tiếp theo, bản dịch, ngoại truyện và bản chuyển thể, v.v. Bạn nên tham vấn chuyên gia pháp lý trước khi đăng tải các video dựa trên nhân vật, cốt truyện và các thành phần khác của tư liệu được bảo vệ bản quyền.

Đối với Youtube, bản quyền là một nội dung quan trọng hàng đầu, chủ sở hữu ứng dụng này còn thiết lập một cơ chế mạnh mẽ để bảo vệ bản quyền đối với các chủ sở hưu các video.

Các thức để được có quyền sử dụng nội dung của người khác:

Trường hợp 1: Xin phép. Liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu bản quyền và thương thảo về các giấy phép phù hợp cho việc sử dụng nội dung. YouTube không thể cấp cho bạn quyền sử dụng nội dung mà người khác đã tải lên trang web YouTube hay giúp bạn tìm hoặc liên hệ với những người có thể cấp quyền cho bạn.

Trường hợp 2: Xem xét giấy phép. Giấy phép có các điều khoản rõ ràng cho phép việc sử dụng nội dung và thường bao gồm cả các giới hạn về cách thức sử dụng nội dung. Bạn nên xin ý kiến tư vấn pháp lý liên quan đến mọi thỏa thuận cấp phép để biết chắc về những quyền nào được cấp và những quyền nào dành riêng cho chủ sở hữu.

Vấn đề bản quyền trên Youtube theo quy định của pháp luật:

Chủ sở hữu phải tiến hành đăng ký bảo hộ bản quyền YouTube thông qua Cục Bản quyền Việt Nam. Cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành đăng ký bản quyền thông qua đối các thủ tục sau:

Bước 1: xác định chính xác đối tượng cần đăng ký bảo hộ (phù hợp với quy định tại điều 14 luật sở hữu trí tuệ):

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

– Tác phẩm báo chí;

– Tác phẩm âm nhạc;

– Tác phẩm sân khấu;

– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

– Tác phẩm nhiếp ảnh;

– Tác phẩm kiến trúc;

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2.Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ được liệt kê tại Khoản 1 điều 50 luật sở hữu trí tuệ:

1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

2.Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

– Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

3.Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e Khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Bước 3: Nộp hồ sơ đến Cục Bản quyền.

Việc không xin phép bản quyền có thể sẽ khiến bạn phải gánh chịu các hậu quả từ phía Youtube, từ nhẹ cho đến nặng, đó có thể là bị yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm; bị gắn cờ vi phạm bản quyền vào tài khoản Youtube; gỡ bỏ nó hoặc phần âm thanh bị tắt tiếng; Mọi khoản tiền quảng cáo bạn dự định dùng sẽ bị tước mất và phải trao cho người giữ bản quyền bản nhạc/bài hát đó; thậm chí trong trường hợp xấu nhất là bạn có thể bị kiện ra tòa, và phải bồi thường một khoản tiền rất lớn.

Thực tế vi phạm bản quyền thường xảy ra đối với các video âm nhạc, khi phần lớn các ca sĩ Việt Nam không tiến hành xin phép chủ sở hữu kênh youtube nước ngoài mà tự ý sử dụng, khiến cho phải chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng như bị gỡ bỏ video, bồi thường lên đến con số tiền tỷ. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại chưa thực sự bảo vệ một cách triệt để vấn đề bản quyền trên youtube, thực chất việc vi phạm bản quyền không phải do cơ quan thẩm quyền nước ta phát hiện và xử lý mà chủ yếu do các chủ sở hữu nước ngoài, vì thế mà tình trạng sử dụng không xin phép ngày càng tràn lan, làm cho những giá trị, trí tuệ bị đánh cắp tràn lan.

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

11 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

11 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

14 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

14 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

19 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

20 giờ ago