Theo “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của G.S Nguyễn Lân, câu tục ngữ này được ghi là “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Từ điển giải nghĩa câu này như sau: “Hàm răng, mái tóc góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp con người”. Trong Sách giáo khoa Ngữ văn 7, câu tục ngữ này cũng được ghi là “Cái răng, cái tóc là góc con người”.
Tuy nhiên, có một số ý kiến của các nhà nghiên cứu khác băn khoăn về việc sử dụng từ “góc” hay “gốc” thì câu trên được hiểu đầy đủ và chính xác hơn.
Bạn đang xem: Cái răng, cái tóc là “góc” hay “gốc” con người?
Xem thêm : Thời gian sinh hoạt quyết định tới chất lượng cuộc sống
Về mặt cấu trúc hình thức, câu tục ngữ có mô hình “A thì B”. Cấu trúc này thể hiện sự đánh giá tình cảm tốt xấu và khẳng định ý nghĩa giá trị tương đương giữa A và B. Vd: “Ăn được ngủ được là tiên”, “Miếng ăn là miếng nhục”, “Con trâu là đầu cơ nghiệp”…
Theo “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, ở mục từ “góc” có ghi “Góc d.(…) 3 phần, thường có hình góc và là một phần tư, được chia ra của một số vật. Ăn hết một góc bánh chưng. Chung một góc con lợn. Cái răng, cái tóc là góc con người”. Nếu xét câu tục ngữ dựa trên cấu trúc “A thì B”, vế A có đến 2 hình ảnh (“cái răng, cái tóc”) mà chỉ dùng để nói tới một phần tư của B. Sự so sánh này khá khập khiễng, đặt ra vấn đề vì sao không dùng “cái mắt, cái mũi/cái dáng, cái da là góc con người” mà lại dùng “cái răng, cái tóc”. Hai vế so sánh này không có giá trị tương đương nhau.
Về mặt ngữ âm, âm tiết “góc” và “gốc” khá giống nhau về cách phát âm, chỉ khác nhau ở âm chính. Việc ca dao tục ngữ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì không tránh được hiện tượng “tam sao thất bản” và có dị bản là điều tất nhiên.
Xem thêm : Bầu ăn khoai sọ được không?
Về mặt ngữ nghĩa, cách hiểu “hàm răng, mái tóc góp phần tạo nên vẻ đẹp của con người” khiến người ta nghĩ phiến diện câu tục ngữ chỉ nói đến vẻ đẹp hình thức. Trong lời hiệu triệu tướng sĩ đánh quân thanh, Quang Trung từng viết: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”. Câu nói trên không chỉ khẳng định độc lập, chủ quyền mà còn thể hiện nét truyền thống, văn hóa ngàn đời của dân tộc. Người Việt xưa thường để răng đen, tóc dài, nam thì búi tóc lên. Cho nên nói “Cái răng, cái tóc là gốc con người” ý chỉ tính nguồn cội văn hóa, bản sắc của người Việt, ý nghĩa này sâu xa hơn câu “Cái răng, cái tóc là góc con người”.
Bên cạnh đó, theo quan niệm của Phật giáo, một người khi xuất gia quy y nơi cửa Phật thì phải cạo đầu đi để đoạn tuyệt trần tục, không còn vướng bận chuyện nhân gian. Phụ nữ thời xưa nếu có chửa hoang hay làm chuyện ô uế phép tắc làng xã thì bị cạo trọc đầu bôi vôi đem bêu giữa làng. Những ý trên cho thấy sự quan trọng của mái tóc đối với con người và trong văn hóa Việt, không dừng lại đơn thuần ở nghĩa hình thức.
Ngoài ra, câu tục ngữ còn có một dị bản khác “Cái răng, cái tóc là vóc con người”, câu này ý nghĩa cũng tương đương với “Cái răng, cái tóc là góc con người”, nói đến vẻ đẹp hình thức. Tựu trung lại, ở mỗi cách dùng “góc”, “gốc” hay “vóc” đều có mặt đúng riêng và có nền tảng lý luận xác đáng nên dùng một trong ba từ đều được và không bị cho là sai.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 31/12/2023 20:35
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024