Categories: Tổng hợp

Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không? Vị trí đặt cây lưỡi hổ trong nhà chuẩn phong thủy

Published by

Cây xanh không chỉ đẹp, tạo không gian tươi mát mà còn mang lại không khí trong lành. Lưỡi hổ là một trong số đó, góp phần tạo nên môi trường xanh đẹp cho cuộc sống thêm màu sắc. Nếu đang có ý định trồng cây lưỡi hổ trong nhà, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc cây lưỡi hổ dễ trồng không? Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không? Tác dụng của cây lưỡi hổ để trong nhà là gì? Cây lưỡi hổ đặt vị trí nào trong nhà chuẩn phong thủy? Hãy cùng Homedy tìm hiểu các câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Cây lưỡi hổ có dễ trồng không?

Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép vàng, có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, được coi là một trong những loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc nhất. Chúng có khả năng chịu hạn tốt và không đòi hỏi việc tưới nước thường xuyên. Đây là lựa chọn tốt cho người mới trồng cây hoặc có ít kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây cối.

Cây lưỡi hổ thuộc họ măng tây, mọc thành bụi, thân dạng dẹt, mọng nước. Lá cây lưỡi hổ thường có hình dạng thon dài giống lưỡi cọp, màu xanh đậm hoặc xanh nhạt, có viền vàng hoặc sọc ngang đốm trắng ở phía trên. Thân cây lưỡi hổ thường cao và thẳng, chiều cao trung bình khoảng 50 – 60cm nhưng cũng có thể cao đến 160cm. Thoạt nhìn, thân cây có vẻ sắc nhọn, nguy hiểm, tuy nhiên lại rất mềm và không làm đứt tay khi chạm vào. Lưỡi hổ mọc hoa từ phần gốc lên, hoa màu trắng ngà nở thành từng cụm và có quả hình tròn.

Cây lưỡi hổ có khả năng hấp thụ nhiều loại khí độc hại trong không khí như formaldehyde và benzene, giúp làm sạch không gian sống và làm việc. Theo quan niệm phong thủy, cây lưỡi hổ được coi là mang lại may mắn, tài lộc và tạo sự cân bằng trong không gian sống.

Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không?

Cây lưỡi hổ là một trong số những loại cây trồng phổ biến được nhiều người ưa thích hiện nay. Vậy trồng cây lưỡi hổ trong nhà có tốt không? Thực tế, việc trồng lưỡi hổ trong nhà không gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, ngược lại cây lưỡi hổ còn đem đến nhiều lợi ích bất ngờ. Bên cạnh đó, chậu lưỡi hổ để trong nhà cũng không phạm vào yếu tố phong thủy nên không cần kiêng kỵ.

Tác dụng của cây lưỡi hổ đối với sức khỏe

Cây lưỡi hổ là một loại cây dễ chăm sóc và phù hợp để đặt ở nhiều nơi trong nhà, từ phòng khách đến phòng ngủ, bàn làm việc,… Vậy tác dụng cây lưỡi hổ để trong nhà đối với sức khỏe con người như thế nào? Cây lưỡi hổ mang đến nhiều lợi ích bất ngờ, có thể kể đến như:

  • Sử dụng gel của cây lưỡi hổ pha với nước nóng, hơi nước sẽ giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.

  • Cây lưỡi hổ trị bệnh đường tiêu hoá như chứng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu, giảm nóng trong người.

  • Cây lưỡi hổ tạo màu sắc mới cũng như cảm giác thư thái, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, giải tỏa áp lực công việc.

  • Cây lưỡi hổ giúp tạo giấc ngủ ngon thông qua việc hấp thụ độc tố qua là và nhả oxy tinh khiết vào ban đêm, mang đến môi trường trong lành giúp ngủ ngon và sâu hơn.

  • Cây lưỡi hổ có tính sát khuẩn và kháng viêm được dùng điều trị một số chứng dị ứng ở da.

  • Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Cây có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde. Việc trồng cây này sẽ giúp thanh lọc không khí, khử khuẩn và giảm dần các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi do khí nhiễm khuẩn gây ra.

Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ

Trong phong thủy, cây lưỡi hổ với dáng vẻ thẳng đứng mạnh mẽ, lá có hình dạng giống một thanh gươm mang ý nghĩa trấn trạch, có tác dụng trừ tà, xua đuổi năng lượng tiêu cực và những điều không may mắn trong cuộc sống, thu hút tài lộc cho gia đình. Dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền và danh gia vọng tộc. Trồng cây lưỡi hổ có thể giúp tụ tài, phát lộc, đem lại may mắn và phú quý cho gia chủ.

Hoa của cây lưỡi hổ có vẻ đẹp kiêu sa và ý nghĩa quan trọng trong phong thủy. Theo quan niệm người xưa, việc chăm sóc cây lưỡi hổ trồng trong nhà đến khi cây ra được hoa thì sẽ có một năm may mắn, không chỉ trong cuộc sống mà còn về mặt tài chính và sự nghiệp.

Để phát huy các tác dụng phong thủy của cây lưỡi hổ, việc đặt nó ở vị trí thích hợp là rất quan trọng, cần tuân theo các quy tắc và vị trí phù hợp trong nhà, để tận dụng tối đa tác dụng phong thủy của cây mà không gây ngược lại. Bởi không phải vị trí nào cũng tốt, cũng mang lại những điều may mắn. Nên đặt cây lưỡi hổ tại các vị trí trong nhà để thu hút tài lộc như phòng khách, phòng ngủ, bàn làm việc,… và kiêng kỵ đặt cây lưỡi hổ tại các nơi như trước cửa nhà, bếp, trước cửa phòng ngủ…

Tăng tính thẩm mỹ

Cây lưỡi hổ không chỉ có giá trị về phong thủy và tác dụng tốt cho sức khỏe, mà còn góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống của bạn. Cây lưỡi hổ là một loại cây cảnh phổ biến, có đa dạng các biến thể về màu sắc lá, bao gồm màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Cây có thể trồng trong các loại chậu có kích thước khác nhau, từ chậu nhỏ đến chậu to đều được.

Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ cũng phù hợp với nhiều phong cách nội thất, từ trang trí hiện đại đến truyền thống. Bạn có thể đặt chúng trong các chậu trang trí, giá đỡ hoặc đặt trực tiếp trên sàn.

Tóm lại, nếu gia chủ đang cân nhắc về việc cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không thì câu trả lời là nên thử chọn một vài cây và đặt ở vị trí phù hợp trong nhà.

Vị trí đặt cây lưỡi hổ trong nhà hút tài lộc

Lưỡi hổ là loại cây cảnh phong thủy rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cây lưỡi hổ đặt vị trí nào trong nhà, cũng như cây lưỡi hổ đặt hướng nào trong nhà để có thể thu hút được sinh khí thịnh vượng và may mắn. Vị trí đặt cây lưỡi hổ trồng trong nhà giúp phát huy tốt chức năng phong thủy là hướng Đông, Đông Nam. Một số vị trí nên đặt chậu lưỡi hổ để trong nhà đó là:

Đặt cây lưỡi hổ trong phòng khách

Phòng khách thường là khu vực thu hút sự chú ý nhất trong căn nhà, vừa là trang trí nội thất vừa từ góc độ phong thủy. Nơi này thể hiện phong cách và cá tính của gia chủ, đồng thời gây ấn tượng cho khách đến nhà chơi.

Cây lưỡi hổ được đặt ở phòng khách thường phát huy tác dụng tụ tài, phát lộc, cải thiện vận may của gia đình và thúc đẩy sự nghiệp của gia chủ phát triển. Bạn có thể đặt chậu cây lưỡi hổ ở góc phòng, bên cạnh kệ tivi hoặc gần ghế sofa. Cũng có thể đặt chậu cây này ở cả hai bên lối vào chính, vì theo quan niệm phong thủy đây là cách án ngữ xua đuổi những điều không may và mang lại vận may cho gia đình.

>>> Tham khảo: Bố trí cây trong phòng khách: Từ cơ bản đến chi tiết!

Đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ

Đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng không khí bằng cách thanh lọc không khí và hấp thụ các chất độc hại như bụi bẩn, khói thuốc lá, khí oxit nitơ, formaldehyde và nhiều chất khác. Loại cây này cũng có khả năng sinh học ngược, tức là nhả ra khí oxy và hút khí cacbonic vào ban đêm, giúp cung cấp thêm oxy cho quá trình hô hấp của con người. Vì vậy, cây lưỡi hổ là sự lựa chọn tốt để đặt trong phòng ngủ, giúp cải thiện giấc ngủ và tạo ra không gian trong lành.

>> Xem chi tiết: Đặt cây lưỡi hổ để trong phòng ngủ có tốt không?

Đặt cây lưỡi hổ trên bàn làm việc

Bạn có thể đặt những chậu cây lưỡi hổ mini trên bàn làm việc hoặc giá sách. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại cây này có khả năng hấp thụ các tia tử ngoại từ máy tính, đem lại không gian làm việc trong lành, thoải mái. Hơn nữa, cây lưỡi hổ thường xanh quanh năm và đặt trên bàn làm việc có thể tạo tâm trạng tích cực và thu hút tài lộc, thúc đẩy sự phát triển trong công việc và sự nghiệp.

Đặt cây lưỡi hổ trong phòng tắm

Cây lưỡi hổ ưa thích bóng râm và có thể sống trong môi trường thiếu ánh sáng trong thời gian dài. Lá cây lưỡi hổ cũng có khả năng hấp thụ hơi nước và loại bỏ các chất độc hại trong không khí. Do đó, cây lưỡi hổ cũng là lựa chọn hợp lý để đặt trong phòng tắm hoặc nhà vệ sinh.

Tuy nhiên, khi đặt cây lưỡi hổ trong phòng tắm, bạn nên chăm sóc và làm sạch lá cây thường xuyên, nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trong môi trường ẩm ướt này. Bên cạnh đó, môi trường ẩm thấp tại phòng tắm cũng rất dễ sinh bệnh cho cây cảnh.

Đặt cây lưỡi hổ ngoài sân

Nhiều người thích trồng cây lưỡi hổ ngoài sân vì cây này có khả năng xua đuổi tà ma và bùa chú, ma quỷ. Cây lưỡi hổ thường được gia chủ trồng thành từng khóm nhỏ hoặc trồng thành hàng dọc theo sân vườn hoặc ngoài cổng.

>> Tham khảo:

  • 10 loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng thu hút tài vận cho gia chủ
  • 15 loại cây nên trồng trong nhà để không khí trong lành

Cách trồng và cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Cây lưỡi hổ với sức sống mạnh mẽ và khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau, phù hợp với nhiều loại đất trồng kể cả thủy sinh. Đây là một lựa chọn tốt cho những người bận rộn hoặc mới bắt đầu trồng cây.

Cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Để trồng cây lưỡi hổ trong nhà có 2 phương pháp như sau:

  • Trồng cây lưỡi hổ từ cây con: Với phương pháp này, bạn cần chờ cây lưỡi hổ phát triển các nhánh mới hoặc cây con. Khi các cây con đã đủ lớn sau khoảng 2 tuần đến 1 tháng, bạn có thể tách chúng ra và trồng thành cây riêng lẻ. Loại bỏ phần đất cũ và cắt bỏ những phần rễ khô hoặc hỏng. Trồng cây con vào chậu mới, đảm bảo lấp đất đủ và ấn chặt để cố định cây. Tiếp tục tưới nước và chăm sóc cây như bình thường.

  • Trồng cây lưỡi hổ bằng cách hom lá: Chọn một cây lưỡi hổ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, có lá to, xanh đẹp. Cắt ngang gần gốc của lá, chia thành các khúc khoảng 5cm và để chúng se mặt. Chôn các khúc lá này vào chậu sao cho đất lấp đến một nửa chiều cao của lá. Xịt nước để tạo độ ẩm và giúp cây phát triển. Đặt chậu ở nơi có ánh sáng mặt trời nhẹ và không gian thoáng mát để lá cây có thể ra rễ. Thời gian tốt nhất để làm việc này là từ mùa xuân đến cuối mùa hè..

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Muốn cho cây lưỡi hổ trồng trong nhà sinh trưởng và phát triển tốt, trong quá trình chăm sóc bạn nên chú ý đến một số yếu tố sau:

  • Đất trồng: Chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất phù sa với mùn cưa, xơ dừa, xỉ than và phân hữu cơ khi trồng cây trong nhà.

  • Ánh sáng: Cây lưỡi hổ có thể sống dưới ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng yếu, vì vậy bạn có thể đặt cây ở trong nhà, kể cả trong phòng ngủ.

  • Nước: Cây lưỡi hổ chịu khô hạn tốt, nên bạn chỉ cần tưới nước một lần mỗi tuần trong mùa hè và hai tuần một lần trong mùa đông.

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển là từ 22-30 độ C. Khi nhiệt độ thấp hơn 10 độ C, cây có thể phát triển chậm hơn hoặc thậm chí bị hại.

  • Phân bón: Trong mùa đông, bạn có thể bón thêm phân giàu potasse để giúp cây phát triển khỏe mạnh và chống lại bệnh tật và thời tiết lạnh.

  • Sâu, bệnh: Cây lưỡi hổ có thể bị vàng lá do quá lạnh hoặc ẩm ướt quá mức. Ngoài ra, các loại côn trùng, nhện, sâu có thể tấn công cây. Để phòng tránh sâu bệnh, bạn có thể sử dụng cồn để lau sạch bề mặt lá.

Một số lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ để trong nhà

Với điều kiện trồng trong chậu, có chỗ thoát nước tốt và kiến thức về cách chăm sóc thì cây lưỡi hổ sẽ phát triển mạnh mẽ, bền bỉ và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho không gian sống của bạn và gia đình. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi trồng lưỡi hổ trong nhà để cây luôn khỏe mạnh và phát triển tốt:

  • Cây lưỡi hổ chịu hạn khá tốt, vì vậy bạn không cần tưới quá nhiều nước để tránh làm cây úng, hỏng rễ. Nước vo gạo khá phù hợp với cây lưỡi hổ, nhưng bạn cũng không nên tưới quá nhiều.

  • Cây lưỡi hổ không kén chọn đất, nhưng đừng quên kiểm tra xem chậu có lỗ thoát nước ở đáy hay không. Điều này giúp đảm bảo rễ cây không bị ngập nước.

  • Khi mua cây về và thay chậu để trang trí, đừng chôn rễ quá sâu. Cây nên được trồng ở độ sâu vừa phải, tương xứng với chậu chứa trước đó.

  • Cây lưỡi hổ nên được đặt ở nơi ấm áp, với nhiệt độ trên 10°C (tức 50°F). Tránh ánh sáng trực tiếp vào cây, vì cây dễ bị cháy lá. Hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên vừa đủ, chiếu sáng gián tiếp.

  • Đối với cây lưỡi hổ trồng trong chậu, hãy thay chậu và đất thường xuyên (có thể là mỗi nửa năm một lần) để giúp cây phát triển tốt hơn.

  • Trong mùa đông, nếu bạn sống trong khu vực có gió lạnh, hãy bảo vệ cây khỏi gió lùa để tránh ảnh hưởng đến vòng đời của cây.

  • Mặc dù cây lưỡi hổ có tính năng chữa bệnh, nhưng nếu có trẻ nhỏ trong gia đình, không nên để cây ở những nơi dễ tiếp cận với trẻ.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời được thắc mắc “cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không?”, cây lưỡi hổ nên đặt vị trí nào trong nhà để hút tài lộc. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, nếu thật sự ưa thích cây lưỡi hổ, hãy nhanh chóng tậu ngay một chậu lưỡi hổ để trong nhà, trang trí văn phòng, bàn làm việc,… Và đừng quên theo dõi các bài viết bổ ích tiếp theo của Homedy.com nhé!

Trần Dung

This post was last modified on 27/02/2024 18:47

Published by

Bài đăng mới nhất

Năm 2025: 3 tuổi Thần TÀI gọi tên, đón vận may tài lộc BÙNG nổ, cơ hội làm GIÀU không thể bỏ LỠ!

Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…

4 phút ago

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

2 giờ ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

19 giờ ago