Trong y học đông y hay hiện đại tam thất là một trong những loại thảo dược ứng dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh tật chẳng hạn như: giảm đau, bổ huyết, kích thích tâm thần,… nhưng chúng là loại cây như thế nào, cách dùng ra sao,…tất cả sẽ được chỉ rõ thông qua bài viết của Hoàng Gia ngay sau đây.
Cây tam thất – cây thảo đặc biệt, sống lâu năm, loại cỏ nhỏ và rất ưa ẩm mát, bóng râm, chúng thường mọc tại khu vực vùng núi cao tầm trên 1.500m. Vậy bộ phận nào của cây sẽ được sử dụng? Gần như mọi bộ phận của cây đều sử dụng nhưng thường thì cây tam thất sử dụng phần rễ, cách thu hoạch và sơ chế của cây cụ thể như sau: để thu hoạch và lấy củ thì cây cần phải được trồng trong khoảng thời gian từ 5 tới 7 năm, mùa hè chính là mùa thu hoạch. Thu hoạch trước khi mà cây cho ra hoa, khi mà bạn thu hoạch về sẽ đem rửa sạch sau đó sấy khô hoặc phơi, từ đó sẽ phân loại tách biệt thành thân rễ, rễ nhánh và rễ củ.
Bạn đang xem: Cây tam thất – Thảo dược thiên nhiên sử dụng như thế nào?
Trong cây tam thất có chứa đa dạng các thành phần hóa học nhưng thành phần chính là saponin (4,42-12%), nó thuộc kiểu protopanaxadiol. Đồng thời trong cây tam thân còn chứa nhiều ginsenoside gồm có như: Rg2-Rh1, Rb1, Rb2, Rb3, Rc, Rd, Re, Rg1 và có gluco ginsenoside đã được phân lập ngay từ toàn bộ cây.
Bên cạnh đó, rễ còn chứa tinh dầu bên trong có octadecan, β-guaien và α-guaien. Cộng thêm, muối vô cơ, polysaccharid, phytosterol và flavonoid. Củ tam thất thì có vị hơi đắng, ngọt, tính ôn nên rất tốt trong việc chữa một số bệnh liên quan tới tăng cường sức khỏe, máu đặc biệt làm giảm quá trình phát triển u cũng như di căn của các tế bào ung thư.
Cây tam thất.
– Tam thất bắc: có tên gọi khác là sâm tam thất, đây được xem giống như một vị thuốc giả nhân sâm. Hình dáng bên ngoài thì có thể là hình trụ hoặc khá giống những con ốc đá, màu nâu hay xám xanh hơi đen, bóng sáng. Công dụng của chúng trong việc chữa trị: trầm uất, kích thích tâm thần, điều hòa miễn dịch, tăng sức co bóp phần cơ tim trong liều thấp, tăng lưu lượng máu,…
– Tam thất nam: chúng cũng có tên gọi khác – tam thất gừng, với vẻ bên ngoài giống như hình trứng hay cuộn tròn thuôn một bên, lớp vỏ sẽ có màu trắng vàng, nếu bạn dùng dao cắt xẻ bên trong củ ra sẽ thấy cũng có màu trắng ngà, khi nếm thử cảm thấy có mùi của gừng và cay nóng một chút. Có công dụng trong việc kích thích tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt, hoạt huyết, thông kinh, tán ứ.
Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý rằng là loại tam thất nam thì có tác dụng lớn trong việc điều trị bệnh nhưng đây không phải là loại dược liệu quý. Còn ngược lại tam thất bắc lại là một loại dược liệu rất quý hiếm, và đặc biệt cũng cần lưu ý những trường hợp nào dùng loại thảo dược nào. Người bị xuất huyết không sử dụng tam thất nam vì sẽ làm gia tăng việc bị chảy máu, còn trong trường hợp thì cần phải dùng tam thất bắc.
Khu vực phân bố chủ yếu của loại cây tam thất này là tại khu vực phía Bắc của Việt Nam thường được nuôi trồng ở vùng có nền nhiệt độ thấp, khí hậu lạnh, vùng núi cao như: Lào Cai, Cao Bằng và Hà Giang cùng với vùng phía Nam của Trung Quốc.
Củ tam thất.
Đối với từng người bệnh, liều lượng sử dụng không giống nhau, chẳng hạn như dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi hay cũng như một số đặc điểm đáng chú ý khác. Vì vậy, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc nhằm tìm ra được liều lượng sử dụng phù hợp.
Khi dùng tam thất bạn cần phải lấy liều lượng tầm khoảng 4g tới 8g dưới dạng cao lỏng, sắc nước hoặc bột. Bên cạnh đó, cũng có thể giã củ tươi để đắp hoặc sử dụng phần bột tam thất để rắc lên. Cũng giống như loại thảo dược khác khi sử dụng, người dùng cần phải tìm hiểu kỹ và cân nhắc kỹ lưỡng khi kết hợp với các nguyên liệu khác để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Củ tam thất khi dùng đem lại đa dạng các tác dụng dược lý ví dụ như:
– Tăng lưu lượng máu tới động mạch vành
– Trong điều trị nhãn khoa có tác dụng tiêu máu rất tốt
– Chống trầm uất, kích thích tâm thần
Xem thêm : Bánh cam có bao nhiêu calo? Cách ăn bánh cam không béo
– Điều hòa hệ miễn dịch, đồng thời kích thích chuyển dạng lympho bào trong mức độ nhẹ
– Giãn mạch ngoại biên cũng như không làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương và huyết áp
– Tác dụng tăng lực
– Hạn chế tốt sự di căn của các tế bào ung thư nhờ có Panacrin
Ngoài ra, thảo dược có tên tam thất này còn có thể dùng để chữa trị: đi tiểu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh sau sinh, chảy máu cam, ho ra máu,.. thêm vào đó, chúng còn có tác dụng trong việc chữa trị các vết thương chảy máu, người hoa mắt mệt mỏi,… Đặc biệt, trong nền y học cổ truyền của Ấn Độ, tam thất là loại cây thuốc bổ có công dụng làm tăng thêm khả năng thích ứng của cơ thể.
Với những công dụng trên, có nhiều bài thuốc từ loại thảo dược này. Hãy cùng tham khảo một số bài thuốc phổ biến dưới đây!
– Cải thiện chứng bầm tím da, ứ máu:
Với bài thuốc này sẽ làm đánh tan đi tình trạng bấm da, ứ máu do té ngã. Hướng dẫn sử dụng: lấy tầm 2g tới 3g bột tam thất sau đó đem pha cùng nước ấm và uống, sử dụng 3 lần trong một ngày, mỗi lần sẽ cách nhau tầm 6 – 8 giờ đồng hồ.
– Khắc phục hiệu quả chứng ra máu sau khi sinh:
Cách sử dụng như sau: dùng 100g bột tam thất đã được tán mịn, tiếp theo hòa 8g bột cùng với nước cơm và uống. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần, sử dụng cho tới khi các triệu chứng được khắc phục.
– Cải thiện tình trạng đau thắt ngực:
Những người mắc bệnh không biết rõ nguyên nhân, nên cần kiểm tra và được sự thăm khám của bác sĩ để có thể sử dụng liều lượng đúng, phù hợp nhất. Cách sử dụng như sau: dùng 500ml nước ấm hòa cùng với 3g – 6g bột để uống, chỉ dùng 1 lần trong ngày, có thể uống trước hay sau bữa ăn.
– Chữa tình trạng bị suy nhược cơ thể:
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh tình của cơ thể mà người bệnh sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Cách thức thực hiện như sau: chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 12g hương phụ, 20g kê huyết đằng, 40g ích mẫu, 40g sâm bổ chính, 12g tam thất. Sau đó tán nhỏ những nguyên liệu này, và bảo quản trong những lọ thủy tinh, mỗi ngày sắc lấy 30g hỗn hợp này để uống.
– Chữa huyết ứ, rong huyết, rong kinh do bị bế kinh:
Cách sử dụng như sau: chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: 12g ô tặc cốt, 12g ngải diệp, 4g tam thất, 8g đan sâm/ đương quy/ đơn bì/ xuyên nhung, ngũ linh chi thì lấy 4g. Dùng những vị thuốc trên cho vào ấm để sắc và dùng nước uống, mỗi ngày đều kiên trì dùng trong khoảng 1 tháng thì tình trạng này có thể ngưng.
– Cải thiện tốt chứng thiếu máu, huyết hư sau khi sinh:
Mỗi ngày người bệnh dùng khoảng tầm 6g bột để uống, cũng có thể kết hợp với gà ác, ăn nguyên con.
– Chữa máu kinh ra nhiều và đau bụng kinh:
+ Bài thứ nhất: ngâm rượu hoặc sắc lấy nước khoảng 6g tới 10g tam thất nam, dùng trước kỳ kinh tầm khoảng 1 tuần, mỗi ngày uống 1 lần.
+ Bài thứ hai: ban đầu dùng tam thất nam với lượng bằng nhau tiếp theo đó đem đi tán mịn. Đun khoảng 2g – 3g cùng với nước sôi để uống, mỗi ngày uống tầm khoảng 3 lần hãy kiên trì trong 7 ngày/ liệu trình.
– Chữa chứng bệnh bạch cầu cấp tính với mãn tính:
Sắc lát hỗn hợp nguyên liệu như sau: 15g xích thược, 15g hoa hồng, 6g tam thất, 15g xuyên khung, 15g đương quy rồi lấy nước để uống. Mỗi ngày kiên trì thực hiện sẽ cải thiện tối ưu các triệu chứng.
– Chữa chứng bệnh đau tức thắt lưng:
Dùng lượng bột hồng nhân sâm và bột tam thất bằng nhau, sau đó đem đi trộn đều. Dùng khoảng 4g phần hỗn hợp trên mỗi ngày pha nước để uống, chia thành 2 lần để uống, trong mỗi lần cách nhau 12 giờ đồng hồ.
Hiện nay, việc sử dụng kết hợp giữa tam thất và nấm linh chi rất được nhiều người ưa thích bởi công dụng rất tốt mà nó mang lại cho sức khỏe của con người. Nấm linh chi có tác dụng ổn định, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol toàn phần, giảm hệ số sinh bệnh đồng thời giảm nồng độ mỡ ở trong máu, giải tỏa cơn đau thắt tim, giảm co thắt mạch, cải thiện hệ hô hấp. Việc kết hợp giữa hai thảo dược tam thất và nấm linh chi này có thể sử dụng một vài phương pháp như sau:
+ Sắc nước để uống
+ Hãm trà
Đối tượng nào cũng có thể sử dụng tam thất cũng như nấm linh chi: phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ em,.. sự kết hợp tuyệt vời này sẽ giúp người dùng phòng tránh cũng như chữa bệnh một cách hiệu quả.
Hoa tam thất kết hợp cùng nấm linh chi mang lại hiệu quả cao.
Mặc dù tam thất có nhiều công dụng tốt tới sức khỏe con người, song việc sử dụng tam thất cũng có những trường hợp ngoại trừ. Dưới đây là nhóm những người không được dùng tam thất
Nếu những người quá nóng uống trong thời gian dài có thể dẫn tới một số phản ứng như: mụn nhọt, ngứa,… nên cần phải sử dụng dựa vào cơ địa của mỗi người.
Bên cạnh đó, tam thất cũng có thể phản ứng hoặc tương tác với một vài nhóm thuốc khác, ví dụ như:
– Sử dụng quá liều sẽ dẫn tới những triệu chứng giao kèo hoặc đối kháng hoặc tương tác với thuốc
– Thuốc chống đông máu, thuốc chỉ huyết
Và đặc biệt trong mỗi loại tam thất sẽ có những đặc tính riêng, loại nguyên thì có công dụng trong việc phân tán máu ứ còn khi đem đi nấu chín thì chúng tốt trong việc cải thiện thêm chất lượng máu. Mỗi ngày không được sử dụng quá 9g, việc sử dụng chỉ một mình thảo dược này sẽ giúp phát huy tối đa công dụng của chúng, không nên dùng với những loại trà có hương mạnh.
Thông qua những thông tin chi tiết về đặc điểm tổng quan toàn bộ về thảo dược quý tam thất, hy vọng bạn đã cung cấp cho bản thân nhiều kiến thức để hiểu rõ hơn về loài cây này cũng như sử dụng đúng cách để chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 17/01/2024 21:19
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…