Cây thù lù là một loại cây thân thảo, sống hoang dại ở nhiều nơi tại Việt Nam. Loại cây này còn được biết đến với tên gọi là cây tầm bóp. Từ xưa, cây đã được dùng như một vị thuốc trong Đông y để chữa bệnh.
Cây thù lù được phân làm 4 loại:
Bạn đang xem: Tin tức
– Thù lù cạnh: Là loại thù lù phổ biến nhất với đặc điểm nhận biết là cao khoảng 50 – 90cm; lá hình bầu dục, có màu xanh, mọc so le; hoa màu trắng, 5 cánh, nhụy vàng; quả có hình tròn, mọng, bề mặt nhẵn, khi còn non có màu xanh, chuyển cam vàng hoặc đỏ tức là quả đã chín; quả cây thù lù có quanh năm;
– Thù lù nhỏ: Chiều cao của cây khoảng 40cm, thân có lông. Mặt lá có lông mịn và răng cưa ở mép. Hoa có màu vàng nhạt, tràng hoa có đốm nâu;
– Thù lù lông: Chiều cao của loại này lên tới gần 1m, thân cây nhiều lông và có nhiều cành. Loại cây này cho ra hoa với màu vàng, mọc từng hoa đơn và có lông. Tràng hoa có hình quả chuông;
– Thù lù đực: Cây cao khoảng 50 – 80cm, thân cây nhiều lông và nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm nhẵn. Hoa màu trắng, mọc thành từng tán nhỏ ở kẽ lá. Khi ra quả sẽ có màu xanh và chuyển sang màu đen tím khi đã chín. Loại cây thù lù này chứa chất độc và khi vò lá sẽ có mùi hôi.
Cây thù lù được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y để chữa bệnh
Thành phần chính có trong quả cây thù lù là chất xơ, chất béo, protein, đường, vitamin C, các khoáng chất như sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri,… Phần thân cây có chứa các Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid,…
Khi được sử dụng như một loại rau ăn, cây thù lù có vị đắng, thanh mát, quả có vị chua nhẹ. Hầu hết các bộ phận của cây thù lù đều có thể làm thuốc trong Đông y. Thân, quả, lá, rễ cây thù lù đều có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng.
Một số công dụng chữa bệnh của cây thù lù gồm:
Xem thêm : Tắm lá gì để viêm da cơ địa nhanh khỏi?
Với thành phần vitamin C, cây thù lù có tác dụng trung hòa các gốc tự do có hại trong cơ thể, giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Vitamin C và A có trong cây cũng có tác dụng giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Cây thù lù có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu
Cây thù lù chứa một lượng lớn vitamin C nên có thể hỗ trợ làm giảm đau nhức, bảo vệ các mô khỏi các tổn thương hoặc thúc đẩy quá trình hồi phục của các mô cơ sau khi vận động diễn ra nhanh hơn.
Đã có những nghiên cứu cho thấy việc cơ thể hấp thụ một lượng lớn thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ giúp việc điều trị các bệnh ung thư như dạ dày, phổi, ruột kết và miệng tiến triển tốt hơn.
Trong cây thù lù có chứa vitamin A nên việc sử dụng cây thù lù mỗi ngày sẽ giúp đôi mắt hạn chế tình trạng khô, bảo vệ võng mạc và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
Với thành phần vitamin A, cây thù lù giúp chăm sóc sức khỏe đôi mắt
Trong cây thù lù có chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất nên có thể giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, tránh các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Cây có tác dụng điều trị rất tốt đối với bệnh cảm lạnh.
Cây thù lù khá thích hợp để sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường bởi hàm lượng vitamin C cao trong loại cây này có thể giúp làm tăng insulin trong máu. Bên cạnh đó, vitamin A trong cây còn hỗ trợ tạo canxi photphat để ngăn ngừa sỏi tiết niệu.
Xem thêm : Giá bán: 850,000 đ
Một số cách sử dụng cây thù lù đơn giản nhưng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh có thể áp dụng:
Dùng thù lù khô 20g, đun nước uống trong 4 ngày để trị các triệu chứng ho khan, viêm họng, sưng họng. Người mắc thủy đậu và ban đỏ hoặc muốn dùng để lợi tiểu cũng có thể áp dụng bài thuốc này.
Rửa lá cây thù lù sạch với nước muối loãng, giã và vắt lấy nước. Phần bã sẽ đắp lên vị trí mụn. Bài thuốc ngày dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả rất tốt trong việc điều trị mụn nhọt trên da.
Sử dụng mặt nạ từ cây thù lù để trị mụn nhọt trên da
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra, khi dùng cây thù lù làm thuốc, người dùng cần nắm rõ một số thông tin như sau:
– Liều lượng sử dụng cây thù lù cần có tư vấn từ dược sĩ và không nên dùng cây thù lù kéo dài;
– Sau khi dùng cây thù lù nếu nhận thấy một số triệu chứng liên quan đến dị ứng thì nên ngưng dùng ngay lập tức;
– Các chất có trong cây thù lù có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang sử dụng, vì vậy, cần thận trọng trong quá trình sử dụng;
– Chỉ định sử dụng của bác sĩ hoặc dược sĩ là cần thiết nếu đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ hoặc phụ nữ đang mang bầu;
– Thù lù được là loại cây có chứa độc tính, do đó cần phân biệt rõ các loại cây thù lù trước khi sử dụng.
Dù là một loại dược liệu ngoài thiên nhiên nhưng cây thù lù cũng có hướng dẫn sử dụng chi tiết đối với từng nhóm bệnh lý. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, khi gặp vấn đề, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu muốn đặt lịch khám hoặc sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Hệ thống Y tế MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 1900 56 56 56 để nhận tư vấn và hẹn lịch.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 16/04/2024 01:14
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024