SM là gì trong kinh doanh

SM có phải là sấp mặt, sấp mặt không ? Hiện nay trên mạng nhiều người sử dụng Sm để nói đến hành động té ngã sấp mặt. Hay làm việc sấp mặt, nghĩa là làm một việc gì đó quá sức đến mệt mỏi, tối tăm mặt mày… Tuy nhiên ngoài sấp mặt, Sm còn có nhiều ngữ nghĩa khác nhau. Vậy SM trong kinh doanh có nghĩa là gì? Hãy cùng ACC tim hiểu qua bài viết bên dưới sau đây.

SM là gì trong kinh doanh

1. SM là gì trong kinh doanh?

Khi bạn tiếp xúc với ngành tuyển dụng, bạn sẽ được gặp nhiều cụm từ chuyên môn. SM cũng không phải ngoại lệ. Hãy cùng xem ý nghĩa của SM trong tuyển dụng nhé.

Đây là các vị trí trong nghề Sale, trong ngành kinh doanh. Cụ thể như sau:

– Salesman:

Có nghĩa là nhân viên kinh doanh. Người này có nhiệm vụ chính là phát triển thị trường, phát triển khách hàng mua lẻ tại các vị trí nhất định đã được phân công. Họ phải chăm sóc khách hàng mỗi khi có yêu cầu. Ngoài ra họ còn phải quản lý theo dõi tiến độ cũng như doanh số của khách hàng. Có khi họ còn đóng vai trò là một shipper. Salesman còn trực tiếp quản lý công nợ của khách hàng, các chương trình khuyến mãi cũng như hậu mãi. Và họ phải chịu sự quản lý của Sale rep.

– Sale Manager:

Là người có vị trí rất cao. Sale manager chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Là những người làm việc xa văn phòng. Hình thức này hiện khá phổ biến vì công ty chỉ có một trụ sở chính tại một địa điểm nhưng công ty lại muốn mở rộng thị trường đến nhiều khu vực khác thì họ cần đến đối tượng này.

Khách hàng có thể tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Công ty Luật ACC chúng tôi qua bài viết Định nghĩa kinh doanh là gì?

2. Nhân viên Sales sẽ thực hiện các công việc gì?

Tùy theo quy mô và lĩnh vực mà nhân viên sales sẽ có những nhiệm vụ đặc thù riêng. Sau đây IconicJob.vn sẽ liệt kê một số các công việc cơ bản hàng ngày của một nhân viên Sales.

– Nắm vững các thông tin về sản phẩm dịch vụ công ty cung cấp như : các mã hàng sản phẩm, nguồn gốc, màu sắc, kiểu dáng, cách sử dụng…

– Đối với nhân viên Sales được phân công vị trí ở các cửa hàng phải luôn chú ý quan sát, hướng dẫn tư vấn cho khách về sản phẩm dịch vụ khi cần thiết, giúp khách lựa chọn được các sản phẩm phù hợp. Theo dõi tốc độ tiêu thụ hàng hóa và báo cáo

– Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Gặp gỡ hoặc Gọi điện liên hệ giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ, nắm bắt nhu cầu tư vấn, cho khách dùng thử sản phẩm, giúp khách tiếp cận được các sản phẩm đang cần mua.

– Báo giá và đàm phán giá cả, thương thảo hợp đồng mua bán, thỏa thuận thời hạn thanh toán và giao hàng.

– Kiểm kê hàng hóa: Nộp hóa đơn bán hàng hằng ngày. Kiểm hàng, bổ sung mặt hàng thiếu. Kiểm kê dụng cụ hỗ trợ kinh doanh.

– Gửi báo cáo kinh doanh cho cấp trên.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm về giá cả trong việc làm sales chi tiết hơn qua bài viết Mua bán là gì?

Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt

Đây là tố chất đầu tiên cũng là rất quan trọng không thể thiếu đối với một nhân viên Sales giỏi. Kỹ năng này giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận trao đổi và đàm phán giúp tạo dựng mối quan hệ cũng như tư vấn giúp khách hàng tin tưởng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Linh hoạt, nhạy bén

Để có thể trao đổi và tư vấn đưa ra các giải pháp phù hợp thì bạn cần phải nhạy bén nắm bắt được các nhu cầu của khách. Khéo léo đưa ra các giải pháp giúp khách lựa chọn được sản phẩm dịch vụ phù hợp.

Nắm vững các thông tin về sản phẩm dịch vụ cần bán

Việc nắm vững các thông tin về dịch vụ sản phẩm công ty cung cấp là điều bắt buộc đối với nhân viên Sales. Chỉ khi bạn nắm rõ sản phẩm dịch vụ mình cung cấp thì mới có thể đưa các giải pháp tư vấn hợp lý và chính xác cho khách giúp cơ hội chốt đơn hàng cao tăng doanh thu cho công ty.

Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao

Đối với nhân viên Sales việc hàng ngày phải đối mặt với những lời từ chối, những cái lắc đầu đôi khi thái độ thiếu thiện cảm của khách hàng, cùng với đó là áp lực doanh số đòi hỏi họ phải là người có bản lĩnh cao để vượt qua được các khó khăn và áp lực.

Một nhân viên Sales giỏi sẽ là người kiên trì, đôi khi là lì lợm tiếp tục công việc mà không bị nản chí, bỏ cuộc. Chính nhờ sự kiên trì mà họ sẽ đạt được những thành công nhất định trong nghề.

Luôn giữ nụ cười trên môi và bề ngoài chỉn chu

Không một khách hàng nào muốn mua sản phẩm hay tiếp xúc với một nhân viên sales với gương mặt cau có khó chịu, quần áo nhăn nhúm, xộc xệch. Do đó, bạn phải luôn chỉnh chủ bề ngoài, gương mặt sáng sủa, đầu tóc gọn gàng, quần áo hợp thời, lịch sự, thái độ cởi mở tươi cười thì mới có thể tiếp xúc và tư vấn sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng giúp tỷ lệ chốt đơn hàng cao hơn và mang lại doanh thu cho công ty.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Bên cạnh những yếu tố cần thiết thì Salesman cần yếu tố nào nữa?

Người làm sales cần phải có thêm những nhân tố quan trọng sau:

-Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

-Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint, Outlook và Internet.

-Hiểu biết về internet và website, quảng cáo trực tuyến.

-Phối hợp trong nhóm kinh doanh tốt.

Nghề Sales cũng như làm Salesman có tương lai hay không?

Đúng là thu nhập nghề Sales sẽ không ổn định Tuy nhiên ngay từ đầu vào nghề mà bạn đã muốn nhảy việc thì chắc chắn bạn sẽ không thể gắn bó với điều gì lâu dài. Thành công sẽ đến với những nhân viên kinh doanh biết tuân thủ quy trình làm việc, biết khai thác số liệu khách hàng, biết sắp xếp tuyến bán. Bạn không có mục tiêu và con đường đi đúng đắn thì sự thăng trầm lúc đó mới xuất hiện

Nếu bạn cho rằng nghề Sales là nghề không có tương lai và không thăng tiến được thì có lẽ bạn chưa biết rằng gần 80% các nhà lãnh đạo quản lý đều xuất phát từ một nhân viên bán hàng và 3/5 nhân vật của chương trình Shark Tank của nước Mỹ từng phải vật lộn với công việc bán hàng trên hè phố. Những người ấy hầu hết đã từng tiếp xúc với chủ đại lý, nghe điện thoại, chịu đựng phản ánh tiêu cực song cuối cùng họ lại là một người thành công vì biết kiên định với mục tiêu bán hàng.

Có lẽ nhiều người không biết rằng khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, họ thường tìm đến những nhân viên kinh doanh kỳ cựu hoặc các nhà quản lý của những nhân viên đó để hỏi ý kiến tư vấn cho chiến lược bán hàng trong tương lai. Chính bởi đặc thù là tuyến đầu trong giao tiếp với khách hàng nên nguồn thông tin họ cung cấp cho các nhà lãnh đạo thường khá chính xác và được trọng dụng.

Người thành công trong nghề Sales có phải là những người mồm mép hay không?

Tài ăn nói là một điểm cộng rất lớn trong nghề bán hàng. Tuy nhiên, chỉ giỏi ăn nói thôi thì chưa đủ. Mỗi khách hàng sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhiều Sales từ nhiều nhà phân phối, thương hiệu khác nhau nên chắc chắn rằng họ không dễ bị lừa và không dễ tin lời của các nhân viên bán hàng nói ra

Ngoài ra, không phải ai cũng thích nghe người khác nói nhiều. Đôi khi câu chuyện sẽ trở nên thiếu chân thực, thiếu quan tâm, thiện chí. Đặc biệt đối với những trường hợp doanh nghiệp quy định khoảng thời gian đi chăm sóc điểm bán thì bạn sẽ không được phép dành quá nhiều thời gian để nói, nếu không thì bạn rất khó nắm bắt chính xác thông tin các nhân hay những thói quen, chi tiết vụn vặt nhưng rất có ích như là khách hàng thường quyết định mua hàng vào thời gian nào, họ có thói quen đặt hàng online hay đến tận các cơ sở để mua,…

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về “SM là gì trong kinh doanh” đầy đủ và chi tiết nhất. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách còn thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua trang web https://accgroup.vn để được tư vấn. Hi vọng với những kiến thức về pháp lý và những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xin chân thành cảm ơn.