Món chân gà luộc giòn dai chấm cùng nước chấm muối tiêu chanh mặn mặn chua chua cay cay dù đơn giản nhưng rất hấp dẫn. Nhưng luộc chân gà như thế nào để không có mùi, vàng ươm mà không bị nứt. Chỉ với vài bước đơn giản, cùng VinID khám phá cách thức để chế biến đĩa chân gà bắt mắt.
Quan sát bên ngoài chân gà: Không nên chọn chân gà có dị tật, nổi cục u nần, máu tụ, chân gà bị dập nát hoặc lớp da trầy nước bởi đây là chân gà bị ngâm nước, bảo quản lâu ngày, kém chất lượng.
Sự co giãn của khớp chân gà: Chân gà tươi ngon thường có 4 ngón gập hướng vào trong, dùng tay ấn mạnh mới căng phồng ra. Ngược lại, chân gà ngâm nước lâu sẽ xòe rộng, căng phồng ra và các khớp không còn linh hoạt.
Màu sắc chân gà: Chân gà tươi ngon có màu trắng hồng tự nhiên và phần xương bên trong vẫn còn đỏ tươi. Những chân gà có màu lạ, đốm đỏ, đốm xanh tím hay ánh xanh nhẹ là những chân gà kém chất lượng.
Sờ vào chân gà: Không nên chọn chân gà bị nhớt hay ẩm ướt khi sờ vào, lớp da bùng nhùng, chảy xệ như có túi khí bên trong. Nên chọn chân gà có lớp da săn chắc, có độ đàn hồi tốt mới là chân gà tươi mới.
Nếu chân gà được bảo quản đông lạnh, bạn nên ngâm chân gà vào thau nước có pha một chút muối để rã đông hoàn toàn.
Bước 2: Sơ chế gà sạch sẽ
Chân gà mua về, rửa thật sạch, cắt bỏ móng, rồi ngâm với với nước muối pha loãng thêm chút nước cốt chanh hoặc gừng thái lát.
Bóp kỹ các kẽ chân để loại bỏ mùi hôi và những cặn bẩn bám vào chân gà, rửa lại nhiều lần với giấm và nước sạch.
Bước 3: Ướp chân gà trước khi chế biến
Để có những chiếc chân gà đậm đà hương vị, bạn nên ướp chân gà cùng sả đập dập và gừng thái lát, một ít lá chanh, nêm nếm gia vị vừa ăn, trộn đều và ướp khoảng 10 – 15 phút.
Đun nước sôi trên bếp và cho chân gà vào luộc, chờ đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ và luộc thêm tầm 5 – 6 phút là vừa đủ. Nếu luộc quá lâu, chân gà sẽ bị nhừ, mềm nhũn.
Sau khi chân gà chín, tắt bếp và thả ít lá chanh và gừng để ngâm trong nồi tầm 1 – 2 phút là hoàn thành.
Vớt chân gà, thả vào bát nước đá tầm 10 – 15 phút để chân gà không bị thâm và giòn dai hơn.
Ngâm xong, vớt chân gà ra để nguội hoàn toàn, rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh tầm 15 – 20 phút, chân gà sẽ giòn dai, thơm ngon hơn.
Cho sữa tươi, thuốc bắc loãng, đường, bột canh vào một cái chén, trộn đều cho gia vị hòa tan.
Đổ toàn bộ ớt thái lát và quất tươi thái nhỏ vào chén muối chấm, khuấy đều cho đến khi được hỗn hợp màu trắng đục, sền sệt vừa phải.
3. Cách bảo quản chân gà luộc
Sau khi luộc chân gà xong, cần để nguội gà hoàn toàn trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu bỏ ngay vào tủ lạnh sau khi luộc, da chân gà không được giòn dai cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh.
Chân gà không ăn hết cần bọc kín với màng bọc thực phẩm để tránh việc thịt bị khô do mất nước, ám mùi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bảo quản 1 lần trong tủ lạnh để bảo đảm được chất lượng tốt nhất.
Chân gà luộc là món ăn đơn giản, vừa rẻ tiền vừa dễ chế biến. Chân gà luộc hòa quyện với muối tiêu chanh ăn nhậu chơi rất lý tưởng. Vào bếp trổ tài món ăn khoái khẩu vào cuối tuần cho gia đình với những chiếc chân gà tươi ngon qua app VinID nhé!