Cháo lươn là một trong những món đặc sản của Nghệ An được người dân trong khắp cả nước yêu thích. Cháo lươn có thể nấu với nhiều lọai rau xanh khác nhau. Mỗi loại rau lại đem đến cho món ăn một hương vị độc đáo, riêng biệt. Vậy cháo lươn nấu với rau gì hợp nhất. Cùng với Quang Huy tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây nhé.
Lươn là loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Trong thịt lươn có nhiều thành phần quan trọng như chất đạm, chất béo tự nhiên, ít calo. Nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như: vitamin A, B1, B6… hay sắt, natri…
So với những loại hải sản tôm, cua thì thịt lươn là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn rất nhiều. Đặc biệt cực tốt cho phụ nữ mang thai và em nhỏ. Bố mẹ nên bổ sung nguồn dưỡng chất này thường xuyên món ăn này sẽ giúp trẻ phát triển mạnh về thể chất cũng như não bộ một cách toàn diện nhất.
Lưu ý nhỏ: Nên chọn lươn còn tươi sống để chế biến không nên chọn lươn đã chết, khi lươn chết hợp chất histidine sẽ bị chuyển hóa thành histamine có nguy cơ gây ngộ độc cho bé
Theo Đông y, thịt lươn giúp bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp. Chữa lành được các bệnh như suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ. Người phương Đông đánh giá lươn là một trong “tứ đại hà tiên” (4 món ngon dưới nước).
>>> Tham khảo: Các bộ sản phẩm giúp nấu cháo lươn thơm ngon, bổ dưỡng.
Nồi nấu cháo công nghiệp bằng điện 30 lít
Nồi nấu cháo công nghiệp bằng điện 100 lít
Cách sơ chế lươn đảm bảo an toàn dinh dưỡng
Các bước thao tác sơ chế rất đơn giản, các bà mẹ thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Cho lươn vào chậu rắc một chút muối và giấm sau đó khoảng 15-20 phút thì vớt ra ngâm lươn trong nước gạo để khử bớt mùi tanh và nhớt của lươn
Bước 2: Làm sạch phần da bằng nước sôi
Bước 3: Hấp hoặc luộc cùng với gừng, nghệ để lươn không bị tanh giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Lươn nấu cháo với rau gì tùy thuộc vào mục đích sử dụng và khẩu vị. Thông thường, cháo lươn nấu với rau răm, rau mùi là phổ biến nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bến tấu món cháo lươn với các loại rau dưới đây.
Cháo lươn nấu với rau dền đỏ
Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với cải bó xôi, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần. Cháo lươn nấu với rau dền có tác dụng chữa bệnh thiếu máu và chữa tiêu chảy.
Nấu cháo lươn với rau dền đỏ rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo những bước dưới đây:
Bước 1: Làm sạch lươn bằng chanh hoặc nước vo gạo để tuốt nhớt. Đặc biệt, bạn không nên dùng giấm vì giấm sẽ làm cho lươn mất mùi vị đặc trưng riêng của thịt lươn. Khi lươn đã sạch hết nhớt, tiền hành mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa lại bằng nước muối cho sạch.
Bước 3: Hấp chín lươn rồi gỡ lấy phần thịt. Lưu ý, không để lươn đụng nước khi lươn đã chín vì nếu dính nước lươn sẽ rất tanh.
Bước 4: Đậu hũ non luộc chín, tán nhuyễn với 1/3 chén nước. Rau dền xanh mẹ hấp chín, tán nhuyễn.
Bước 5: Cho bột gạo vào nồi và nấu cháo, nêm nếm gia vị tùy ý. Tiếp theo cho cháo, đậu hũ vào nồi và đun lửa nhỏ. Chú ý khuấy cháo đều tay để cháo không bị vón cục. Khi cháo sôi, cho thêm rau dền xanh vào, trộn đều rồi tắt bếp.
Bước 6: Cuối cùng, cho thịt lươn và dầu ăn vào cháo trộn đều. Khi Ăn múc ra từng bát nhỏ dể thưởng thức
Cháo lươn nấu với rau xanh gì? – Rau mồng tơi
Mồng tơi với đặc điểm nhiều nhớt và có mùi đặc trưng. Nhưng khi kết hợp với thịt lươn lại rất bổ dưỡng đặc biệt là bổ máu. Vậy làm thế nào để khi nấu cháo lươn với rau mồng tơi không bị quá nhiều nhớt.
Hãy thực hiện cách làm cháo lươn với rau mồng tơi như sau:
Bước 1: Lươn mua về làm sạch, luộc chín và lọc bỏ xương, giữ lại phần thịt, băm nhuyễn và trộn với gia vị.
Bước 2: Mùng tơi nhặt sạch, băm nhỏ và trần sơ qua với nước sôi để bớt nhớt. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt và bỏ đi phần bã.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đổ bột gạo với nước theo tỉ lệ 1:10. Có thể nấu loãng một chút nếu trẻ trong thời gian ăn dặm.
Bước 4: Xào qua thịt lươn với chút gia vị. Cháo sôi thì đổ phần thịt lươn và nước cốt rau mùng tơi vào trộn đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn và đun tiếp trong 5-10 phút là có thể dùng được.
Ngoài cháo lươn, thì cháo lòng cũng là một món cực kì hút khách. Bán cháo lòng buổi sáng, buổi tối muộn cũng mang lại doanh thu đáng kể. Đừng bỏ lỡ những thông tin trong bài viết sau:
Kinh nghiệm mở quán cháo lòng đắt khách
Lươn nấu cháo với rau gì? Cải xanh
Cải xanh là một loại rau có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B, vitamin K cùng các chất nhóm hữu cơ như khoáng chất canxi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bột gạo : 100g ( tùy theo khẩu phần ăn các bạn có thể tăng giảm tùy ý ). Bột gạo làm từ gạo xay nhuyễn, khi nấu sẽ tạo độ sánh mịn giúp bé dễ ăn hơn, đặc biệt là các bé trong thời kì ăn dặm. Nếu không có bột gạo các bạn có thể nấu cháo bằng gạo sau đó cho cháo vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
Lươn làm sạch : 500g
Rau cải xanh : 50g
Hành khô, gừng tươi
Gia vị : hạt nêm, bột canh, muối
Thực hiện nấu cháo lươn với rau cảu xanh theo các bước đơn giản sau
Bước 1: Lươn làm sạch, luộc chín cùng một nhánh gừng trong khoảng 5-10 phút. Sau đó vớt ra, gỡ thịt và xương để riêng và băm nhỏ thịt. Ướp thịt lươn với 1 thìa bột canh, 1 thìa hạt nêm rồi để khoảng 10 phút cho ngấm vị. Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Rau cải nhặt sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi rồi đổ phần thịt lươn đã ướp vào xào cho săn lại. Phần xương lươn cho vào máy xay sinh tố cùng 1 chút nước lọc xay nhuyễn và rây qua màng lọc chắt lấy nước, bỏ bã.
Bước 3: Cho nồi lên bếp, cho bột gạo cùng lượng nước vừa đủ vào ninh nhừ. Khi cháo sôi thì đổ phần nước cốt xương, thịt lươn xào, rau cải vào nấu chung và nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Trong quá trình nấu không nên đậy nắp quá kín sẽ dễ làm cháo bị sôi rào nước ra ngoài nồi, nên đun với lửa nhỏ vừa phải. Khi cháo chín thì múc ra bát, để cho bớt nóng rồi thưởng thức.
Nấu cháo lươn với rau ngót
Rau ngót cũng là một nguyên liệu lành tính và rất bổ dưỡng thích hợp nấu cháo lươn.
Để bắt đầu với món cháo lươn rau ngót, bạn hãy chuẩn bị nguyên liệu như
50g gạo tẻ hoặc bột gạo
Lươn 500g
Rau ngót 100g
Hành khô và một số gia vị cần thiết.
Sau khi đầy đủ các nguyên liệu, bạn hãy thực hiện theo 3 bước như sau:
Bước 1: Lươn luộc từ 3-5 phút sau đó lọc để riêng thịt và bỏ xương. Rau ngót rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Hành khô bóc vỏ, thái miếng và phi thơm vàng sau đó vớt ra để riêng cho ráo dầu. Cho bột gạo vào nồi và nấu cháo, nêm nếm gia vị tùy ý.
Bước 3: Sau 15-20 phút khi cháo sôi thì thả thịt lươn và rau ngót vào nồi, tiếp tục ninh thêm khoảng 5-10 phút là có thể dùng được. Múc cháo ra bát và cho thêm chút hành khô phi thơm lên trên để giúp bớt ngấy và tạo mùi thơm cho món ăn.
Tham khảo: Những bí quyết để kinh doanh cháo để trở lên đông khách
Mua nồi nấu cháo bằng điện ở đâu chất lượng?
Top 5 Loại Nồi Nấu Cháo Tốt Nhất Giá Rẻ Được Update Mới Nhất 2022
Cháo lươn nấu với cà rốt
Cà rốt là một loại củ giàu beta – carotene – một dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Đây được xem là loại thực phẩm hàng đầu khi các mẹ muốn tìm kiếm một loại rau củ tốt để kết hợp nấu cháo cùng thịt lươn.
Cách nấu món cháo lươn ăn dặm cho bé với cà rốt thơm ngon:
Bước 1: Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài. Nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc.
Bước 2: Lươn luộc hoặc hấp chín, phải thật chín kỹ rồi gỡ thịt, xé nhỏ.
Bước 3: Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước, bắc lên bếp nấu sôi trở lại. Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều, đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều.
Bước 4: Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.
Cháo lươn nấu khoai môn
Khoai môn có chứa nhiều đạm, tinh bột dễ tiêu hóa cùng các loại vitamin A, B, C… Khoai môn giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
Để thực hiện ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
200g thịt lươn
100g gạo
100g khoai môn đã được thái nhỏ
1 thìa cafe hành tím
Rau mùi, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, hành lá, hạt tiêu.
Các bước nấu món cháo lươn với khoai môn:
Bước 1: Vo sạch gạo rồi nấu cháo với 1 lít nước rồi cho khoai môn vào nấu nhừ.
Bước 3: Phi thơm hành tím với một thìa dầu ăn, cho thịt lươn vào xào cho tới khi săn và thơm. Cho lươn vào nồi cháo, trộn đều. Thêm một thìa hạt nêm nữa và 2 thìa cafe nước mắm là được.
Bước 4: Khi ăn cho thêm ít hành lá và rắc một chút tiêu để món cháo thêm hấp dẫn.
Các thực phẩm không nên nấu với cháo lươn
Cháo lươn món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, với những người ốm dậy ăn cháo lươn rất tốt. Tuy nhiên, không phải nguyên liệu nào cũng có thể nấu được với cháo lươn.
Cùng điểm danh các thực phẩm nếu kết hợp với lươn để nấu cháo sẽ thành “thuốc độc” hại đến sức khỏe và tính mạng của người ăn.
Thực phẩm có tính hàn
Thực phẩm có tính hàn như chuối tiêu, dưa hấu, tôm – cua – cá biển…Nếu kết hợp với những thực phẩm này người dùng rất dễ bị ngộ độc.
Không nấu cháo lươn với rau chân vịt – cải bó xôi
Vì trong cải bó xôi có chứa axit oxalic, còn trong thịt lươn có chứa thành phần của canxi. Khi kết hợp 2 loại thực phẩm lại với nhau sẽ tạo thành thể canxi axalate – chất gây ngộ độc, đầy bụng, khó tiêu.
Sau khi ăn cháo lươn không nên ăn nho, hồng
Trong nhỏ và hồng có chứa nhiều axit tanin, còn trong lươn lại giàu protein và canxi. Cùng nạp vào cơ thể đồng thời các chất này sẽ khiến cơ thể khó tiêu, trường bụng và giảm đi giá trị dinh dưỡng rất nhiều.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết được công thức nấu cháo lươn với rau gì hợp nhất. Ngoài các loại rau kể trên bạn cũng có thể áp dụng công thức với bất kì loại củ quả nào khác như bí đỏ, bí xanh, đậu… đều được. Đối với các bạn có ý định kinh doanh hay chuẩn bị mở cửa hàng cháo cần mua nồi cháo điện có thể ghe qua cửa hàng của chúng tôi để được tư vấn và mua trực tiếp sản phẩm nhé !