Mức phạt theo pháp luật hiện hành khi chạy quá tốc độ 12 km/h? Tôi chạy xe vượt quá tốc độ 62/50 km/h bị phạt qua camera. Tôi phải đóng bao nhiêu tiền, thủ tục nộp phạt như thế nào?
Tư vấn luật giao thông:
Bạn đang xem: Mức phạt theo pháp luật hiện hành khi chạy quá tốc độ 12 km/h
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về vấn đề mức phạt theo pháp luật hiện hành khi chạy quá tốc độ 12 km/h, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì khi ô tô chạy quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức như sau:
Ô tô
Từ 05 – dưới 10 km/h
800.000 – 01 triệu đồng
(Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Từ 10 – 20 km/h
04 – 06 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe 01 – 03 tháng
(Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Từ trên 20 – 35 km/h
06 – 08 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
(Điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Từ trên 35 km/h
10 – 12 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
(Điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, người điều khiển xe ô tô quá tốc độ 12 km/h thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì khi ô tô chạy quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức như sau:
Tốc độ vượt quá
Mức phạt
Căn cứ
Từ 05 – dưới 10 km/h
300.000 – 400.000 đồng
Điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP Từ 10 – 20 km/h 800.000 – 01 triệu đồng + Tước GPLX 1-3 tháng; Điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP Từ trên 20 km/h 04 – 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Như vậy, nếu bạn điều khiển xe máy mà chạy quá tốc độ 12km sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX 1 -3 tháng;
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 100/2019//NĐ-CP quy định như sau:
Xem thêm : Nên cho trẻ ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày?
Căn cứ vào Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu; vùng xa; biên giới; miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân; tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước; hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày; kể từ ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần; trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt; người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Bên cạnh đó, mục 3 của Nghị quyết 10/NQ-CP có quy định như sau:
“3. Về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện”.
Như vậy, kể từ ngày Nghị quyết 10/NQ-CP có hiệu lực thi hành (04/02/2016) thì người vi phạm luật giao thông đường bộ có thể nộp tiền phạt và nhận các giấy tờ qua đường bưu điện thay vì phải đến trực tiếp Kho bạc Nhà nước nộp phạt rồi đem biên lai nộp tiền đến trụ sở cảnh sát giao thông nhận lại giấy tờ xe.
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, bạn phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Ngoài ra, bạn cũng có thể nộp tiền phạt qua bưu điện.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề mức phạt theo pháp luật hiện hành khi chạy quá tốc độ 12 km/h, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/03/2024 22:38
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024