Chính sách tài khóa với 2 công cụ chính của nó luôn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vậy cụ thể, chính sách tài khóa là gì? Những công cụ và vai trò của chính sách này là gì? Cùng VNSC tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là chính sách tài chính vĩ mô của Chính phủ, sử dụng các công cụ thuế và chi tiêu Chính phủ để tác động tới toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Thông qua chính sách này có thể thấy được quan điểm, cơ chế và phương thức huy động nguồn tài chính cho Ngân sách Nhà nước trong mỗi thời kỳ.
Bạn đang xem: Chính sách tài khóa có vai trò gì đối với nền kinh tế?
Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tăng trưởng chậm, chính sách tài khóa được sử dụng để thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, chính sách này cũng được thực hiện để hạ nhiệt, đảm bảo tăng trưởng và phát triển ổn định.
Chính sách tài khóa gồm 2 loại, bao gồm Chính sách tài khóa mở rộng và Chính sách tài khóa thắt chặt. Hai loại có tác động trái ngược đối với nền kinh tế, cụ thể như sau:
Chính sách tài khóa mở rộng (Expansionary Policy) là chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Thuế được điều chỉnh giảm trong khi chi tiêu Chính phủ tăng lên làm cho tổng cầu tăng. Chính sách này thường được thực hiện khi nền kinh tế tăng trưởng chậm hay trong thời kỳ suy thoái.
Chính sách tài khoá mở rộng giúp giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Khi đó tạo ra nhiều việc làm trong xã hội, người dân có thu nhập ổn định, chi tiêu tăng, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng.
Chính sách tài khóa thắt chặt (Contractionary Policy) được thực hiện nhằm ổn định, kiểm soát nền kinh tế đang tăng trưởng nóng. Việc tăng thuế và giảm chi tiêu công được thực hiện giúp giảm tổng cầu, kiềm chế nền kinh tế không phát triển quá nóng.
Xem thêm : Đất không có đường đi có lên thổ cư được không?
Khi chính sách này được thực hiện, doanh nghiệp và người dân có ít tiền hơn, hàng hóa được tạo ra trong nền kinh tế giảm. Người dân sẽ chi tiêu ít hơn, tổng cầu điều chỉnh giảm. Điều này giúp cân bằng cung cầu trong nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng, thiếu ổn định.
Có 2 công cụ chính của chính sách tài khóa, gồm thuế và chi tiêu Chính phủ. Nhà nước sử dụng 2 công cụ này như thế nào và tác động gì tới nền kinh tế? Cụ thể như sau:
Trong thuế gồm có 2 loại là thuế trực thu và thuế gián thu, cụ thể:
Khi thuế được điều chỉnh giảm, gánh nặng thuế của doanh nghiệp giảm. Doanh nghiệp có nhiều nguồn vốn hơn để phát triển kinh doanh. Từ đó, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Khi có thu nhập mọi người sẽ chi tiêu nhiều hơn, tổng cầu tăng, thúc đầy kinh tế đất nước phát triển.
Ngược lại, khi thuế tăng thì doanh nghiệp có ít vốn hơn, việc sản xuất hàng hóa dịch vụ giảm. Người dân có ít tiền hơn, chi tiêu giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh giảm. Nền kinh tế ổn định hơn khi đang tăng trưởng quá nhanh và không ổn định.
Chi tiêu Chính phủ gồm 2 loại là chi mua hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng, cụ thể:
Xem thêm : Serum rau má Centella: Thành phần, công dụng & Ưu nhược điểm
Hai khoản chi của Chính phủ tác động theo 2 hướng trái ngược tới nền kinh tế. Khi chi tiêu tăng, tổng cầu tăng, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Khi chi tiêu giảm, tổng cầu giảm, nền kinh tế quá nóng được kiềm chế ổn định.
Chính sách tài khóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, cụ thể như sau:
Cùng là chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
Định hướng chính sách tài khóa năm 2023 của nước ta
Năm 2023 dự báo kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ suy thoái. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam thuộc nền kinh tế có độ mở cao. Để đạt được các mục tiêu kinh tế đã đề ra, một số giải pháp thực chính sách tài khóa được nêu ra như sau:
Bài viết là những thông tin cơ bản nhất về khái niệm, công cụ và vai trò của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế. Đây là một chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, được nhà nước quan tâm, sử dụng kết hợp với các chính sách khác để thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 12/04/2024 18:40
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024