1. Phủ định của phủ định là gì?
Phủ định: thế giới vật chất vận động và phát triển không ngừng; một dạng vật chất nào đó sinh ra; tồn tại, mất đi được thay thế bằng 1 dạng vật chất khác, triết học gọi sự thay thế đó là phủ định, là 1 yếu tố phải có trong quá trình vận động và phát triển của vật chất.
Phép biện chứng duy vật không đề cập đến sự phủ định chung, mà chỉ nói đến sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển, cho cái mới ra đời thay thế cái cũ, đó là sự phủ định biện chứng.
Bạn đang xem: Quy luật phủ định của phủ định: Nội dung, ví dụ và vận dụng?
Phủ định biện chứng có những đặc điểm sau:
-Tính khách quan: những nhà triết học theo quan điểm siêu hình cho rằng phủ định là nguyên nhân bên ngoài đưa lại, xem sự vật hiện tượng là cái bị cô lập, tách rời nhau, phép biện chứng duy vật khẳng định nguyên nhân của phủ định để cái mới ra đời thay thế cái cũ chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật, vì vậy phủ định có tính khách quan, là yếu tố tất yếu của sự phát triển (ví dụ: CNXH phủ định chủ nghĩa tư bản chính là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản, vốn có, khách quan trong lòng xã hội tư bản, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất).
-Tính kế thừa: những nhà triết học theo quan điểm siêu hình, coi phủ định là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, chấm dứt sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của bản thân sự vật; còn quan điểm của những nhà triết học biện chứng duy vật thì phủ định biện chứng là kết quả của sự tự thân phát triển để tạo cái mới, không thể là 1 sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn mà là sự phủ định có kế thừa, cái mới ra đời trên cơ sở chọn lọc giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp của cái cũ, nó chỉ gạt bỏ đi những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phất triển( ví dụ: sự duy truyền của sinh vật; các hình thái kinh tế xã hội, trong xã hội loài người trong tư duy nhận thức của con người)
2. Nội dung quy luật phủ định của phủ định:
Thế giới vận động không ngừng thông qua quá trình phủ định của phủ định; tức là sự vật mới ra đồi như là kết quả của sự phủ định biện chứng cái cũ, rồi đến lược nó bị cái mới hơn phủ định, cứ thế tạo ra khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao 1 cách vô tận theo hình xoắn ốc; sau mỗi chu kỳ của sự phát triển, sự vật lại trở lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới, cao hơn.
Sự phát triển theo khuynh hướng phủ định của phủ đinh đã từng được các nhà biện chứng tự phát nêu ra, song do chưa nhận thức sâu sắc tính biện chứng của quá trình phát triển nên đã tuyệt đối hóa tính ;lặp lại sau 1 chu kỳ phát triển, coi đó như là 1 quá trình diễn ra theo vòng tròn khép kín.
Những nhà triết học duy vật biện chứng thì cho rằng sự vận động diễn ra theo nhiều xu hướng, tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất cũng được biểu hiện trong tính vô cùng vô tận của các khuynh hướng vận động; theo đó sự vận động theo vòng tròn khép kín chỉ là 1 trong những khuynh hướng có thể, đó không phải là khuynh hướng duy nhất.
Sự phát triển biện chứng thông qua nhiều lần phủ định biện chứng, chính là sự thống nhất loại bỏ, kế thừa và phát triển; mỗi lần phủ định biện chứng sẽ mang ;lại những nhân tố tích cực mới; do đó sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng tiến lên không ngừng; sự phát triển tiến lên không ngừng đó, không phái diễn ra theo đường thẳng mà theo đường xoắn ốc, mỗi vòn xoáy biểu hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển.
Xem thêm : Tài khoản Zalo miễn phí 2024, Cho Nick Zalo ảo free mới nhất
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển do mâu thuẫn; mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh chuyển hóa các mặt đối lập trong bản thân sự vật, sự phủ định lần thứ nhất được thực hiện một cách căn bản sẽ làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình; lần phủ định tiếp theo dẫn đến sự ra đời của sự vật mới mang nhiều đặc trưng đối lập với cái trung gian, như vậy về hình thức sẽ trở lại cái xuất phát nhưng về thực chất không phải giống nguyên cái cũ, mà dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Số lượng các lần phủ định trong 1 chu kỳ phát triển cụ thể, trong thực tế có thể nhiều hơn hay tùy theo tính chất của 1 quá trình phát triển cụ thể. (ví dụ: hạt lúa: 2, tơ tằm: 4)
3. Ví dụ về quy luật phủ định của phủ định:
+ Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) => Phủ định lần 1 tạo ra gà mái con => Phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh ra nhiều quả trứng.
+ Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) => Phủ định lần 1 tạo ra cây lúa => Phủ định lần 2, cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.
Ở 2 ví dụ trên ta có một chu kỳ phát triển: Từ một quả trứng ban đầu đến nhiều quả trứng mới. Từ một hạt thóc ban đầu đến nhiều hạt thóc mới. Từ một đến nhiều tức là có sự phát triển lên nấc thang cao hơn. Đó là kết quả phủ định của phủ định.
4. Đặc điểm của quy luật phủ định của phủ định:
Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là: tính khách quan và tính kế thừa.
+ Tính khách quan:
Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Nguyên nhân đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật.
Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển. Vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng.
Phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí chủ quan ủa con người. Con người chỉ có thể tác động mà cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.
Xem thêm : Cây Bồ Công Anh Có Mấy Loại? Dùng Loại Nào Tốt Nhất?
+ Tính kế thừa:
Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ.
Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chúng không thê từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực.
Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định những mặt tốt, tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực.
Có thể nói, sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó những giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm những mặt mới phù hợp với hiện thực.
Phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, quá khứ và hiện tại. Phủ định biện chứng là một khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.
5. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định:
Quy luật phủ định của phủ định giúp ta hiểu biết 1 cách đúng đắn về xu hướng của sự phát triển và được diễn ra trong quá trình quanh co, phức tạp, đặc biệt là trong lĩnh vực đời sống xã hội.
Quy luật phủ định của phủ định giúp ta có cái nhìn về xu thế của thời đại mà ta đang sống, mặc dù hệ thống XHCN đã tan rã, qua đó xây dựng niềm tin tất thắng của CNXH đối với CNTB.
Quy luật phủ định của phủ định giúp ta hiểu biết đầy đủ hơn về cái mới, cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật, nó luôn biểu hiện là giai đoạn cao về chất trong sự phát triển, trong lĩnh vực tự nhiên cái mới ra đời mang tính tự phát, trong lĩnh vực xã hội cái mới xuất hiện gắn liền với sự nhận thức và hoạt động có ý thức của con người, qua đó xây dựng thái độ ủng hộ cái mới, đấu tranh loại trừ cái cũ trong đời sống xã hội.
Quy luật phủ định của phủ định có ý nghĩa phương pháp luận như sau:
- Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời cái mới, mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới.
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định sạch trơn. Đồng thời phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ.
- Chống thái độ hư vô chủ nghĩa, đồng thời chống thái độ bảo thủ, khư khư ôm lấy những gì đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp, không chịu đổi mới.
- Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường xoắn ốc đi lên. Nghĩa là, có nhiều khó khăn, phức tạp trong quá trình vận động, phát triển. Phát triển không phải là đường thẳng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp