Mẹ đang quan tâm trong nước mía có những thành phần gì? Các chất đấy có nên bổ sung vào chế độ ăn khắt khe của mẹ đang cho con bú không? Mẹ hãy tìm hiểu về các thành phần đó ngay dưới bài viết này để biết sau sinh uống nước mía có thật sự tốt không nhé!
Mía là cây nông nghiệp quen thuộc ở Việt Nam dùng để làm đường nâu, mật mía, đường mía…Ngoài ra, nước mía cũng nổi tiếng là một thức uống ngon bổ rẻ được bán ở các hàng rong. Nước mía được ép từ mía được gọt vỏ sạch, có vị ngọt thanh dễ chịu phù hợp làm nước giải khát. Nước mía được sử dụng rộng rãi như vậy là nhờ các thành phần dinh dưỡng có trong mía như chất xơ, vitamin, các chất điện giải, chất chống oxy hóa… Vì vậy mẹ sau sinh uống nước mía sẽ rất tốt và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé đó.
Bạn đang xem: Mẹ sau sinh uống nước mía và những lợi ích bất ngờ
Mẹ hãy xem qua trong 1 cốc nước mía 100ml có các thành phần dinh dưỡng gì và các lợi ích mà mỗi chất mang lại liệu có phù hợp cho mẹ sau sinh không?
Thành phần dinh dưỡng trong 100g mía Năng lượng 269.1kcal Cung cấp năng lượng cần thiết trong một ngày Kali 63mg Tốt cho hệ tiêu hóa Canxi 13mg Chắc khỏe xương khớp Sắt 3.6mg Thúc đẩy hệ miễn dịch Magie 10mg Thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, chống loãng xương Natri 58mg Duy trì huyết áp ổn định Amino axit 0mg Thành phần cấu tạo nên protein, cải thiện tâm trạng Vitamin C 0mg Hỗ trợ hấp thu sắt Vitamin B1 0mg Cải thiện sức khỏe Vitamin B6 0mg Chống oxy hóa trong cơ thể Kẽm 0mg Ngăn ngừa các bệnh về mắt Chất xơ 15g Giúp giảm cân tốt Cacbonhydrat 73g Tăng năng lượng
Mẹ vẫn lo sợ rằng sau sinh uống nước mía có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Hãy cùng góc của mẹ tìm hiểu về những lợi ích thần kỳ của nước mía cho sức khỏe của mẹ và bé ngay dưới đây.
Uống nước mía sau sinh mang lại lợi ích thần kỳ cho mẹ trong việc phục hồi sức khỏe, làn da, vóc dáng và phòng ngừa các bệnh khác.
Sau sinh uống nước mía sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời trong chế độ giảm cân của mẹ. Chất xơ chiếm khoảng 13- 15% trong một cốc nước mía, nó còn là chất xơ tiêu hóa vì thế sẽ hỗ trợ mẹ ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa. Bên cạnh đó chất xơ trong nước mía tốt cho đường ruột, tạo cảm giác no lâu, hạn chế ăn nhiều bữa giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng, năng lượng hàng ngày thì canxi cũng rất cần thiết cho mẹ. Mẹ sau sinh thường bị hao hụt một lượng canxi, để nạp lại canxi hiệu quả mẹ sau sinh nên uống nước mía. Vì trong nước mía có lượng canxi, magie, sắt, kẽm dồi dào giúp mẹ phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, còn cung cấp được một lượng canxi cho bé qua đường sữa mẹ giúp bé phát triển nhanh và chắc khỏe xương.
Thời gian này mẹ sau sinh uống nước mía sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho làn da của mẹ. Khi các hợp chất chống oxy hóa phenolic và flavonoid kết hợp với các loại axit alpha hydroxy có trong nước mía sẽ giúp phục hồi làn da sau sinh, chậm lão hóa, da mịn trắng khỏe.
Mẹ sau sinh hệ tiêu hóa chưa ổn định dễ gặp phải tình trạng khó tiêu, táo bón. Kali trong nước mía duy trì sự cân bằng PH làm dạ dày tiết dịch vị giúp mẹ giảm táo bón, đầy hơi khó tiêu. Hệ tiêu hóa sẽ được phục hồi nhanh chóng khi mẹ sau sinh uống nước mía thường xuyên.
Một trong những vấn đề sau sinh mẹ thường gặp phải là tinh thần căng thẳng, mệt mỏi. Nước mía có chứa nhiều axit amin và magie giúp cân bằng các nội tiết tố nữ và giảm căng thẳng. Sau sinh uống nước mía để khắc phục tình trạng trên mẹ nhé.
Trong các nghiên cứu đã chỉ ra uống nước mía có tác dụng trong việc giảm và ức chế tác động của các tế bào ung thư. Đặc biệt đối với mẹ đang cho con bú, mẹ sau sinh uống nước mía có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Vì vậy mẹ hãy cho nước mía vào thực đơn sau sinh của mình nhé!
Nước mía không chỉ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mẹ mà bên cạnh đó còn có lợi cho xương và răng của bé, khắc phục các bệnh về da cho bé. Mẹ hãy xem dưới đây nhé
Với hàm lượng canxi dồi dào, cùng các dưỡng chất sắt, kẽm, magie có trong nước mía mẹ hoàn toàn nên uống nước mía sau sinh. Các dưỡng chất đó sẽ qua đường sữa mẹ và nạp vào cơ thể bé giúp bé chắc khỏe xương, kích thích mọc răng và thúc đẩy sự phát triển của bé vượt trội hơn rất nhiều đấy
Có nhiều bé mới sinh ra đã mắc bệnh vàng da, mẹ yên tâm vì bệnh vàng da không đáng lo ngại, da sẽ bình thường trở lại trong một khoảng thời gian nhất định. Nước mía có các chất chống oxy hóa bảo vệ gan chống lại nhiễm trùng và kiểm soát nồng độ bilirubin trong máu giúp làm giảm tình trạng vàng da. Vì vậy khuyến khích mẹ sau sinh uống nước mía để giúp bé có làn da khỏe mạnh nhé.
Để tăng sự đa dạng trong thực đơn của mẹ sau sinh, góc của mẹ đã sưu tầm giúp mẹ cách làm 4 đồ uống siêu ngon làm từ nước mía cho mẹ tham khảo dưới đây.
Mùa hè này với một ly nước mía cốt dừa sẽ giúp mẹ giải khát hiệu quả và an toàn sức khỏe.
Nguyên liệu làm nước mía cốt dừa
Cách làm nước mía cốt dừa
Mẹ sau sinh uống nước mía hãy thêm một chút vị thơm và bùi của đậu xanh vào để tăng thêm sức hấp dẫn món thức uống nhé!
Nguyên liệu làm nước mía đậu xanh
Cách làm nước mía đậu xanh
Sự kết hợp hoàn hảo của dâu tây và nước mía làm thức uống thơm ngon hơn rất nhiều. Mẹ xem và thực hiện cách làm ở dưới đây.
Nguyên liệu làm nước mía dâu tây
Cách làm nước mía dâu tây
Mẹ sau sinh uống nước mía nhất định đừng bỏ lỡ gợi ý cách làm món nước mía sầu riêng này mẹ nhé.
Nguyên liệu làm nước mía sầu riêng
Cách làm nước mía sầu riêng
Để đảm bảo sau sinh uống nước mía mẹ có thể hấp thu được các dưỡng chất một cách hiệu quả và an toàn mẹ hãy lưu ý một số điều dưới đây khi uống nước mía
1 – Mẹ nên uống nước mía với lượng vừa phải
Nước mía không gây tác dụng phụ gì cho mẹ sau sinh nhưng mẹ cần uống vừa phải, chỉ nên uống khoảng 1 ly 250ml 1 ngày. Uống nhiều quá sẽ khiến bụng mẹ cảm thấy khó chịu, rối loạn tiêu hóa, mẹ chú ý nhé
Xem thêm : Công an huyện Bình Chánh lập tổ cấp CCCD lưu động phục vụ dân
2 – Mẹ không nên uống mía không đảm bảo vệ sinh, nhất là nước mía vỉa hè
Nếu có thể mẹ hãy tự ép nước mía để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vì nước mía vỉa hè thường bụi bặm chứa nhiều tạp chất, hoặc bị pha loãng nhiều nước. Những điều đó có thể làm mẹ đau bụng, nhiễm khuẩn, mẹ nên lựa chọn nơi uy tín có chất lượng vệ sinh tốt để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
3 – Nếu tự làm nước mía tại nhà, mẹ nhớ rửa sạch nguyên liệu và dụng cụ với nước rửa bình và rau quả Mamamy:
Trước khi làm nước mía mẹ hãy rửa thật sạch các nguyên liệu. Góc của mẹ khuyên mẹ nên dùng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Sản phẩm được chiết xuất từ ngô và rượu dừa giúp sạch khuẩn rau củ hiệu quả, ngoài ra còn khử được hoàn toàn mùi tanh của bùn đất bám trên rau quả. Với thành phần Alkyldiaminoethyglycine Hydrochlo – ride không mùi, không hóa chất tạo bọt sẽ giúp mẹ đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.
4 – Mẹ không được uống nước mía đã để lâu, luôn uống trong vòng nửa tiếng sau khi ép
Nước mía để lâu có thể sẽ bị lên men, bốc mùi gây khó uống và mất đi vị đặc trưng của nước mía. Khi mẹ lỡ uống vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa.
5 – Không nên uống khi dùng thuốc
Mẹ sau sinh uống nước mía tuyệt đối không dùng chung với các thuốc đặc trị vì policosanol trong mía – chất làm giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch sẽ bị vô hiệu hóa.
6 – Nên uống vào ban ngày
Do đặc tính lợi tiểu, nếu uống vào ban đêm thì sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ và bé. Mẹ sau sinh uống nước mía nên uống vào ban ngày sẽ tốt hơn nhé!
7 – Không uống nước mía để lâu trong tủ lạnh.
Mẹ không nên để nước mía lâu trong tủ lạnh vì nước mía để lâu có tính hàn dễ gây lạnh bụng. Mẹ sau sinh uống nước mía cần uống liền ngay khi đang còn mới.
Bài viết này, góc của mẹ mong rằng đã cung cấp đầy đủ các thông tin mà mẹ cần biết về việc sau sinh uống nước mía cũng như các lợi ích thần kỳ mà nước mía mang lại. Mẹ hãy an tâm sử dụng thức uống này vào thực đơn sau sinh của mẹ nhé.
Tham khảo thêm:
Sau sinh uống sữa bí đỏ được không?
Sau sinh uống sữa nghệ có tốt không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 19/03/2024 14:14
3 ngày cuối tháng 10 âm lịch - Thời điểm làm giàu đã cận kề,…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…