Bộ luật Hình sự 2015 quy định chủ thể của tội phạm bao gồm 2 loại: chủ thể của tội phạm là cá nhân và chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại. Pháp luật hình sự quy định như thế nào đối với hai loại chủ thể này. Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trong bất kỳ quan hệ pháp luật nào, yếu tố chủ thể luôn đóng vai trò là trọng tâm, là nội dung của quan hệ pháp luật. Khi xét đến vi phạm pháp luật, thì chủ thể chi phối, quyết định đến toàn bộ quá trình vi phạm pháp luật. Trong tội phạm cũng vậy, chính chủ thể là đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, do đó, các biểu hiện từ khách thể của tội phạm, đến mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm đều do chủ thể quyết định. Việc nghiên cứu chủ thể của tội phạm rất quan trọng và phức tạp. Chỉ được xem là có tội phạm khi chủ thể thực hiện phải thỏa mãn những điều kiện cần và đủ.
Bạn đang xem: Phân tích mặt chủ thể của tội phạm trong luật hình sự
Trải qua quá trình lịch sử lập pháp hình sự, để đáp ứng yêu cầu từ sự thay đổi của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật hình sự Việt Nam đã có những thay đổi trong quy định về chủ thể của tội phạm. Về cơ bản, quy định về chủ thể của tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam trước khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực không có sự thay đổi đáng kể, pháp luật hình sự luôn quy định chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, quy định truyền thống này nhằm phù hợp với nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc trách nhiệm cá nhân của luật hình sự cũng như phù hợp với mục đích giáo dục, cải tạo của việc áp dụng hình
phạt đối với người phạm tội, chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hành vi vi phạm của các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức kinh tế, khi vì mục đích lợi nhuận mà bất chấp tất cả, đã gây ra những hậu quả lớn cho đời sống xã hội, nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà chỉ bị áp dụng chế tài hành chính hoặc dân sự. Do đó, yêu cầu đặt ra, pháp luật hình sự phải thay đổi theo hướng mở rộng chủ thể của tội phạm bên cạnh con người cụ thể, phải quy định thêm chủ thể là tổ chức. Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định chủ thể của tội phạm là cá nhân và pháp nhân thương mại.
Như vậy, chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội.
Với khái niệm này, việc nghiên cứu chủ thể của tội phạm phải nghiên cứu hai đối tượng: (1) cá nhân; (2) pháp nhân thương mại. Tùy vào đặc điểm đặc trưng của mỗi đối tượng để chúng ta nghiên cứu và đưa ra các điều kiện thỏa mãn tội phạm riêng. Bộ luật Hình sự đã xác định các điều kiện này thông qua các quy định cụ thể. Trong nội dung ở chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu chủ thể của tội phạm là cá nhân phạm tội, phần pháp nhân thương mại phạm tội sẽ được nghiên cứu ở phần khác trong Giáo trình này2.
Chủ thể của tội phạm là cá nhân được ghi nhận ở pháp luật hình sự của tất cả các quốc gia trên thế giới. Pháp luật hình sự Việt Nam đã xác định cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự là con người cụ thể khi thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định, các điều kiện đó là: (1) có năng lực trách nhiệm hình sự; và (2) đạt độ tuổi nhất định theo luật định.
Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và khả năng điều khiển hành vi ấy của người phạm tội.
Pháp luật hình sự không quy định một người có năng lực trách nhiệm hình sự là như thế nào, tuy nhiên, các quy định trong Bộ luật Hình sự xác định các điều kiện để có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Điều kiện thứ nhất, người thực hiện hành vi phạm tội phải đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự. Pháp luật hình sự ghi nhận độ tuổi cụ thể để một người khi thực hiện hành vi họ nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi đó, cũng như hậu quả xảy ra (hoặc có thể xảy ra) và điều khiển được hành vi của mình theo đúng yêu cầu của xã hội, của pháp luật.
– Điều kiện thứ hai, người thực hiện hành vi phạm tội khi đạt độ tuổi theo luật định họ không bị mắc các căn bệnh làm mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi của mình. Các căn bệnh đó được pháp luật hình sự quy định cụ thể1.
Xem thêm : Massage giúp tăng kích cỡ vòng 1?
Tóm lại, có thể hiểu, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đạt độ tuổi theo luật định và không mắc các căn bệnh làm mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một nội dung rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân người phạm tội. Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội nhưng phải vừa đạt được mục đích bảo vệ quyền
con người, đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Luật hình sự Việt Nam căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước, cũng như dựa vào kết quả công trình nghiên cứu khảo sát về tâm sinh lý con người và căn cứ vào chính sách hình sự qua các thời kỳ lịch sử của Nhà nước, Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Như vậy, luật hình sự Việt Nam không quy định độ tuổi tối đa phải chịu trách nhiệm hình sự, mà chỉ quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự là tròn 14 tuổi. Tuy nhiên, có những quy định về điều kiện để áp dụng trách nhiệm hình sự, cụ thể:
– Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên “phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”. Căn cứ vào tình hình phát triển chung về thể chất và tâm sinh lý của người Việt Nam, người từ đủ 16 tuổi trở lên là người đã nhận thức được tính nguy hiểm của mọi hành vi mà mình thực hiện cũng như khả năng điều khiển được hành vi ấy, do đó, phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà mình gây ra. Tuy nhiên, để xác định tính phù hợp và linh hoạt trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở một số tội phạm cụ thể, pháp luật hình sự có quy định riêng ở một số tội phạm, mà độ tuổi cụ thể được đề cập trong cấu thành cơ bản của tội phạm ấy. Ví dụ: khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi… thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”, như vậy, độ tuổi tối thiểu đối với tội danh này là tròn 18 tuổi trở lên.
– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi “phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.” Với quy định này, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bao gồm: (1) Tội phạm thực hiện phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, tức là mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình1; (2) Tội phạm thực hiện phải thuộc tội danh được quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự. Quy định này trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thu hẹp phạm vi đối tượng người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã khắc phục hạn chế của các Bộ luật Hình sự trước đó. Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999 đều xác định loại tội phạm và lỗi là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự2 mà không có sự phân loại các tội phạm cụ thể. ³ực tế, người trong độ tuổi này dễ bị lôi kéo, dụ dỗ để thực hiện tội phạm và họ không nhận thức được hoặc nhận thức không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mình thực hiện, ví dụ như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm chiến tranh… Do đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã giới hạn một cách cụ thể, rõ ràng các loại tội phạm và tội phạm cụ thể mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này phù hợp với nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự dựa vào yếu tố lỗi và truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế khách quan, đảm bảo quyền con người đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi nói chung và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng.
Pháp luật hình sự xác định nguyên tắc tính tuổi tròn đối với chủ thể của tội phạm là cá nhân. ³uật ngữ “từ đủ” trong điều luật đã xác định một nguyên tắc khi tính tuổi là phải tròn ngày, tròn tháng, tròn năm. Ví dụ: Nguyễn Văn A, sinh ngày 20/10/2002 thì phải đến ngày 20/10/2016 mới tròn 14 tuổi và đến 20/10/2018 mới tròn 16 tuổi. Trong trường hợp không xác định được ngày sinh hoặc tháng sinh của người phạm tội thì sẽ chọn ngày cuối cùng của tháng, nếu xác định được tháng sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của quý, nếu xác định được quý sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của năm nếu xác định được năm sinh của người phạm tội1. Ví dụ: Vào ngày 20/5/2019, Trần Văn B, thực hiện hành vi giết người được quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Qua xác minh thì cơ quan chức năng xác định được B sinh vào tháng 5/2005 mà không xác định được ngày sinh. Trong trường hợp này, căn cứ vào quy định của pháp luật hình sự thì lấy ngày cuối cùng của tháng 5/2005 làm ngày sinh cho B, tức B sinh ngày 31/5/2005. Như vậy, B chưa tròn 14 tuổi, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với B. Quy định này xuất phát trên cơ sở nguyên tắc áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự có lợi và nhân đạo cho người phạm tội.
Chủ thể đặc biệt của tội phạm là thuật ngữ dùng để chỉ người phạm tội ngoài điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định phải thỏa mãn thêm một số dấu hiệu thuộc về nhân thân dùng để định tội trong một số tội phạm cụ thể.
Các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt là các đặc điểm phản ánh nhân thân người phạm tội được thể hiện ở đặc điểm sinh học, đặc điểm tâm lý và đặc điểm xã hội, dùng làm dấu hiệu để định tội, cụ thể:
Xem thêm : Sữa Meiji Nhật nội địa hay nhập khẩu tốt hơn? Bảng giá sữa Meiji nội địa Nhật
– Về đặc điểm sinh học: một số tội danh bắt buộc dấu hiệu giới tính là dấu hiệu định tội, ví dụ như tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật Hình sự năm 2015), yêu cầu người phạm tội phải là người mẹ trực tiếp sinh ra đứa trẻ – nạn nhân bị giết hoặc bị vứt bỏ, như vậy phải là nữ giới.
– Về đặc điểm tâm lý: dấu hiệu tâm lý của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong một số tội danh, như tội phạm tại Điều 125, Điều 135 Bộ luật Hình sự năm 2015, khi yêu cầu người phạm tội phải ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội.
– Về đặc điểm xã hội: các dấu hiệu thuộc về đặc điểm này dùng làm dấu hiệu định tội thể hiện khá phổ biến ở các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự, như dấu hiệu về hoàn cảnh gia đình là dấu hiệu bắt buộc trong tội loạn luân tại Điều 184, hay dấu hiệu người có chức vụ, quyền hạn là dấu hiệu bắt buộc trong các tội phạm về tham nhũng…
Việc xác định chủ thể đặc biệt để định tội trong một số tội danh của Bộ luật Hình sự thể hiện sự linh hoạt, phù hợp khi xác định những điều kiện của chủ thể là cá nhân để truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi vì, các đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội ảnh hưởng rất lớn đối với việc thực hiện hành vi phạm tội, do đó, khi truy cứu trách nhiệm hình sự đòi hỏi phải căn cứ vào từng tội phạm cụ thể để xem xét vai trò pháp lý của những dấu hiệu nhân thân một cách kỹ lưỡng và phù hợp.
Chủ thể của tội phạm và nhân thân người phạm tội tuy không đồng nhất với nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chủ thể của tội phạm là khái niệm dùng để chỉ con người cụ thể khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định (dấu hiệu của chủ thể). Còn nhân thân người phạm tội là nhân cách xã hội, là đặc điểm của chủ thể bao trùm lên khái niệm chủ thể của tội phạm.
Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội để phân biệt với những người khác, chúng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện tội phạm.
Việc xác định nhân thân người phạm tội có ý nghĩa pháp lý quan trọng:
– Về phương diện định tội: Một số tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì hầu hết các dấu hiệu chủ thể đặc biệt phản ánh đặc điểm nhân thân người phạm tội.
– Về phương diện định khung hình phạt và quyết định hình phạt: Nhiều tình tiết định khung và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt là các tình tiết được phản ánh bởi các dấu hiệu thuộc về nhân thân người phạm tội.
– Về phương diện thực tiễn: Việc xác định nhân thân người phạm tội giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ một số tình tiết liên quan đến vụ án, từ đó giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ.
Như vậy, nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội để phân biệt với những người khác và ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện tội phạm.
Xem thêm: Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành tội phạm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/04/2024 03:28
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024