Categories: Tổng hợp

Tin tức

Published by

1. Tìm hiểu về bệnh mắt cá chân

Mắt cá chân là tình trạng tổn thương dày sừng da ở lòng bàn chân hoặc những vị trí thường xuyên ma sát với giày dép, như: mặt lòng của ngón chân út, cạnh bàn chân, gót chân,… Số lượng của các mắt cá chân có thể dao động khoảng 1 – 2 cái hoặc nhiều hơn và chúng không có tính đối xứng.

Bệnh mắt cá chân có thể xuất hiện ở bất cứ ai

Để nhận biết bệnh, bạn có thể dựa vào đặc điểm đặc trưng là ở giữa mắt cá chân sẽ có chất sừng, phần viền da xung quanh có màu vàng trong, viền dày sừng. Người bị bệnh thường cảm thấy đau khi đi lại hoặc bị các tác động lên khu vực này. Mắt cá chân có thể bằng phẳng nhưng cũng có thể trồi lên trên da. Phần bề mặt của mắt cá có thể có vảy hoặc không.

Nguyên nhân khiến mắt cá chân hình thành là vì trong da có dị vật do người bệnh có thể vô tình dẫm phải dị vật hoặc dị vật đâm vào da, tồn tại ở trong da mà không biết. Khi những dị vật này đâm sâu vào bên trong lớp da sẽ hình thành nên nhân mắt cá. Một thời gian sau, các mô xung quanh sẽ dần bị xơ hóa và bám vào phần dị vật. Mặc dù bệnh không có tính lây lan, tuy nhiên chúng có thể bị biến chứng như bị vỡ mủ, bị nhiễm trùng hoặc bị viêm đường bạch mạch.

2. Cách phân biệt bệnh mắt cá chân với những bệnh lý khác

Có khá nhiều trường hợp bị nhầm lẫn bệnh mắt cá chân với những bệnh lý khác tương tự, như:

2.1. Chai chân

Đây là tình trạng bị dày sừng da do quá trình tỳ đè hoặc ma sát trong thời gian dài. Chai chân là khi 1 vùng da bị dày hơn, hơi cộm lên, nổi bật với sắc ngả vàng, sờ vào bị cứng và ít khi gây đau. Đặc biệt, chai chân không có nhân ở giữa như dạng bệnh lý mắt cá chân.

2.2. Mụn cóc ở lòng bàn chân

Loại bệnh lý này còn có một tên gọi khác là mụn cơm, thường mọc phổ biến ở khu vực lòng bàn chân. Mụn cóc thường có độ sâu hơn, khô hơn và ít khi gây cảm giác đau. Những nốt mụn này có thể mọc ở nhiều khu vực khác nhau không nhất thiết là những vùng da bị tỳ đè.

Mụn cóc còn có khả năng lây sang các khu vực khác ở trên cơ thể. Cũng có những trường hợp, mụn cóc có thể lây lan từ người này sang người khác.

3. Những cách chữa mắt cá chân thường được áp dụng

Nguyên tắc chính đối với việc điều trị chứng mắt cá chân chính là loại bỏ hoàn toàn những tổ chức dày sừng khu trú. Nếu các tác nhân không được loại bỏ hết có thể khiến bệnh tái phát và có khả năng bị bội nhiễm tại chỗ. Một vài cách chữa mắt cá chân thường thấy bao gồm:

Mắt cá chân có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau

Lưu ý: các biện pháp sau đây chỉ áp dụng sau khi đã thăm khám và được bác sĩ chỉ định, hướng dẫn thực hiện

3.1. Sử dụng thuốc lột Acid Salicylic

Với những vết mắt cá chân có kích thước dưới 0,5cm thì bệnh nhân có thể chọn dùng Acid Salicylic để khiến cho các tế bào sừng ở phần mắt cá bị phá hủy. Tuy nhiên, quá trình này thường sẽ mất khoảng vài tuần hoặc lâu hơn để các nốt mắt cá chân biến mất hoàn toàn.

Trước khi sử dụng Acid Salicylic, bệnh nhân nên vệ sinh vùng da bị mắt cá chân thật sạch sẽ rồi mới bôi thuốc. Thuốc bôi sẽ chống chỉ định đối với các trường hợp đang bị mắc những bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi và cả những trường hợp mắt cá chân đang có dấu hiệu nhiễm trùng.

3.2. Chấm Acid

Với phương pháp này, người bệnh nên loại bỏ lớp tế bào chết phía trên bề mặt mắt cá chân bằng dũa móng đã được vệ sinh, cọ xát nhẹ nhàng. Sau đó, bạn thoa lên vết mụn này một lớp thuốc và cẩn thận không để thuốc dính sang các vùng da khác. Sau khi thuốc đã khô sẽ để lại trên bề mặt da một lớp màu trắng. Để hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc 1 lần/ngày sau khi tắm.

Cách chữa mắt cá chân bằng dung dịch acid

3.3. Sử dụng miếng dán Acid

Cách chữa mắt cá chân tiếp theo chính là sử dụng các miếng dán acid để làm mềm lớp da bị sừng hóa. Dưới tác động của acid, phần da bên ngoài sẽ dần bị khô cứng và để lộ phần cồi mắt cá ra ngoài. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau nhức ở vết mắt cá chân.

Khi phần cồi mắt cá trồi lên thì lớp da non sẽ được hình thành và khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy. Lúc này, bạn không được bóc hoặc cắt đi phần cồi để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Thay vào đó, bạn hãy để cho phần cồi mắt cá chân tự bong ra ngoài. Khi phần cồi đã được đẩy ra bên ngoài hoàn toàn, bạn có thể sử dụng thêm 1 hoặc 2 miếng dán acid nhằm bảo vệ phần da non ở bên dưới tốt hơn.

Sử dụng miếng dán Acid cũng khá hiệu quả

3.4. Chấm dung dịch ni-tơ lỏng

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên chấm ni-tơ lỏng cách nhau khoảng 1 – 2 tuần mỗi lần. Khí ni-tơ lỏng có ưu điểm không làm thay đổi sắc tố da và gây sẹo ở các vị trí được chấm dung dịch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sử dụng ni-tơ lỏng ở trên da có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, phần da bị phồng nước và bị đau nhức một thời gian sau đó.

3.5. Tiểu phẫu cắt bỏ mắt cá chân

Tiểu phẫu thường được chỉ định với những trường hợp mắt cá chân ở cạnh bàn chân, phần gót chân,… Thời gian phục hồi hậu phẫu nhanh, việc chăm sóc vết thương cũng dễ dàng và ít rủi ro bị nhiễm trùng hơn. Tuy nhiên, so với các cách chữa mắt cá chân ở trên thì phương pháp này có chi phí khá cao. Vết mổ nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể để lại sẹo. Ngoài ra, nếu thực hiện ở những cơ sở y tế không uy tín, nhân mắt cá chân không được lấy hết thì có thể khiến bệnh tái phát trở lại.

Tiểu phẫu mắt cá chân có hiệu quả điều trị tốt

3.6. Đốt điện

Trong số các phương pháp trên thì đốt điện là phương pháp đạt hiệu quả tốt, được sử dụng nhiều nhất và có thể điều trị triệt để. Đốt điện có thể áp dụng được cho nhiều tình trạng mắt cá chân ở những khu vực khác nhau. Một dòng điện cao tần sẽ được sử dụng để làm cháy các tổ chức khu trú gây bệnh.

Ưu điểm của phương pháp là dễ thực hiện, chi phí cũng khá thấp và có thể khoét sâu được vào trong tổ chức khu trú ra để lấy đi phần nhân mắt cá triệt để. Bên cạnh ưu điểm thì đốt điện cũng tồn tại những nhược điểm nhất định như thời gian phục hồi lâu hơn, với những vết thương lớn có thể gây chảy máu và không thể tiến hành khâu cầm máu.

Sau quá trình đốt điện, vết thương sẽ có có hình tương tự như miệng núi lửa và không cần phải khâu lại. Người bệnh cũng cần vệ sinh, thay băng cho vết thương hàng ngày và bôi thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Vết thương sau đốt điện thường sẽ mất khoảng 2 – 4 tuần.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh mắt cá chân

Để phòng ngừa bệnh mắt cá chân, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Không nên mang giày quá chật, hạn chế mang guốc cao gót trong thời gian dài. Thay vào đó, bạn nên chọn các loại dép thoải mái để chân được thông thoáng hơn.
  • Trong trường hợp bạn phải mang giày thường xuyên thì nên mang thêm vớ hoặc sử dụng các miếng lót để hạn chế bề mặt da chân bị tổn thương do cọ xát nhiều.
  • Khi bệnh mới được phát hiện thì bạn nên tiến hành điều trị sớm để đạt được kết quả tốt nhất.

Bạn nên lựa chọn các loại dép thoải mái để di chuyển hàng ngày

Trên đây là một số thông tin cơ bản có liên quan đến cách chữa mắt cá chân mà bạn có thể tham khảo. Trước khi áp dụng bất cứ biện pháp điều trị nào, bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có được phác đồ điều trị thích hợp nhất. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. Để đặt lịch khám, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn thêm.

This post was last modified on 11/04/2024 23:11

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago