Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động xã hôi, là một dạng nhân công lao động xã hội và có các đặc điểm sau:
Bạn đang xem: Chức năng của nghiên cứu khoa học là gì?
Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ, vì vậy nó có tính mới mẻ.- Quá trình nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì đã được làm trước đó. – Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt được một phát hiện mới thì người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn.
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác phẩm khoa học, cũng có thể là một mẫu vật, sản phẩm mới, … Tuy nhiên dù sản phẩm đó là gì thì nó đều mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm.
Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học. Nếu trong nghiên cứu khoa học mà không khách quan thì sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ không thể chính xác và không có giá trị gì cả.
Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng kiểm chứng bởi bất kỳ người nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau nào đều cho một kết quả như nhau.
Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn. Vì vậy tính rủi ro của nó là rất cao.
– Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học.- Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt được trước đó.
Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiên nghiên cứu thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định
– Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động sản xuất và thậm chí có thể nói không thể định mức. – Hiệu quả kinh tế không thể xác định được – Lời nhuận không dễ xác định
– Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
Ví dụ: Nghiên cứu sở thích của khách du lịch khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh.
– Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.
Ví dụ: Nghiên cứu những lý do khiến khách du lịch ít quay lại để tham quan, du lịch thêm nhiều lần nữa.
– Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai.
Ví dụ: Nghiên cứu các xu hướng của ngành du lịch trong 10 năm tới.
Xem thêm : Tháng 7 cung gì? Chi tiết vận mệnh, sự nghiệp, tính cách và tình yêu
– Nghiên cứu sáng tạo (Creative research): nhằm tạo ra các qui luật, sự vật, hiện tượng mới hoàn toàn.
Ví dụ: Nghiên cứu mối liên hệ giữa kết quả học tập với thời gian lướt facebook của sinh viên.
– Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
– Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất.
Ví dụ: Nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao lượng khách hàng đến mua sản phẩm tại cửa hàng.
– Nghiên cứu triển khai (Implementation research): vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm.
Ví dụ: Nghiên cứu thử nghiệm việc áp dụng Quy định về thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên.
– Khoa học tự nhiên
– Khoa học kỹ thuật và công nghệ
– Khoa học y, dược
– Khoa học nông nghiệp
– Khoa học xã hội
– Khoa học nhân văn
– Phương pháp nghiên cứu định tính
– Phương pháp nghiên cứu định lượng
– Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Xem thêm : Vai trò của xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH)
Tùy thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu và những sản phẩm thu được khác nhau người ta phân chia thành các loại hình nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học bao gồm những loại hình sau:
Đây là hoạt động nghiên cứu giúp phát hiện ra bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên, xã hội và con người. Nhờ vào những phát hiện này để làm thay đổi về nhận thức của con người.
Nghiên cứu cơ bản bao gồm nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng. Trong nghiên cứu cơ bản định hướng lại được chia làm nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu chuyên đề.
Hoạt động nghiên cứu này sẽ vận dụng những quy luật đã được phát hiện bởi nghiên cứu cơ bản. Nhờ vào đó sẽ giúp giải thích được những vấn đề, sự vật, hiện tượng nhằm giúp hình thành nguyên lý công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới và áp dụng chúng vào hoạt động sản xuất và trong đời sống…
Hoạt động nghiên cứu triển khai là vận dụng những quy luật có được từ nghiên cứu cơ bản và những nguyên lý trong công nghệ, nguyên lý vật liệu được lấy từ nghiên cứu ứng dụng. Tất cả giúp đưa ra những hình mẫu về phương diện kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ với với các tham số mang tính chất khả thi đối với mặt kỹ thuật.
Hoạt động nghiên cứu thăm dò nhằm xác định ra các phương hướng nghiên cứu, thăm dò thị trường giúp tìm kiếm cơ hội nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học mang tới nhiều ý nghĩa cho người thực hiện nghiên cứu. Thông qua bài nghiên cứu sẽ giúp mọi người được chủ động hơn và hình thành được những phương pháp, tư duy mới. Từ đó sẽ giúp phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
Một công trình nghiên cứu khoa học thành công còn giúp mang tới niềm vui cho người thực hiện. Đồng thời đây cũng là một giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho các bạn thực hiện tốt những dự án, bài báo cáo sau này.
Một bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh bao gồm các mục tiêu cơ bản như sau:
Mục tiêu nhận thức
Nghiên cứu khoa học giúp phát triển sâu và rộng hơn về nhận thức của con người có liên quan tới thế giới, giúp phát hiện ra các quy luật liên quan tới thế giới và phát triển kho tàng tri thức của nhân loại.
Mục tiêu sáng tạo
Đây là mục đích tạo ra công nghệ mới đối với toàn bộ những lĩnh vực hoạt động có trong đời sống và xã hội nhằm nâng cao về trình độ văn minh và nâng cao năng suất đối với tất cả những lĩnh vực hoạt động.
Mục đích kinh tế
Nghiên cứu khoa học giúp mang tới hiệu quả kinh tế cao, từ đó làm tăng trưởng kinh tế trong xã hội.
Mục đích văn hóa và văn minh
Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp mở mang trí thức, nâng cao về trình độ văn hóa. Đây cũng là bước cơ bản giúp hoàn thiện con người, đưa xã hội phát triển lên một trình độ văn mình hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 12/02/2024 13:26
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024