Categories: Tổng hợp

Tài chính là gì? Bản chất, vai trò & chức năng của tài chính

Published by

Tài chính rất quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định nền kinh tế, hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính, doanh nghiệp và cá nhân. Nếu không có kế hoạch tài chính phù hợp, doanh nghiệp sẽ khó để hoạt động vì họ có thể phải đối mặt với việc thiếu vốn cho các hoạt động kinh doanh quan trọng.

Tài chính là gì?

Tài chính là phương thức tìm kiếm, phân phối, sử dụng nguồn tiền với mục đích đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế – xã hội. Lĩnh vực này bao gồm các hoạt động như quản lý tiền gửi, vay nợ, đầu tư, quản lý ngân sách, thu chi, quản lý rủi ro,…

Tài chính là một chủ đề rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính, doanh nghiệp và cá nhân. Tài chính chủ yếu được chia thành ba phân khúc: Tài chính cá nhân, Tài chính doanh nghiệp và Tài chính công.

Lịch sử của tài chính

  1. Sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa và tiền tệ
  2. Sự xuất hiện của Nhà nước

Sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa và tiền tệ

Sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa kéo theo sự phân công lao động, tiền tệ làm trung gian của việc trao đổi. Khi con người tương tác trong việc tạo ra và sử dụng tiền đã dần hình thành phạm trù tài chính.

Sự xuất hiện của Nhà nước

Sự phân chia giai cấp ở giai đoạn trước khiến khái niệm Nhà nước ra đời. Với quyền lực chính trị, Nhà trước có quyền hạn quyết định việc in và lưu thông tiền tệ, đồng thời hình thành hệ thống Luật pháp nhằm quản lý hiệu quả, minh bạch các quỹ tiền tệ.

Bằng cách thu thuế, Nhà nước bắt đầu lập ra quỹ ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, lĩnh vực tài chính Nhà nước cũng được hình thành. Cuối cùng, tài chính xuất hiện và được thúc đẩy bởi sự xuất hiện, tồn tại và những hoạt động của Nhà nước.

Bản chất của tài chính

Tài chính giúp thiết lập những mối quan hệ có liên quan mật thiết tới quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp. Những mối quan hệ kinh tế bao gồm:

  1. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước
  2. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
  3. Quan hệ tài chính với các thị trường khác
  4. Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước

Nhà nước đóng vai trò phân bổ, hỗ trợ vốn, góp vốn cổ phần cho các doanh nghiệp (Doanh nghiệp Nhà nước) theo nguyên tắc và một phương thức nhất định. Với mục đích tiến hành sản xuất kinh doanh, phân chia lợi nhuận.

Mối quan hệ tài chính này đồng thời cũng phản ánh mối quan hệ kinh tế, với hình thức giá trị phát sinh thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước theo quy định.

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính

Mối quan hệ tài chính này thể hiện thông qua việc tài trợ nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Với thị trường tiền tệ qua hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn ngắn hạn trong quá trình xét duyệt nếu đủ điều kiện sẽ nhận được khoản vay từ phía ngân hàng, doanh nghiệp phải cam kết hoàn trả vốn vay, đồng thời nộp đủ tiền lãi khi đến hạn.

Với thị trường vốn, qua các hệ thống tổ chức tài chính trung gian khác, doanh nghiệp có thể tìm được các nguồn tài trợ khác nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn dài hạn bằng cách phát hành chứng khoán. Trường hợp doanh nghiệp cần phải trả đầy đủ các khoản lãi cho những chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định, hoặc tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua thị trường tài chính, doanh nghiệp nếu có khoản tiền nhàn rỗi cũng có thể đầu tư bằng cách gửi vào hệ thống ngân hàng, đầu tư chứng khoán, đầu tư vào quỹ mở,…

Quan hệ tài chính với các thị trường khác

Ngoài thị trường tài chính, tài chính còn thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác, chẳng hạn như hàng hóa, dịch vụ,…. Muốn đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để tối ưu hiệu quả, doanh nghiệp cần sử dụng vốn để mua sắm các trang thiết bị, vật tư, chi trả số lương xứng đáng cho người lao động, các khoản phí dịch vụ,…

Ngoài ra, thông qua việc khảo sát thị trường, doanh nghiệp cũng cần xác định nhu cầu, xu hướng thị trường về sản phẩm/ dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Lấy đó làm cơ sở để hoạch định ngân sách đầu tư, xây dựng kế hoạch marketing, phát triển, mở rộng hơn nữa. Điều này đảm bảo cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.

Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc:

  • Chi trả lương, tiền công cho nhân viên, người lao động, đưa ra các khoản tiền thưởng/ phạt phù hợp
  • Thanh toán tài chính giữa các bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp
  • Phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
  • Tiến hành phân chia lợi tức cho cổ đông
  • Hình thành các quỹ khác nhau của doanh nghiệp.

Vai trò của tài chính

Tài chính đóng vai trò quan trọng và cần thiết để một cá nhân, doanh nghiệp, Nhà nước phát triển. Vai trò của tài chính phải kể đến như:

  • Điều tiết một phần thu nhập của các chủ thể, giúp định hướng các hoạt động xã hội thông qua các chính sách về thuế
  • Là phương thức để phân phối của cải trong xã hội phù hợp với xu hướng phát triển của một quốc gia. Bằng cách phân phối tài chính hợp lý, Nhà nước sẽ đảm bảo tái sản xuất xã hội cũng như thực hiện đầu tư phát triển kinh tế
  • Thông qua báo cáo tài chính các doanh nghiệp để giám sát hoạt động của Nhà nước, đảm bảo phân phối nguồn tiền phù hợp và sử dụng có hiệu quả
  • Duy trì ngân sách nhằm tài trợ cho các hoạt động một cách tiết kiệm chi phí
  • Giúp dòng tiền không bị rơi vào vòng luẩn quẩn kiếm tiền, tiết kiệm tiền trong dài hạn

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, quản lý xã hội, các quốc gia phải coi tài chính là công cụ ưu tiên hàng đầu.

Các chức năng chính của tài chính

  1. Huy động
  2. Phân phối
  3. Giám sát

Huy động

Chức năng huy động thể hiện khả năng khai thác nguồn tiền với mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Huy động vốn cần tuân theo cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu cũng như giá trị của tiền tệ ở thời điểm đó. Ngoài ra, chức năng huy động cũng phụ thuộc vào môi trường kinh tế, khi nền kinh tế hưng thịnh, việc huy động vốn sẽ nhanh chóng hơn, khi kinh tế khủng hoảng, các chủ thể sẽ khá khó khăn để huy động nguồn vốn.

Để cụ thể hơn, có thể hiểu huy động vốn là khi bản thân muốn có nguồn tiền, thì mỗi người cần phải đi làm, hoặc đi vay, tín dụng,… Những hình thức này là biểu hiện đơn giản của chức năng huy động trong tài chính.

Phân phối

Chức năng phân phối là việc phân chia nguồn tiền cho những mục đích khác nhau, được thực hiện bởi các chủ thể bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức xã hội. Chức năng phân phối luôn gắn liền với sự hình thành, sử dụng các quỹ tiền nhất định, bao gồm phân phối lần đầu và phân phối lại.

  • Phân phối lần đầu có nghĩa là phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất. Nguồn tiền được phân phối thuần túy dưới dạng tiền lương cho nhân viên, doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Phân phối lại có nghĩa là tiếp tục phân phối khoản thu nhập từ phân phối lần đầu, với mục đích là đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Nguồn tiền này được sử dụng để cho vay, đầu tư, tiết kiệm, nói chung là tạo ra giá trị cho nền kinh tế.

Chẳng hạn: Khi có một khoản tiền, mỗi người sẽ dùng chúng cho việc ăn uống, mua quần áo, trả tiền thuê nhà, điện nước,… Như vậy, khoản tiền đó đã được chia nhỏ ra cho những nhu cầu khác nhau, đây được xem là phân phối tài chính. Tương tự, trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, việc phân phối tài chính cũng hoạt động như vậy nhưng với quy mô lớn hơn.

Giám sát

Chức năng giám sát sẽ kiểm tra sự luân chuyển của nguồn tiền, nhằm thực hiện các mục đích đã đề ra trước đó. Đây là công cụ khách quan nhằm kiểm soát quá trình phân bổ nguồn tiền của xã hội. Giám sát được thực hiện bằng cách phân tích chỉ tiêu tài chính tổng hợp của toàn bộ hoạt động. Chức năng giám sát mang tính toàn diện, tổng quan, thường xuyên và hiệu quả.

Chẳng hạn, khi nhận được tiền lương của một tháng, mỗi người sẽ phân bổ chúng sao cho hợp lý, không bị thâm hụt cho tới cuối tháng. Việc sử dụng tài chính để giám sát các hoạt động là rất quan trọng nhằm đảm bảo các hoạt động trong cuộc sống được diễn ra một cách hiệu quả.

Hệ thống tài chính là gì?

Hệ thống tài chính là mạng lưới bao gồm các trung gian tài chính (như tổ chức cho vay, tín dụng, bảo hiểm,…) và thị trường tài chính (như cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu,…) diễn ra các giao dịch, trao đổi các công cụ tài chính như tiền gửi, cổ phiếu, thương phiếu,… liên quan đến hoạt động tài trợ tín dụng.

Các hoạt động của hệ thống tài chính diễn ra trên toàn cầu. Tóm lại, hệ thống tài chính bao gồm các dịch vụ, thể chế tài chính phức tạp và có mối liên quan mật thiết nhằm tạo ra những liên kết tối ưu, được diễn ra thường xuyên giữa những người có khoản tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu vay vốn.

Các thành phần cơ bản của hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính bài gồm các thành phần: Tài chính công, tài chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân – hộ gia đình và tài chính quốc tế.

  1. Tài chính công
  2. Tài chính doanh nghiệp
  3. Tài chính cá nhân, hộ gia đình
  4. Tài chính quốc tế

Tài chính công

Tài chính công tổng hợp tất cả các hoạt động thu chi được sử dụng bằng tiền của Nhà nước để thực thi. Nó phản ánh hệ thống quan hệ kinh tế phát triển trong việc tạo lập, sử dụng quỹ công. Thành phần này với mục đích thực hiện các chức năng của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu, lợi ích và sự phát triển của xã hội.

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống phản ánh sự luân chuyển của các nguồn tài chính trong quá trình phân phối, tạo lập, sử dụng quỹ tiền nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp.

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ hữu ích, nhằm gia tăng thu nhập, lợi nhuận. Khi sử dụng công cụ này, doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng, hiểu rõ về đòn bẩy tài chính, nhằm giúp ổn định tài chính doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp cần phải có báo cáo tài chính hoặc báo cáo tài chính hợp nhất, trong đó:

  • Báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, sự luân chuyển dòng tiền và tài chính trong doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất được lập ra dựa trên cơ sở hợp nhất của các báo cáo tài chính công ty mẹ và các công ty con.Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất sẽ có những quy định riêng theo ban hành của Nhà nước.

Ngoài ra, để lập được báo cáo tài chính thì cần phải có kế toán tài chính. Đây là việc thu thập, giám sát và xử lý số liệu, từ đó xây dựng một bản báo cáo tài chính doanh nghiệp hoàn chỉnh.

>> Tham khảo: Khóa Học Đọc Hiểu Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Tài chính cá nhân, hộ gia đình

Tài chính cá nhân thường liên quan đến việc phân tích tình hình tài chính hiện tại của một cá nhân, hộ gia đình, dự đoán các nhu cầu ngắn hạn và dài hạn, đồng thời thực hiện kế hoạch để đáp ứng những nhu cầu đó trong giới hạn tài chính cá nhân. Tài chính cá nhân, hộ gia đình phụ thuộc phần lớn vào thu nhập, nhu cầu sống, mục tiêu và mong muốn cá nhân.

Tài chính quốc tế

Là một hệ thống phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của các quốc gia và giữa các tổ chức tài chính quốc tế với các quốc gia thành viên trong quá trình trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ và chuyển dòng vốn.

Phân biệt giữa tài chính và kế toán

Kế toán và tài chính đều quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào. Tuy nhiên chúng không giống nhau, sự khác biệt chính giữa tài chính và kế toán bắt nguồn từ cách doanh nghiệp xem xét hồ sơ tài chính của mình.

Một số câu hỏi thường gặp về tài chính

  1. Tài chính có phải là một lĩnh vực cạnh tranh?
  2. Tài chính xanh là gì?
  3. Học gì để làm trong lĩnh vực tài chính?

Tài chính có phải là một lĩnh vực cạnh tranh?

Đúng vậy, tài chính là một lĩnh vực cạnh tranh. Lĩnh vực tài chính mang lại nhiều cơ hội cho những cá nhân tham vọng và có mong muốn theo đuổi lĩnh vực này. Giáo dục về tài chính cũng cung cấp một nền tảng vững chắc, cung cấp cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Tài chính xanh là gì?

Tài chính xanh là một khái niệm liên quan đến việc huy động vốn cho các dự án, sản phẩm và dịch vụ có lợi ích cho môi trường hoặc góp phần vào việc chống lại biến đổi khí hậu. Mục tiêu của tài chính xanh là thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế thấp carbon, hiệu quả về nguồn lực và bền vững qua việc hỗ trợ các sáng kiến liên quan đến năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ đa dạng sinh học, giảm thiểu ô nhiễm và quản lý chất thải, cũng như các dự án cải thiện khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các công cụ của tài chính xanh bao gồm nhưng không giới hạn ở:

  • Trái phiếu xanh: Được phát hành để tài trợ cho các dự án có lợi ích môi trường. Chúng cung cấp một phương tiện cho các tổ chức và chính phủ để thu hút đầu tư vào các sáng kiến bền vững.
  • Quỹ xanh: Quỹ đầu tư tập trung vào các công ty hoặc dự án cam kết với sự phát triển bền vững và các giải pháp thân thiện với môi trường.
  • Tín dụng carbon: Cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp giảm phát thải bằng cách đầu tư vào dự án giảm thiểu carbon ở nơi khác.
  • Bảo hiểm xanh: Sản phẩm bảo hiểm được thiết kế để hỗ trợ quản lý rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và thiên tai.

Tài chính xanh không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Điều này đồng thời hỗ trợ cho việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, nhất là mục tiêu liên quan đến hành động khí hậu và bảo vệ môi trường.

Học gì để làm trong lĩnh vực tài chính?

Sinh viên có định hướng theo lĩnh vực tài chính có thể học các chuyên ngành liên quan như Tài chính, Kinh tế, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh,… Tùy thuộc vào mục đích và đam mê của mỗi người, có thể chọn ngành học phù hợp với mình để nghiên cứu về tài chính. Tuy nhiên, để trở thành một chuyên gia tài chính, ngoài việc học các ngành liên quan đến tài chính, mỗi người cũng cần có kinh nghiệm thực tế và khả năng phân tích, đánh giá, ra quyết định trong các tình huống phức tạp.

Khi nền kinh tế tiếp tục phát triển không ngừng về quy mô, độ phức tạp, nhu cầu về các chuyên gia tài chính trong các doanh nghiệp sẽ tăng theo. Trong tương lai, ngành tài chính sẽ hướng đến số hóa, chuyển đổi số và cá nhân hóa cho nhiều dịch vụ hơn. Điều này tạo ra cơ hội cho các chuyên gia tài chính có kỹ năng và ý thức cập nhật công nghệ.

Tài chính vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy doanh nghiệp tìm cách tối đa hóa hiệu quả, tận dụng các dữ liệu và cải thiện quá trình ra quyết định, sửa đổi mô hình hoạt động.

This post was last modified on 14/03/2024 14:16

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

15 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

20 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

20 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago