Categories: Tổng hợp

Chườm nóng hay chườm lạnh: Đâu là giải pháp tốt nhất?

Published by

Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên khi nào thì nên chườm nóng hay lạnh? Cụ thể lúc sưng khớp hoặc đau căng cơ thì nên chữa trị thế nào? Bạn nên tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây để áp dụng đúng cách.

1. Chườm nóng

1.1. Định nghĩa

Chườm nóng là phương pháp sử dụng nguyên lý truyền nhiệt để làm nóng một vị trí trên cơ thể với mục đích làm giãn mạch máu, từ đó giúp tái lưu thông máu và tăng tốc độ đào thải axit lactic của cơ (một loại acid gây tăng đau mỏi cơ).

1.2. Lợi ích khi chườm nóng

  • Tác dụng làm cho thân nhiệt tăng.
  • Làm giãn cơ và dây chằng, giảm kích thích thần kinh dẫn đến giảm đau hiệu quả.
  • Gây sung huyết cục bộ, làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
  • Hỗ trợ điều hòa thần kinh cảm giác, giúp người bệnh cảm nhận cơn đau một cách nhẹ nhàng hơn.
Chườm nóng – liệu pháp hỗ trợ giảm những cơn đau xương khớp ngay tại nhà.

1.3. Các cách chườm nóng phổ biến

Chườm nóng ướt

  • Ngâm vị trí đau trong bồn nước nóng từ 33 – 37,7 độ C.
  • Trong một số điều kiện nhất định (tại cơ sở vật lý trị liệu) có thể sử dụng sáp parafin để chườm nóng.
  • Hoặc dùng khăn bông mềm sạch sẽ, ngâm trong nước có nhiệt độ 40 – 50 độ C, sau đó lấy ra vắt khô và chườm lên chỗ đau. Sau khoảng 5 phút thay khăn một lần, mỗi lần chườm thời gian khoảng 15 – 20 phút, 3 – 4 lần/ngày.

Chườm nóng khô

  • Sử dụng các dụng cụ như túi chườm nóng chuyên dụng hoặc túi gel giữ nhiệt, chai nước nóng và chườm trong 20 phút, thực hiện 3 lần/ngày.

Lưu ý khi thực hiện

– KHÔNG chườm nóng đối với vết thương hở hoặc vùng da có hiện tượng nóng, đỏ hoặc viêm, chấn thương mới đang sung huyết.

– KHÔNG chườm nóng quá 20 phút, vì có thể khiến lỗ chân lông mở ra, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm da, viêm cơ rất nguy hiểm.

– KHÔNG chườm với nhiệt độ quá nóng có thể gây bỏng da.

– Luôn kiểm soát miệng túi hoặc nút chai trong suốt thời gian chườm, tránh tình trạng nước nóng chảy ra.

2. Chườm lạnh

2.1. Định nghĩa

Chườm lạnh là phương pháp dùng hơi lạnh gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến vị trí cần điều trị, giúp làm giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ oxy, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu.

2.2. Lợi ích khi chườm lạnh

– Giảm đau đáng kể.

– Giảm co thắt cơ.

– Làm giảm ứ dịch ở các khu vực bị tổn thương, ngăn ngừa sưng nề.

– Hạn chế tình trạng viêm cấp.

Chườm lạnh trong các trường hợp chấn thương thể thao rất hiệu quả.

2.3. Cách chườm lạnh phổ biến

– Dùng các dụng cụ chườm lạnh: túi gel lạnh chuyên dụng, túi nước đá, khăn ẩm (để trong tủ lạnh khoảng 15 phút) đặt tại vùng bị viêm đau trong 20 phút.

– Lặp lại cứ 4-6 giờ/lần trong 2-3 ngày.

2.4. Lưu ý khi thực hiện

– KHÔNG chườm lạnh khi có nguy cơ bị chuột rút hoặc người bị dị ứng với lạnh.

– KHÔNG đặt đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể làm tổn thương các mô cơ, chỉ sử dụng đá lạnh đặt trong túi hoặc bọc ngoài bằng khăn.

– Túi chườm nên ngâm trong nước lạnh, nhưng không để bị đóng băng.

– Riêng đối với bệnh thoái hóa khớp, chỉ chườm lạnh 10 phút và nghỉ 10 phút.

3. Nên chườm nóng hay lạnh là tốt nhất?

Tùy từng trường hợp và tình trạng thương tổn mà chúng ta áp dụng cho đúng cách:

3.1. Chườm nóng – áp dụng trên những tổn thương mãn tính:

Viêm xương khớp mãn tính, căng cơ, viêm gân hoặc làm nóng cơ hoặc mô bị co cứng trước khi hoạt động, chườm nóng tại vùng cổ vai gáy nếu đau đầu do co thắt mạch hoặc thiếu máu lên não, chấn thương sau 48 giờ…

3.2. Chườm lạnh – áp dụng trong vòng 48 giờ sau chấn thương:

Viêm xương khớp cấp tính, chấn thương vừa gặp, bong gân, viêm gân, đau do bệnh gout, đau lưng sau khuân vác nặng hay đau lưng do sai tư thế làm giãn cơ… Trong các trường hợp đau cơ hoặc bị sưng chườm nóng hay lạnh? Thông thường bạn nên chườm lạnh nhé!

Xem thêm: > Viêm gân gót chân Achilles có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi? > Viêm gân bánh chè: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4. Chườm nóng hay lạnh có điều trị tận gốc cơn đau?

Nhìn chung các liệu pháp này chỉ có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm tạm thời chứ không có tác dụng chữa lành tận gốc.

Liệu pháp nhiệt tuy có tác dụng hỗ trợ kiểm soát viêm và sưng nhưng không thể điều trị được bệnh lý lâu dài.

Do đó sau khi cơn đau được xoa dịu, người bệnh nên đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

Hơn 16 năm qua, ACC tự hào là đơn vị được hàng ngàn bệnh nhân tìm đến để chữa lành các bệnh xương khớp, nhất là các bệnh về cột sống và chấn thương thể thao. Điều đặc biệt ở phòng khám là liệu trình điều trị hoàn toàn được thực hiện bởi bác sĩ nước ngoài, cam kết không dùng thuốc – không phẫu thuật để hạn chế tối đa các biến chứng, mang lại kết quả điều trị tận gốc – tránh tái phát trong thời gian dài cho bệnh nhân.

Như vậy tóm lại, chườm nóng hay chườm lạnh còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Bạn cần tìm hiểu và áp dụng đúng để giảm đau hiệu quả, nhưng cũng đừng quên gặp bác sĩ để chữa trị bệnh dứt điểm nhé! Tìm hiểu thêm về phòng khám ACC TẠI ĐÂY.

This post was last modified on 14/01/2024 09:43

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Thìn âm lịch: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

16 phút ago

SINH CON NĂM 2025: Cẩm nang đón em bé tuổi Tị khỏe mạnh, phúc lộc song toàn

SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc

35 phút ago

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

5 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

6 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

6 giờ ago