Gợi ý mâm cúng giao thừa đầy đủ, chi tiết 3 miền Bắc, Trung, Nam

Mỗi vùng miền có những phong tục tập quán đón Tết khác nhau, nhưng tục lệ cúng đêm giao thừa là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Dưới đây là mâm cúng giao thừa phổ biến để bạn tham khảo và các vấn đề liên quan đến cách cúng giao thừa giúp bạn cầu mong một năm mới bình an.

Phong tục cúng giao thừa

Đêm giao thừa, hay còn gọi là đêm trừ tịch, là ngày để xua đuổi ma quỷ theo quan niệm xưa. Đây cũng được xem là khoảnh khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, trong thời khắc này, người Việt có phong tục thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà.

Ý nghĩa của phong tục cúng giao thừa là để xua đi những khó nhọc, xui xẻo trong năm cũ đã qua đồng thời cầu mong một năm mới ngập tràn may mắn và hạnh phúc.

Cúng giao thừa lúc mấy giờ?

Cúng giao thừa mấy giờ thường là câu hỏi của mỗi người khi lần đầu thực hiện lễ cúng này. Thông thường người ta thường cúng giao thừa vào giờ chính Tý – tức 12 giờ đêm ngày 30 hoặc 29 tháng Chạp Tết. Đây cũng chính là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới và là dịp tiễn đưa các vị thần trong năm cũ, đón tiếp các vị thần của năm mới.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Khi cúng giao thừa phải làm hai lễ, một lễ trong nhà và một lễ ngoài trời, nên cúng giao thừa ngoài trời trước hay trong nhà trước là băn khoăn của nhiều gia đình.

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ.

Sau khi hoàn tất lễ ngoài trời, các gia chủ sẽ tiến hành cúng giao thừa trong nhà, khi đã bày đầy đủ lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn.

>>> XEM NGAY:

  • Tổng hợp văn khấn giao thừa trong nhà và ngoài trời ngắn gọn nhất
  • Văn khấn mùng 1 tết Nguyên đán đầy đủ nhất, mới nhất

Giao thừa nên cúng chay hay mặn?

Ngoài mâm cỗ cúng giao thừa là đồ mặn như truyền thống, thì theo các chuyên gia nghiên cứu về tâm linh, bạn hoàn toàn có thể cúng bằng cỗ chay. Bởi khi cúng cỗ chay thể hiện được sự thanh bạch, thanh cao mà bạn muốn dâng lên thần linh, tổ tiên.

Ngoài ra, theo quan niệm xưa thì đầu năm kiêng kỵ việc giết mổ, sát sinh. Mặc dù việc giết thịt các động vật được thực hiện trước đêm 30 nhưng khi thờ cúng bằng những món ăn này cũng không tốt lắm. Đồng thời khi cúng đồ chay sẽ giúp bạn đơn giản mâm cỗ cúng, ít tốn kém hơn mà vẫn thể hiện được lòng thành với tổ tiên và các vị thần linh.

Nói tóm lại, mâm lễ cúng giao thừa chuẩn bị đồ chay hoặc đồ mặn tùy vào sở thích và khẩu vị của từng gia đình, chuẩn bị sao cho hợp lý và quan trọng là thể hiện được lòng thành là đủ.

Mâm cúng giao thừa miền Bắc

Mâm cúng giao thừa trong nhà miền Bắc

Tại miền Bắc, mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì? Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà của người miền Bắc thường là những món truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Thông thường, đồ cúng giao thừa tại miền Bắc đó là :

  • Móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà.

  • Gà luộc

  • Bánh chưng

  • Giò lụa

  • Chả nem

  • Giò xào

  • Hành muối

Mâm cúng giao thừa ngoài trời miền Bắc

Mâm cúng ngoài trời bao gồm :

  • 1 con gà trống luộc

  • Bánh chưng hoặc 1 đĩa xôi gấc

  • 1 khoanh giò lụa

  • Hoa quả

  • Vãng mã

  • Trầu cau

  • Đèn nến

  • Gạo, muối

  • Rượu, nước

  • Mũ cánh chuồn

  • Hoa tươi

  • Nhang

Như vậy lễ vật cúng giao thừa ngoài trời cơ bản không thể thiếu là đèn/nến, hương, vàng mã, trầu cau, hoa tươi, trái cây. Đối với trái cây, bạn cần chọn 5 loại quả khác nhau sao cho đảm bảo tươi, ngon, không bị dập và chín quá. Đặc biệt mâm cúng giao thừa ngoài trời có cần gạo muối, đây là 2 thứ không thể thiếu được trên mâm cúng.

Mâm cúng giao thừa miền Nam

Mâm cúng giao thừa trong nhà miền Nam

Mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội do miền Nam có thời tiết nắng nóng đặc trưng, cụ thể mâm cỗ bao gồm :

  • Canh măng tươi

  • Canh khổ qua nhồi thịt

  • Thịt kho hột vịt

  • Gỏi tôm thịt

  • Chả giò

  • Dưa món

  • Củ kiệu

  • Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm

Mâm cúng giao thừa ngoài trời miền Nam

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Về cơ bản, mâm cúng giao thừa ngoài trời miền Nam gồm :

  • 1 con gà trống luộc

  • Bánh tét

  • 1 khoanh giò lụa

  • Hoa quả

  • Vãng mã

  • Trầu cau

  • Đèn nến

  • Gạo, muối

  • Rượu, nước

  • Mũ cánh chuồn

  • Hoa tươi

  • Nhang

Mâm cúng giao thừa miền Trung

Mâm cúng giao thừa trong nhà miền Trung

Mâm cơm cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét, ngoài ra mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như :

  • Dưa món

  • Giò lụa

  • Thịt đông

  • Gà bóp rau răm

  • Thịt heo luộc

  • Măng khô ninh

  • Miến

Ở một số nơi tại miền Trung, người ta còn làm nhiều món khác như : cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, nem tôm, chả lụi…

Mâm cúng giao thừa ngoài trời miền Trung

  • 1 con gà trống luộc

  • Bánh chưng hoặc bánh tét

  • 1 khoanh giò lụa

  • Hoa quả

  • Vãng mã

  • Trầu cau

  • Đèn nến

  • Gạo, muối

  • Rượu, nước

  • Mũ cánh chuồn

  • Hoa tươi

  • Nhang

Từ trên có thể thấy được mâm cúng giao thừa ngoài trời tại cả 3 miền có sự tương tự nhất định, song vẫn có một vài điểm khác nhau dựa theo văn hóa vùng miền.

Mâm lễ chay cúng giao thừa

Mỗi vùng miền sẽ có một phong tục, cần chuẩn bị những đồ cúng khác nhau. Nhưng về cơ bản để chuẩn bị một mâm lễ chay cúng giao thừa cần có những lễ vật sau

Ngoài trời

Trong nhà

  • Sớ cúng quan Hành khiển – quan Hành khiển tượng trưng cho 12 con giáp luân phiên cai quản dưới hạ giới

  • Mũ giấy cánh chuồn

  • Một đĩa xôi

  • Một bát chè

  • Tiền vàng mã

  • Đĩa hoa quả

  • Đĩa muối, đĩa gạo

  • Nước ngọt

  • Hoa tươi, trầu cau

  • Thuốc lá

  • Chén nước, chén rượu

  • Nhang thơm, nến cốc

  • Bánh chưng/ bánh tét không nhân thịt

  • Xôi

  • Cơm, canh chay như nem chay, giò chay, nấm xào thập cẩm hoặc rau luộc…

  • Đĩa hoa quả

  • Bánh mứt kẹo

  • Nước ngọt

  • Tiền vàng mã, không cần mũ cánh chuồn

  • Hoa tươi

  • Trầu cau

  • Chén nước hoặc trà, chén rượu

  • Đĩa muối, đĩa gạo

  • Nhang, nến

Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời chuẩn nhất trước tiên chúng ta phải đặt bàn ở trước cửa chính, trải tấm vải sạch rồi đặt mâm lên.

Cách sắp xếp mâm lễ chay và mặn có sự khác nhau nhất định. Đối với mâm lễ chay, hãy đặt lễ theo thứ tự xôi, bánh kẹo vào giữa mâm sau đó đặt tiền vàng, muối, gạo bên cạnh.

Trước mâm lễ là rượu trắng, bên trái là nước ngọt, bên phải là đèn hoặc nến. Lọ hoa tươi, mũ cánh chuồn và sớ khấn cũng đặt gọn về một bên.

Khi thực hiện nghi lễ, gia chủ thắp hương, chờ cho đến khi hương cháy thì đặt xuống mâm hoặc cắm vào cốc gạo,

Với lễ mặn, cách đặt mâm lễ cúng giao thừa cũng thực hiện tương tự. Tuy nhiên tại đây một câu hỏi được đặt ra là : “Mâm cúng giao thừa ngoài trời gà quay hướng nào?” Trong quá trình sắp lễ, gà sẽ được đặt vào giữa mâm, miệng gà ngậm 1 bông hoa hồng đỏ sao cho hướng đầu ra ngoài vành mâm.

Bên cạnh đó, bánh chưng phải được bóc lá, cởi dây và đặt cạnh đĩa gà. Có thể thay bánh chưng bằng xôi gấc tùy theo điều kiện của gia đình.

Cuối cùng là cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? Khi cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ nên để mâm cúng theo hướng Bắc hoặc hướng Đông. Bởi theo quan niệm dân gian, hướng Bắc là hướng của Thượng đế, còn hướng Đông là hướng cúng Thiên tử. Do đó, gia chủ có thể đặt mâm cúng theo một trong hai hướng trên để phù hợp nhất với gia đình mình.

Tóm lại, khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời, gia chủ không cần quá câu nệ rằng nên làm chay hay mặn, to hay nhỏ, nhiều hay ít, cứ tùy vào tình hình tài chính cũng như thời gian thuận tiện mà làm mâm cúng cho phù hợp. Quan trọng là mâm cỗ phải được chuẩn bị trang nghiêm, chỉn chu để thể hiện tấm lòng của con cháu với ông bà tổ tiên.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được mâm cúng giao thừa gồm những gì và cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa chuẩn nhất. Giao thừa là thời khắc thiêng liêng và có ý nghĩa quan trọng của dân tộc, vì thế hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng và cẩn thận cho lễ cúng này để có một năm mới trọn vẹn, may mắn.

Và đừng quên truy cập homedy thường xuyên để đón đọc nhiều tin tức về bất động sản trong năm 2024 nhé!

Loan Nguyễn