Bà bầu ăn thịt dê được không là mối bận tâm của nhiều mẹ bầu, vì có rất nhiều lời đồn việc ăn thịt dê khi mang bầu sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe cả của mẹ và thai nhi. Vậy điều này có thực sự chính xác hay không? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
Các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong 100g thịt dê gồm: Năng lượng, Protein, Chất béo, Canxi, Vitamin B3, Vitamin A, Vitamin E, Sắt, Kali, Kẽm, Selen,…
Bạn đang xem: Bầu ăn thịt dê được không? Tốt cho sức khỏe mẹ bầu không?
Thịt dê có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe
Với các thành phần dưỡng chất kể trên, ăn thịt dê giúp:
– Giảm nguy cơ viêm mạch máu;
– Ngăn ngừa bệnh tim mạch giảm nguy cơ mắc ung thư;
– Phòng ngừa bệnh thiếu máu;
– Cung cấp axit béo omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống lại viêm khớp;
– Hỗ trợ tuần hoàn máu;…
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn thịt dê và các món ăn được chế biến từ thịt dê với lượng vừa phải.
Thịt dê giàu sắt, kẽm, protein giúp mẹ bầu bồi bổ cho cơ thể trong thai kỳ.
Phụ nữ mang thai ăn thịt dê được không?
Tuy nhiên khi gặp các vấn đề như: Bệnh tim mạch, cao huyết áp, viêm gan, nóng trong người, sốt, đau răng,…. Tốt nhất mẹ bầu không nên sử dụng món ăn này khi đang trong giai đoạn thai kỳ.
Theo Đông y, thịt dê có tính nóng nên giúp trừ hàn, thông sữa, tăng thể lực, bổ khí huyết.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, thịt dê có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu như như protein, chất béo, sắt, canxi… Đem lại những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu như:
Hàm lượng canxi trong thịt dê cao, (11g/100g), khi mẹ bầu ăn giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa loãng xương và góp phần hình thành hệ xương khớp cho thai nhi.
Trong thai kỳ, nếu cơ thể người mẹ bị thiếu canxi có thể gây ra các ảnh hưởng với mẹ và bé như:
– Mẹ gặp tình trạng đau nhức, tê mỏi chân tay, chuột rút, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi,..
– Thai nhi chậm phát triển, còi xương bẩm sinh…
Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu canxi khi mang thai, các mẹ nên bổ sung canxi đường uống đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống đa dạng, giàu canxi.
Canxi hữu cơ NextG Cal là viên uống canxi hữu cơ nhập khẩu từ Úc.
Với thành phần chiết xuất từ xương bò non nên dễ hấp thu cùng với vitamin D3, vitamin K1 giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, phòng ngừa nguy cơ thiếu canxi cho mẹ bầu.
Mẹ bầu ăn thịt dê trong thai kỳ còn giúp hỗ trợ làn da tươi sáng, khỏe mạnh và mịn màng hơn.
Sở dĩ như vậy là do các khoáng chất và vitamin B12 có trong thịt dê, những thành phần này giúp thúc đẩy sự tái tạo tế bào da mạnh mẽ hơn.
Xem thêm : Chất dinh dưỡng nào cung cấp nhiều năng lượng nhất?
Phụ nữ mang thai giúp bổ sung sắt cho cơ thể để sản sinh ra nhiều huyết sắc tố để tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ.
Khi cơ thể được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, mẹ bầu sẽ hạn chế tình trạng mệt mỏi, chóng mặt.
Theo nghiên cứu, khi ăn 100g thịt dê, cơ thể mẹ bầu sẽ được cung cấp 20.7g protein và 4.3g chất béo.
Nhờ đó, mẹ bầu sẽ giảm thiểu mệt mỏi, suy giảm thể lực do thiếu chất năng lượng.
Khoáng chất kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, selen có vai trò cần thiết trong men glutathione peroxidase.
Đây là chất ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu.
Thịt dê có chứa cả kẽm và selen nên mẹ bầu đừng bỏ qua trong thai kỳ nhé.
Thai phụ ăn thịt dê trong thai kỳ còn giúp phòng tránh dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Theo bảng thành phần dinh dưỡng ở trên có thể thấy, thịt dê có cả sắt và vitamin B12, đây là 2 thành phần hỗ trợ cho quá trình sản xuất tế bào máu trong cơ thể.
Nếu không có các tế bào máu, thai nhi sẽ bị chậm phát triển, thậm chí là bị dị tật bẩm sinh.
Có rất nhiều món ăn ngon từ thịt dê cho mẹ bầu, có thể kể đến như:
Chân dê kết hợp với hạt sen tạo ra món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng lại lợi sữa cho thai phụ và cả mẹ sau sinh.
Để có món cháo dê nấu hạt sen, các mẹ cần:
– Chuẩn bị các nguyên liệu: 20g hạt sen, 4-5 chân dê, 1 lon gạo nếp.
– Tiếp đó các mẹ làm sạch chân dê rồi cho vào hầm cùng gạo và hạt sen.
– Khi thấy gạo, chân dê và hạt sen chín mềm là được.
Cách nấu món thịt dê hầm ngũ vị hương không quá cầu kỳ mà thành phẩm lại vô cùng hấp dẫn, bổ dưỡng và ngon miệng.
Với món ăn này, nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị gồm có: 500g thịt dê nạc, 1 củ khoai tây, 1 củ cà rốt, Các gia vị ngũ vị hương, tiêu, muối, xì dầu, gừng, rượu, dầu ăn.
Cách làm thịt dê hầm ngũ vị như sau:
– Đem bóp thịt dê với rượu và gừng rồi rửa sạch.
– Cắt thịt dê thành miếng vừa ăn rồi đem ướp với ngũ vị hương, gừng giã giập, xì dầu muối, tiêu trong 40 phút.
– Tiếp đó, các mẹ đun nóng dầu trong trong chảo rồi cho thịt dê vào đảo cho tới khi săn lại.
– Đổ nước ngập thịt rồi cho cà rốt và khoai tây vào hầm cùng cho tới khi chín mềm. Nên nếm gia vị cho vừa ăn.
Xem thêm : Dung dịch vệ sinh Dạ Hương loại nào tốt, an toàn, nên sử dụng?
Tìm hiểu thêm: Bà bầu có ăn bí đỏ được không?
Lẩu dê thơm ngon dậy mùi có thể ăn với các loại rau, đậu phụ, bún, mì theo sở thích sẽ giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị.
Trước tiên, các mẹ cần chuẩn bị: 2kg xương dê, 1kg thịt dê tươi, 300g củ sen, 5 cái nấm mèo, 2 quả dừa, 4 miếng đậu phụ,…
Cách sơ chế các nguyên liệu như sau:
– Cho thịt dê vào ngâm trong hỗn hợp gừng và rượu đã giã nhuyễn để khử mùi hôi.
– Sau đó vớt ra cho ráo nước thì thái nhỏ rồi tẩm ướp cùng các gia vị bột ngọt, tiêu, hạt nêm và ngũ vị hương trong khoảng 40 phút.
– Củ sen rửa sạch cắt thành từng khoanh tròn; nấm mèo ngâm nở rồi cắt miếng; đậu phụ cắt thành miếng vừa ăn rồi đem chiên vàng.
– Tỏi và hành tím băm nhỏ.
Cách nấu lẩu dê:
– Phi thơm hành tỏi rồi cho vào xương dê vào xào cùng cho tới khi săn lại. Đổ 1,5 lít nước vào nồi, sau đó thêm sả vào đun sôi.
– Dùng thìa vớt hết bọt giúp nước hầm xương trong và ngon hơn.
– Đun được khoảng 30 phút thì cho nước dừa tươi vào và tiếp tục ninh thêm khoảng 60 phút nữa.
– Cuối cùng là cho nấm mèo, củ sen và gia vị cho vừa ăn.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bầu ăn thịt dê được không? Tuy nhiên khi ăn thịt dê, bạn cũng cần lưu ý tới 1 số vấn đề sau đây:
Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều thịt dê, lượng thịt dê mẹ bầu nên ăn là khoảng 70-100g/ngày và chỉ nên ăn 1 lần/tuần.
Vì thịt có tính nhiệt, khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiệt lưỡi, lở miệng, sưng chân răng, đau mắt đỏ…
Một số thực phẩm mẹ bầu nên kiêng ăn uống cùng thịt dê gồm:
– Bí đỏ: Thịt dê và bí đỏ có tính nóng, ăn với nhau rất dễ phát hỏa, nóng trong người.
– Giấm: Khi ăn cùng với giấm thì công dụng giữ ấm cơ thể của thịt dê không còn.
– Dưa hấu: Thịt dê có tính ấm, trong khi dưa có tính hàn nên nếu ăn cùng nhau mẹ bầu có thể bị rối loạn tiêu hóa.
– Uống trà xanh: Trà xanh có chứa axit tannic, còn thịt dê lại có nhiều protein nếu kết hợp lại sẽ dễ gây ra tình trạng táo bón.
Một số món từ dê mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn ví dụ như tiết canh dê, dê tái chanh, thịt dê chưa nấu chín kỹ…vì thịt dê rất dễ nhiễm khuẩn gây bệnh.
Bà bầu không nên ăn dê tái hoặc thịt dê chưa nấu chín kỹ
Thịt dê có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thai kỳ, vì vậy nếu các mẹ băn khoăn không biết bà bầu ăn thịt dê được không thì câu trả lời là có.
Tuy nhiên, khi ăn thịt dê các mẹ cần chú ý ăn với lượng vừa phải nấu chín kỹ để tránh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, các mẹ nên mua thịt dê có xuất xứ rõ ràng để tránh nguy cơ bị ngộ độc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/03/2024 08:40
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024