Categories: Tổng hợp

Bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước không? Có ảnh hưởng đến thai nhi?

Published by

Sự thay đổi nội tiết tố, kích thước tử cung và nhiều yếu tố tác động khác khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ăn uống kém dẫn đến suy giảm đề kháng và miễn dịch.

Mọi người thường biết truyền nước (truyền dịch) là phương pháp giúp người bệnh sớm khôi phục sức khỏe và lấy lại năng lượng được nhanh hơn. Vậy trong trường hợp bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước không? Mẹ truyền nước có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi hay không?

Trong bài viết dưới đây, Dược sĩ Trần Thu Thủy đến từ Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ cùng các mẹ bầu đi tìm câu trả lời chính xác nhất, giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển an toàn.

Trường hợp nào bà bầu cần truyền nước?

Bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước không?

Trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu có nên truyền nước không cần hiểu truyền nước hay truyền dịch là biện pháp đưa dưỡng chất từ bên ngoài vào cơ thể qua đường tình mạch nhằm hỗ trợ, điều trị bệnh hoặc phục hồi cơ thể. Truyền nước được xem là một biện pháp tối ưu cho sức khoẻ và chỉ thực sự có lợi khi chỉ số đạm, đường, muối, các chất điện giải thấp hơn bình thường.

Các trường hợp được chỉ định truyền nước:

  • Cơ thể bị mất nước, mất máu
  • Suy nhược
  • Ngộ độc
  • Trước và sau khi phẫu thuật
  • Khi cấp cứu hoặc khi cần đưa thuốc vào máu

4 loại dịch truyền khi truyền nước cho bà bầu

Dịch truyền cung cấp nước và chất điện giải

Đây là loại dịch truyền đầu tiên, có công dụng cung cấp nước và các chất điện giải như pantogen, vitaplex , glucose, muối natri clorid trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy hay ngộ độc. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên Ringer Lactat.

Dung dịch Glucose được phân chia theo liều lượng khác nhau như 5%, 10%, 20%, 30% cải thiện các trường hợp hạ đường huyết, bắt buộc dung nạp dinh dưỡng theo đường tĩnh mạch

Truyền dịch bù nước và chất điện giải

Dịch truyền tái lập cân bằng kiềm toan trong cơ thể

Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm. Loại dịch này thường được dùng cho những người đang bệnh, thừa toan hay thừa kiềm, ví dụ như bệnh bị toan huyết.

Dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng

Có thai có nên truyền nước không? Với những người gặp vấn đề sức khỏe không thể ăn uống bình thường được dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thiếu chất thường được chỉ định truyền dịch loại này để bổ sung năng lượng. Đây cũng là lý do loại dịch truyền thứ 3 này. Dịch truyền này cung cấp các axit amin thiết yếu, các vitamin cùng một số loại chất béo giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Dịch truyền thay thế máu

Loại dịch truyền cuối cùng trong Y khoa là dịch truyền thay thế máu – một dạng dung dịch keo thường được dùng cho những người vừa phẫu thuật hoặc bị mất máu. Thành phần chính của dung dịch là dextran giúp tái lập khối lượng chất lỏng trong máu cùng một số chất điện giải thuộc loại Ringer lactate hay NaCl 0,9%.

Ngoài ra, dịch truyền này còn được dùng trong một số tình trạng người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng mà dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng.

Truyền huyết tương trong một số trường hợp bắt buộc

Bà bầu có nên truyền nước biển không?

Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc bà bầu có được truyền nước biển không? Nước biển có tác dụng cung cấp đạm, đường, muối, các chất điện giải. Truyền nước biển sẽ làm một biện pháp tối ưu cho sức khỏe khi các chỉ số này thấp hơn bình thường. Đa số trường hợp cần truyền nước biển khi bị mất nước, mất máu, bị suy dinh dưỡng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẩu thuật, khi cấp cứu, khi cần đưa thuốc vào máu…

Đối với mẹ bầu có nên truyền nước không? Trong thời kỳ thai nghén, bà bầu thường cảm thất mệt mỏi, mất sức nên đã tìm đến việc truyền nước. Tuy nhiên như đã nói, phụ nữ có bầu có nên truyền nước không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chỉ được thực hiện truyền nước biển khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Bà bầu có thể truyền nước nếu được bác sĩ chỉ định

Bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước không?

Mặc dù truyền nước là phương pháp giúp người bệnh phục hồi sức khỏe bằng cách đưa những dưỡng chất từ bên ngoài vào cơ thể nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Việc lạm dụng truyền nước khi đang mệt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Khi truyền nước, các chất trong dịch như nước, đạm hay vitamin sẽ đi vào mạch máu với số lượng lớn và bài tiết lượng dư thừa qua thận. Nếu các hoạt động bài tiết của bà bầu không hoạt động tốt có thể dẫn đến tình trạng sỏi thận nguy hiểm. Đặc biệt truyền dịch trong trường hợp cơ thể không thích ứng và tiếp nhận có thể dẫn đến tình trạng sốt cao, sốc dịch truyền, co giật,…Vì vậy mẹ bầu càng nên cẩn trọng.

Việc bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và các bệnh lý liên quan. Nếu chỉ ốm nghén trong 3 tháng đầu và ở mức bình thường không quá nghiêm trọng thì chị em phụ nữ mang bầu không cần thiết phải truyền nước. Thay vào đó, nên phục hồi sức khỏe bằng những cách khác, chẳng hạn như ăn uống, bồi bổ cơ thể, nghỉ ngơi thư giãn,…

Chỉ truyền nước cho bà bầu mệt mỏi khi có chỉ định từ chuyên gia y tế

Bà bầu có bị sốt có nên truyền nước không?

Trường hợp bà bầu bị sốt nên nhanh chóng tìm cách hạ sốt đơn giản tại nhà như làm mát cơ thể, nghỉ ngơi và ăn uống khoa học, không nên lạm dụng truyền nước. Nếu tình trạng sốt vẫn không thuyên giảm, bà bầu nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, không tự truyền dịch, truyền nước tại nhà tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị cảm cúm có nên truyền nước không?

Đối với trường hợp bà bầu bị cảm cúm có nên truyền nước không? Tình trạng cảm cúm khiến các mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Theo các bác sĩ, bà bầu bị cảm cúm có thể truyền nước để hỗ trợ điều trị bệnh nhưng không nên áp dụng thường xuyên, nguy cơ dẫn đến những tác dụng phụ. Đặc biệt không truyền nước với mẹ bầu có bệnh lý tim mạch.

Việc truyền nước cho bà bầu khi bị cảm cúm chủ yếu là để bổ sung nước cho cơ thể chứ không phải bù đắp các vi khoáng chất hay dinh dưỡng. Mẹ bầu có thể cải thiện các triệu chứng cảm cúm hiệu quả bằng cách xông mũi họng, uống nước chanh mật ong, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.

Bà bầu bị cảm cúm

Bà bầu truyền nước có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mang thai có nên truyền nước không, có ảnh hưởng đến thai nhi không là điều các mẹ bầu luôn thắc mắc. Theo các chuyên gia, mẹ bầu truyền nước đúng trường hợp sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu chỉ nên truyền dịch khi có sự chỉ định của bác sĩ và thực sự cần thiết, cũng như đúng loại dịch truyền phù hợp. Ngược lại nếu lạm dụng truyền nước có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến não bộ cùng như sự phát triển về thể chất của thai nhi.

Khi truyền nước, cơ thể mẹ sẽ được bổ sung các chất cần thiết như nước, chất điện giải, vitamin, đạm,….Nhờ đó phục hồi cơ thể nhanh chóng, làm dịu cảm giác mệt mỏi, mất sức.

Lưu ý khi truyền nước cho bà bầu

  • Chỉ truyền nước trong trường hợp thực sự cần thiết và đã được thăm khám, có sự chỉ định của bác sĩ
  • Với những trường hợp bà bầu mất nước nhưng vẫn có thể ăn ăn uống được thì hãy lựa chọn bù nước, điện giải thông qua đường ăn uống, thay vì lựa chọn truyền nước
  • Truyền nước đúng thời điểm, đúng quy trình để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi
  • Không tự truyền dịch ở nhà, không nhờ người khác truyền dịch, không tự ý chọn dịch để truyền và truyền theo số lượng mình muốn
  • Cần lưu ý những nguyên tắc y khoa về tiêm truyền để không bị lây nhiễm các bệnh như: HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C… và một số bệnh khác lây qua đường máu
  • Việc truyền nước, truyền dịch cần đảm bảo độ an toàn như vô trùng, tốc độ tiêm nhỏ giọt phù hợp
  • Không nên sử dụng truyền nước thay thế cho việc ăn uống
  • Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất ổn phải liên lạc ngay với bác sĩ để có sự can thiệp kịp thời
  • Để hạn chế tối đa trường hợp sốc do truyền nước, khi thực hiện truyền tĩnh mạch, mẹ bầu cần được thực hiện và theo dõi bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, có đủ thiết bị y tế để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra
  • Chống chỉ định truyền nước với những mẹ bầu bị tăng kali, ure máu, suy thận cấp và mãn tính, suy tim, toan huyết, suy gan và viêm gan nặng,…
  • Nếu tại thời điểm truyền nước, người bệnh có tình trạng choáng váng, đổ mồ hôi, mất nước nhiều do cường độ hoạt động cao,… không được chỉ định truyền nước vì sẽ tăng nguy cơ biến chứng
  • Trong quá trình thực hiện, đảm bảo dây truyền dịch không bị xoắn, gấp khúc
  • Sát trùng vùng da tiếp xúc với kim tiêm cẩn thận trước khi thực hiện
  • Không pha lẫn dịch hoặc hỗn hợp dịch truyền với các loại thuốc khác nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Không dùng các chai dịch truyền đã mở nắp hoặc hết hạn sử dụng, có hiện tượng lợn cợn bên trong
  • Khi xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nghi ngờ do truyền dịch, hãy thông báo ngay với nhân viên y tế để kịp thời xử lý

Cần chỉ định và giám sát của chuyên gia y tế khi truyền nước cho bà bầu

Như vậy, Các chuyên gia vẫn khuyên rằng bà bầu bị mệt mỏi nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cố gắng ăn uống những món mình thích và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để nhanh phục hồi cơ thể. Trường hợp bất đắc dĩ phải truyền nước thì hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước không và cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Mẹ bầu hãy nhớ bổ sung dinh dưỡng, tiêm phòng đầy đủ và khám sức khỏe định kỳ để có thai kỳ trọn vẹn nhé!

MẸ BẦU NÊN ĐỌC

  • Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Có ảnh hưởng đến giới tính thai nhi?
  • 3 tư thế ngủ tốt cho bà bầu và bé yêu trong suốt thai kỳ
  • Quan hệ khi mang thai: Nên hay không? Cần lưu ý điều gì?
  • Mang thai mấy tuần thì biết trai hay gái? 5 kỹ thuật y tế xác định giới tính thai nhi
  • Nghe nhạc khi mang thai có tốt không? Chọn nhạc mẹ cần lưu ý những gì?
  • Mang thai nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy? Uống vào thời điểm nào là tốt nhất?
  • 3 tư thế ngủ tốt cho bà bầu và bé yêu trong suốt thai kỳ
  • Bỏ túi cách trị ốm nghén nặng nhanh, hiệu quả nhất khi mang thai

Mọi thông tin mua hàng xin liên hệ:

NHÀ THUỐC SỨC KHỎE – NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN

Website: https://nhathuocsuckhoe.com/

Hotline: 0901.666.300

Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại

Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago