Nước cam là loại đồ uống bổ dưỡng mà nhiều người lựa chọn để sử dụng mỗi ngày. Loại đồ uống này được cho là chứa đầy vitamin C giúp cải thiện nhan sắc và tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, nước ép cam thực sự không tốt như nhiều người vẫn nghĩ và đôi khi nó còn có hại không khác gì những loại nước ngọt. Tại sao lại vậy?
Bạn đang xem: Uống nước cam nguyên chất hay cam pha với nhiều nước thì tốt hơn? Một kiểu uống nước cam hại không kém nước ngọt
1 cốc nước cam có thể chứa 26g đường
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo lượng đường hấp thụ hàng ngày nên dưới 25 gam hoặc 6 thìa cà phê đường. Thật không may, nước ép trái cây hoặc sinh tố có thể chứa nhiều đường và tác động lên sức khỏe của bạn giống như các loại nước ngọt.
Một cốc nước cam 240ml có thể chứa 20-26g đường, nhiều hơn lượng đường được khuyến nghị dùng mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
Cả nước ngọt và nước ép trái cây 100% đều chứa khoảng 110 calo và 20-26 gam đường mỗi cốc (240 ml). Lấy nước cam làm ví dụ, một người trưởng thành tiêu thụ 2 quả cam mỗi ngày là bình thường, nhưng một cốc nước cam chứa 5-6 quả cam thì đã vượt quá tiêu chuẩn.
Nếu bạn ăn nguyên quả thay vì uống nước ép lại không gặp bất lợi này vì cellulose trong đó làm chậm quá trình hấp thụ đường fructose, nhưng trái cây được nghiền nhanh trong máy ép trái cây không có tác dụng tương tự.
Xem thêm : Màu sữa mẹ như thế nào là tốt? Cách cải thiện chất lượng sữa mẹ
Uống nước ép trái cây có thể gây gan nhiễm mỡ
Với hàm lượng đường cao như trên, nước cam ép cũng có thể gây tổn hại tới sức khỏe của bạn không kém nước ngọt. Bởi vì trong nước cam ép có đường sucrose. Khi đường sucrose trong đồ uống đi vào dạ dày, nó sẽ được phân hủy thành đường fructose và glucose với lượng bằng nhau.
Khi dạ dày phát hiện ra glucose, nó sẽ coi glucose là thức ăn và tiết ra các peptide ức chế cảm giác đói, nhưng fructose sẽ không có tác dụng này, khi đi qua cơ thể sẽ không kích hoạt cảm giác no. Hai loại đường này sau đó đi vào máu và đi khắp cơ thể.
Khi uống nước cam quá nhiều sẽ khiến đường fructose tích tụ nhiều trong gan, dễ gây gan nhiễm mỡ, tiểu đường tuýp 2. (Ảnh minh họa)
Tất cả các cơ quan trong cơ thể con người đều có thể sử dụng glucose làm nhiên liệu, nhưng quá trình chuyển hóa fructose chỉ có thể được thực hiện ở gan. Vì vậy, tất cả các cơ quan đều sử dụng glucose, nhưng tất cả fructose đều được đưa đến gan, hay nói cách khác, một nửa lượng calo trong thức uống được tiêu hóa ở gan. Đồng thời, gan cũng sẽ hấp thụ khoảng 20% lượng đường glucose. Như vậy, cộng với lượng đường fructose, gan phải chuyển hóa 60% lượng calo trong một cốc đồ uống có đường.
khi uống nước ép trái cây, đường fructose từ từ đi vào máu và gan có thể xử lý được. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên hấp thụ một lượng lớn đường fructose tức là nếu bạn uống nước ép trái cây quá nhiều có thể khiến gan tích tụ quá nhiều đường fructose và gây ra các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa, bao gồm tiểu đường tuýp 2 và gan nhiễm mỡ.
Xem thêm : Bài tuyên truyền kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2023)
Uống nước cam ép thường xuyên cũng có thể gây béo phì
Một số chuyên gia khuyên người lớn và trẻ em nên ăn trái cây nguyên quả thay vì uống nước ép. Điều này là do trái cây có chứa chất xơ, làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy no hơn, còn uống nước ép sẽ không nhận được chất xơ tự nhiên từ trái cây.
Hơn nữa, khi bạn uống nước ép, bạn có thể tiêu thụ quá nhiều mà không cảm thấy no nên dễ dàng hấp thụ một lượng lớn đường. Và vì không cảm thấy no nên bạn vẫn tiếp tục ăn những thực phẩm nhiều calo khác, kết quả là dẫn tới tăng cân, béo phì.
Uống nước cam quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn tới béo phì. (Ảnh minh họa)
Uống nước cam thế nào để không gây hại?
Nếu bạn thực sự thích nước cam, nên kết hợp một lượng vừa phải vào một chế độ ăn uống cân bằng. Các bác sĩ khuyên rằng nếu muốn uống nước cam, người lớn và trẻ em chỉ nên hạn chế uống một ly nhỏ mỗi ngày. Nếu bạn đang muốn bổ sung lượng vitamin C hàng ngày, lựa chọn lành mạnh nhất là chỉ ăn một quả cam.
Pha loãng nước cam với nước có thể là một lựa chọn hữu ích để tránh hấp thụ nhiều đường.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 22/03/2024 19:05
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024