Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Trước đây thường vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, người ta thường sử dụng máy ly tâm để tách phần trên cùng là thành phần chất béo của sữa, sau đó được bổ sung canxi, chất đặc và một số chất khác để chế biến thành những hộp váng sữa bán trên thị trường.
Thông thường, thành phần chất béo trong váng sữa chiếm khoảng 50% tổng năng lượng, chất bột đường khoảng 40%, chất đạm chỉ khoảng 6-7%, còn vitamin và khoáng chất thấp.
Bạn đang xem: Khi nào trẻ có thể ăn váng sữa để bổ sung năng lượng?
Ngoài ra, còn có váng loại váng sữa làm từ dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ…), bổ sung casein sữa bò và lactose (loại đường có trong sữa bò).
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, váng sữa có thành phần dinh dưỡng giàu chất béo và canxi, cung cấp nhiều năng lượng nên thường được lựa chọn cho các trường hợp trẻ đang cần nhiều năng lượng, trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, trẻ mới ốm dậy. Lưu ý, với những trẻ này, các bà mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ cho trẻ chứ không thay thế bữa ăn chính.
Xem thêm : Hủ tiếu bao nhiêu calo? Cách ăn hủ tiếu không tăng cân?
Đối với trẻ bình thường từ 6 tháng tuổi có thể sử dụng váng sữa nhằm bổ sung thêm năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý không dùng váng sữa thay thế hoàn toàn cho sữa, sữa mẹ và các nhóm thực phẩm khác. Không dùng váng sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; Trẻ bị thừa cân, béo phì; Trẻ đang bị tiêu chảy; Trẻ dị ứng với sữa bò.
Váng sữa nên được sử dụng đúng cho từng đối tượng trẻ để có thể phát huy những ưu điểm của nó. Lượng váng sữa sử dụng cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ hấp thu của trẻ.
Theo ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên, thành viên Hội Dinh dưỡng lâm sàng Việt Nam: Trung bình, trẻ từ 7-12 tháng có thể ăn ½ – 1 hộp váng sữa/ngày. Trẻ trên 1 tuổi có thể ăn từ 1-2 hộp/ngày, tùy vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nhất thiết cho trẻ dùng váng sữa hàng ngày, vì khi ăn quá nhiều, sẽ làm dư thừa chất béo, trẻ có thể bị đầy bụng, tiêu chảy.
Những trường hợp trẻ nên bổ sung thêm váng sữa như trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Nếu trẻ thừa cân, dị ứng đạm sữa bò, đang tiêu chảy thì không nên cho trẻ ăn váng sữa.
Không nên cho trẻ ăn váng sữa trước bữa ăn chính, sẽ làm trẻ ngang dạ, ảnh hưởng đến bữa ăn chính. Chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau bữa ăn chính sau 1-2 giờ.
– Khi mua váng sữa dùng cho trẻ, cha mẹ cần đọc kỹ thông tin sản phẩm và chọn sản phẩm phù hợp với trẻ.
– Chú ý hạn sử dụng. Nên sử dụng trước hạn càng sớm càng tốt.
– Váng sữa rất dễ bị hỏng nên cần được bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh vì khi mở cửa tủ lạnh thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng, thậm chí làm hỏng váng sữa.
Xem thêm video đang được quan tâm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 12/01/2024 08:49
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024