Categories: Tổng hợp
Published by

Các cơ quan chính của EU cũng đồng thời là các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Quá trình điều tra được thực hiện hoàn toàn bởi Ủy ban châu Âu (European Commission), sau đó với tư vấn của Ủy ban về công cụ phòng vệ thương mại (Trade Defence Instruments Committee), Ủy ban châu Âu sẽ ra quyết định cuối cùng.

Cụ thể:

Uỷ ban Châu Âu (European Commission):

Ủy ban Châu Âu có thẩm quyền:

– Ra các quyết định:

    • Khởi xướng điều tra
    • Ban hành biện pháp tạm thời (thường có thời hạn khoảng 6 tháng)
    • Tiếp tục điều tra mà không áp thuế
    • Ban hành biện pháp chính thức
    • Chấm dứt điều tra mà không áp thuế
    • Chấp nhận cam kết giá

– Tổ chức điều tra chống bán phá giá (bao gồm cả điều tra về việc bán phá giá và điều tra về thiệt hại) – đảm bảo các quyền tố tụng của các bên trong quá trình điều tra.

Hộp – Đơn vị cụ thể của Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề kiện phòng vệ thương mại

Vụ Phòng vệ thương mại – Tổng Vụ Thương mại – Ủy ban châu Âu

(European Commission

Directorate General for Trade

Trade G – Trade Defence)

Địa chỉ

Rue de la Loi 170 / Wetstraat 170 • 1000 • (postal office Box: 1049)

Bruxelles/Brussel, Bỉ

Phân công nhiệm vụ

Vụ Phòng vệ thương mại thuộc Tổng vụ Thương mại có 5 phòng chức năng:

  • Phòng G1: Chính sách chung và quan hệ với WTO, quan hệ với ngành;
  • Phòng G2: Điều tra I. Quan hệ với các thành viên EU về các vấn đề PVTM;
  • Phòng G3: Điều tra II. Điều tra chống lẩn tránh;
  • Phòng G4: Điều tra III. Theo dõi việc thực thi;
  • Phòng G5: Điều tra IV. Quan hệ với các nước thứ 3 về vấn đề PVTM.

Vụ Phòng vệ thương mại chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ (bao gồm cả điều tra thiệt hại), chống lẩn tránh biện pháp PVTM và xử lý các vụ việc quyết tranh chấp tại WTO; căn cứ trên kết quả điều tra, đề xuất biệ n pháp trình Hội đồng châu Âu quyết định những việc như việc áp dụng thuế chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ.

Bên cạnh đó, Ủy ban châu Âu còn thành lập một bộ phận trợ giúp (helpdesk) dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận các công cụ phòng vệ thương mại, cung cấp thông tin về các thủ tục và thời hạn áp dụng các biện pháp

Ủy ban về công cụ phòng vệ thương mại (Trade Defence Instruments Committee)

  • Thành phần:

Bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên và chủ trì bởi một đại diện của Ủy ban châu Âu.

  • Vai trò:

Hỗ trợ Ủy ban châu Âu trong việc đưa ra ý kiến trước khi áp dụng biện pháp. Cụ thể, Ủy ban châu Âu tham vấn ý kiến của Ủy ban này trong các vấn đề sau của cuộc điều tra:

  1. có hay không áp dụng các biện pháp tạm thời hoặc chính thức;
  2. có hay không khởi xướng thủ tục rà soát khi biện pháp hết hạn;
  3. sửa đổi và gia hạn các biện pháp hiện hành.
  • Chức năng

Ủy ban đưa ra ý kiến của mình thông qua hai loại thủ tục:

  1. Tư vấn (ví dụ: áp dụng biện pháp tạm thời, rà soát hết hạn). Ý kiến tư vấn của Ủy ban không có giá trị bắt buộc đối với Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên, đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình Ủy ban châu Âu ra quyết định, vì nó cho phép Ủy ban châu Âu thu thập được quan điểm của các quốc gia thành viên;
  2. kiểm tra (ví dụ: áp dụng biện pháp chính thức, sửa đổi / gia hạn các biện pháp hiện hành). Có thể đưa vấn đề ra một ủy ban kháng cáo, bao gồm các quốc gia thành viên và do EC chủ trì. Ủy ban kháng cáo không phải là một cơquan thường trực, nhưng cho các quốc gia thành viên cơ hội thảo luận lần thứ hai về dự thảo áp dụng biện pháp ở cấp cao hơn.

Tất cả nội dung các cuộc tham vấn đều được giữ bí mật.

Ủy ban về công cụ phòng vệ thương mại của Ủy ban châu Âu có chức năng tương tự giống như Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của Việt Nam trước đây. Tuy nhiên, trong Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 đã bỏ quy định về Hội đồng này.

Tòa án châu Âu

Các tổ chức, cá nhân có thể kháng kiện quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ra Tòa án Sơ thẩm châu Âu (Court of First Instance – CIC) và sau đó , nếu tiếp tục kháng án, ra Tòa án Công bằng châu Âu (European Court of Justice ECJ) (là cấp tòa tối cao của EU).

Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên:

Các nước thành viên tuy không được chủ động tham gia vào quá trình điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của EU như các cơ quan của EU nói trên nhưng cơ quan có thẩm quyền của các nước này có trách nhiệm:

  • Phối hợp với Uỷ ban châu Âu trong hoạt động điều tra của cơ quan này;
  • Thực thi các quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá (chính thức hoặc tạm thời);

Thực hiện một số quyền yêu cầu liên quan đến các thủ tục rà soát sau khi áp dụng biện pháp chính thức (ví dụ yêu cầu rà soát giữa kỳ, rà soát hoàng hôn… ).

Bên cạnh đó, các nước thành viên cũng duy trì quyền bác bỏ đề xuất của Ủy ban châu Âu liên quan tới những quyết định quan trọng, ví dụ như quyết định ban hành biện pháp chính thức. Tuy vậy, để thực thi quyền này, các nước thành viên cần đạt được đa số phiếu bầu để bác bỏ đề xuất từ Ủy ban châu Âu.

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI

This post was last modified on %s = human-readable time difference 10:31

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Số nào giúp bạn thỏa ước nguyện?

Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…

5 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Dần kiêu ngạo, Ngọ hăng hái

Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…

5 giờ ago

Bày cách khiến 12 con giáp rung động, để tình yêu mãi luôn nồng nàn

Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn

7 giờ ago

Lập Đông 2024 là ngày nào? Đón mùa Đông lạnh giá, ai được Thần Tài ưu ái đặc biệt?

Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…

14 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có phải người giàu tham vọng?

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?

14 giờ ago