MỤC LỤC
####### 1, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI COVID 19………………………………..
Bạn đang xem: Nhóm 2 – triết – cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM NÀY ĐỂ PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH – PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………… – 1, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI COVID 19……………………………….. – 2, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU………………………………………………. – 2 Mục tiêu…………………………………………………………………………………………….. – 2 Nhiệm vụ……………………………………………………………………………………………. – 3 , ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………………………. – 4, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………………………………. – 4 Về lý luận…………………………………………………………………………………………… – 4 Về thực tiễn………………………………………………………………………………………… – PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………………………………………….. – Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN…………………………….. – 1, QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN………………………………………………………………………… – 1 Khái niệm quan điểm toàn diện………………………………………………………………. – 1 Nguồn gốc của quan điểm toàn diện……………………………………………………….. – 1 Vai trò thực tiễn, ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện………. – 2, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN…………………………………… – 2 Khái niệm…………………………………………………………………………………………… – 2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến………………………………………………………….
####### 2, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU……………………………………………….
####### 2 Mục tiêu……………………………………………………………………………………………..
Phân tích làm rõ nội dung, tính chất của cơ sở lý luận quan điểm toàn diện, từ đó chỉ ra những vấn đề đặt ra với đời sống xã hội của Việt Nam tại thời điểm đại dịch COVID-19 còn phức tạp để chúng ta đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế trong thời gian tới.
####### 2 Nhiệm vụ…………………………………………………………………………………………….
Nghiên cứu trình bày nội dung hệ thống cơ sở lý luận và ý nghĩa phương pháp luận
Từ cơ sở lý luận quan điểm toàn diện, chỉ ra nhiều vấn đề đặt ra thực trạng vấn đề đời sống xã hội ở Việt Nam trong đại dịch COVID-
Đưa ra các giải pháp cụ thể.
####### 3 , ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………………………….
Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng cơ sở lý luận của Quan điểm toàn diện của Đảng ta về đổi mới căn bản toàn diện trong thời đại bị ảnh hưởng, tác động của dịch COVID- đến các vấn đề trong xã hội và đời sống ở Việt Nam.
####### 4, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI………………………………………………………………………….
####### 4 Về lý luận……………………………………………………………………………………………
Bài tiểu luận là sự khái quá về Quan điểm toàn diện và sự vận dụng của Đảng, Nhà nước trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện để khắc phục những tác động xấu do COVID gây ra trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
####### 4 Về thực tiễn…………………………………………………………………………………………
Bài luận có thể trở thành tài liệu tham khảo cho mọi người học tập, nghiên cứu với nội dung liên quan.
####### 1, QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN…………………………………………………………………………
####### 1 Khái niệm quan điểm toàn diện……………………………………………………………….
Quan điểm toàn diện là quan điểm được phản ánh trong phương pháp luận triết học. Khi các nhìn nhận phải được thể hiện một cách toàn diện. Quan điểm này mang đến tính đúng đắn trong hoạt động xem xét hay đánh giá một đối tượng nhất định. Các nhà nghiên cứu chỉ ra tính hợp lý cần thiết trong nhu cầu phản ánh chính xác và hiệu quả đối tượng. Từ đó mà các đánh giá mới mang đến tính chất khách quan, hiệu quả. Trên thực tế, quan điểm này giữ nguyên giá trị của nó. Khi mà những cần thiết trong đánh giá hay phán xét đối tượng.
Quan điểm này thể hiện vai trò của người thực hiện các phân tích trên đối tượng. Khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc. Chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố kể cả khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan đến sự vật. Tức là tất cả những tác động có thể lên chủ thể đang quan tâm. Không chỉ nhìn nhận với tính chất tiêu cực hay tích cực theo cả xúc. Mà phải là những tiến hành trên lý trí, kinh nghiệm và trình độ đáng giá chuyên môn. Như vậy các hướng tác động mới nếu có mới mang đến hiệu quả.
####### 1 Nguồn gốc của quan điểm toàn diện………………………………………………………..
Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng, sự vật trên thế giới. Với các tính chất trong tác động và phản ánh kết quả khác nhau. Bởi phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật, sự việc. Không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt, hay chỉ chịu tác động từ duy nhất một yếu tố. Có khả năng tồn tại cô lập, độc lập với các sự vật khác. Tính chất trong những ảnh hưởng từ chủ quan và khách quan là rất đa dạng. Nghiên cứu và phân tích cho thấy rằng, nếu muốn đánh giá chủ thể một cách hiệu quả nhất, cần nhìn nhận vào toàn diện và bày tỏ quan điểm.
####### 1 Vai trò thực tiễn, ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện……….
a) Vai trò thực tiễn của quan điểm toàn diện Quan điểm này thể hiện trong tất cả các hoạt động có tác động của phản ánh quan điểm. Như những ví dụ trong đánh giá một con người với những mặt khác nhau phản ánh trong con người họ. Không thể chỉ thực hiện quan sát phiến diện từ những thể hiện bên ngoài để đánh giá tính cách hay thái độ, năng lực của họ. Cũng không thể chỉ dựa trên một hành động để phán xét con người và cách sống của họ.
Khi đánh giá, cần có thời gian cho sự quan sát tổng thể. Từ những phản ánh trong bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác. Cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Những nhìn nhận và đánh giá trên từng khía cạnh và kết hợp với nhau sẽ cho ra những quan điểm toàn diện. Từ đó mà cách nhìn nhận một người được thực hiện hiệu quả với các căn cứ rõ ràng. Nó không phải là những phù phiếm của nhận định. Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét.
Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã khái quát toàn bộ thế giới trong những mối liên hệ, ràng buộc chằng chịt lẫn nhau, khái quát được những đặc tính chung nhất của các mối liên hệ, nghiên cứu khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ đó, rút ra quan điểm toàn diện góp phần quan trọng trong việc góp phần định hướng, chỉ đạo nhận thức và hoạt động cải tạo hiện thực của thế giới.
Xem thêm : Hành vi pháp lý đơn phương là gì? So sánh hành vi pháp lý đơn phương với hợp đồng?
####### 2, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN……………………………………
####### 2 Khái niệm……………………………………………………………………………………………
Quan điểm toàn diện là nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Hay nói cách khác cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến – một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng. Đây là một phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
a) Mối liên hệ Các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ rất đa dạng và phong phú: có mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài; có những mối liên hệ chung của toàn bộ thế giới hoặc trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới lại có những mối liên hệ riêng từng lĩnh vực, từng sự vật, từng hiện tượng riêng biệt; có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hoặc nhiều sự vật, hiện tượng với nhau, và có những mối liên hệ gián tiếp, trong đó các sự vật, hiện tượng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau thông qua một hay nhiều khâu trung gian mới phát huy được tác dụng; có mối liên hệ tất nhiên, ngẫu nhiên; mối liên hệ cơ bản, thuộc về bản chất của sự vật, đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, cũng có những mối liên hệ không cơ bản, chỉ đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung cho sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Các mối liên hệ này tồn tại phổ biến trong tự nhiên, trong xã hội loài người cũng như trong ý thức của con người.
b) Mối liên hệ phổ biến Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới. Bởi lẽ, bản chất của thế giới là vật chất. Vật chất có thuộc tính chung nhất là tồn tại khách quan. Các sự vật trong thế giới đa dạng đến đâu thì cũng chỉ là những hình thức tồn tại cụ thể của vật chất, chúng đều chịu sự chi phối của quy luật vật chất, nên chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau
Các mối liên hệ có tính phổ biến bởi bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian, thời gian nào đều có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Còn trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần khác, yếu tố khác. Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Và nó còn tồn tại trong tất cả các mặt: tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng, phong phú bởi các sự vật, hiện tượng trong thế giới vô cùng đa dạng, đa trạng thái chính vì vậy cũng có vô hạn những mối liên hệ khác nhau. Dựa vào tính chất và vai trò của mối liên hệ, có thể phân chia các mối liên hệ thành: mối
liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản; mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng; mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp; mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu… Tuy nhiên, việc phân loại các mối lên hệ cũng chỉ mang tính tương đối. bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi tất cả các mối liên hệ khác. Mọi liên hệ còn cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển cụ thể của chúng
####### 2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến………………………………………………………….
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ phổ biến có tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú.
a) Tính khách quan o Mối liên hệ mang tính khách quan, nó là vốn có của một sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người. o VD: mối liên hệ giữa con gà và quả trứng.
b) Tính phổ biến o Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác, không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. o VD: Khi làm bài kiểm tra Toán, Lý, Hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để phân tích đề bài, đánh giá đề thi. c) Tính đa dạng, phong phú o Sự vật hiện tượng trong thế giới là phong phú, đa dạng, vì vậy hình thức liên hệ giữa chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào vị trí, phạm vi vai trò, tính chất mà phân chia ra thành những mối liên hệ khác nhau như: mối liên hệ bên trong – mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ bản chất- mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ trực tiếp – mối liên hệ gián tiếp v… Nhưng sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối. o VD: các loại cá, chim, thú đều có quan hệ với nước nhưng mối quan hệ giữa cá với nước khác hoàn toàn mối quan hệ của nước với chim, thú. Cá không thể sống thiếu nước nhưng các loài chim, thú khác không sống trong nước thường xuyên được.
những gia đình đó thường xuyên phải đi mượn thiết bị học tập hoặc phải mắc một túp lều nhỏ dưới chân núi để bắt sóng mạng để có thể học trực tuyến. Nhiều trường hợp mạng bị nghẽn không thể nghe được lời cô giảng dẫn đến thiếu hụt kiến thức và không hiểu bài.
Đối với sinh viên, sự xáo trộn do việc đóng cửa đột ngột các khu học xá và chuyển đổi nhanh chóng sang giáo dục trực tuyến đã làm gián đoạn cuộc sống của sinh viên. Việc phải ở nhà trong nhiều tháng khiến một vài sinh viên không thể tiếp xúc được môi trường giảng dạy ở giảng đường, không thể gặp được thầy cô, bạn bè dẫn đến mất đi tinh thần làm việc nhóm hay tinh thần tham gia các hoạt động xã hội ngày càng trì trệ khiến tinh thần của các sinh viên suy giảm nặng nề. Nhiều sinh viên năm nhất sau khi trải qua kì thi căng thẳng đỗ được vào trường nhưng cũng không thể được xuống trường, được gặp mặt thầy cô bạn bè gây nên sự thiếu thốn và khó khăn hơn đối với các anh chị đi trước. Ngoài ra học trực tuyến sẽ có rất nhiều cám dỗ bên trong và bên ngoài khiến các sinh viên không thể tập trung vào bài giảng dẫn đến tình trạng học tập giảm sút, sinh viên nợ môn và rớt môn ngày càng tăng cao.
Dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tổ chức các kì thi và kiểm tra thường xuyên. Điển hình trong kì thi Trung học phổ thông Quốc Gia (2020 – 2021) vừa qua, nước ta đã phải tổ chức đến 2 đợt kì thi để vừa đảm bảo chất lượng và công bằng của kì thi vừa phải đảm bảo an toàn phòng chống cho các thi sinh. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã phải vật lộn với những khó khăn thách thức về đánh giá thi cử trực tuyến khi nguy cơ gian lận ngày càng gia tăng.
b) Thực trạng y tế Đối với lĩnh vực y tế, theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội, do vừa phải đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, vừa đảm nhiệm công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (giám sát dịch, hỗ trợ các tuyến, cách ly người nhiễm và nghi nhiễm, điều trị người nhiễm, hỗ trợ các tuyến trong phòng, chống dịch…) nên một số cơ sở y tế xuất hiện tình trạng quá tải kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ lây nhiễm chéo vi rút SARS-Cov2. Nhiều cơ sở y tế đã tăng ca làm việc để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, sàng lọc, tổ chức cách ly, giám sát và điều trị bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, nếu dịch kéo dài, sẽ gây ra áp lực lớn, khó khăn trong việc bảo đảm tính liên tục các hoạt động của hệ thống y tế dự phòng, thiếu nhân lực điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, việc tổ chức cách ly và xử lý môi trường với số lượng lớn, thời gian ngắn.
Trong danh mục dự trữ quốc gia mới chỉ có thuốc phòng, chống dịch bệnh mà chưa có một số trang thiết bị, vật tư y tế, đồ bảo hộ thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch, công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc dịch bệnh nên nếu dịch lan rộng, số người mắc nhiều sẽ ảnh hướng lớn đến công tác khám bệnh, chữa bệnh và có nguy cơ lây nhiễm đối với đô ̣i ngũ cán bô ̣ y tế. Trên thực tế, ngành y tế trong thời gian chống dịch vừa qua đã xảy ra tình trạng thiếu khẩu trang y tế. Bên cạnh đó, khó khăn trong việc đặt mua các thiết bị y tế như máy thở, máy xét nghiệm, máy X-quang, Kit test xét nghiệm COVID-19… do nguồn cung khan hiếm và giá bị đẩy lên cao.
####### 1 Những ảnh hưởng tích cực…………………………………………………………………..
Đại dịch Covid-19 cũng đã có tác động kích thích đổi mới trong ngành GDĐT. Nhiều phương pháp tiếp cận sáng tạo được thúc đẩy như học tập qua radio, Internet, truyền hình. Hàng loạt giải pháp đào tạo từ xa được phát triển nhờ phản ứng nhanh chóng của chính phủ và các đối tác giáo dục trên khắp thế giới nhằm hỗ trợ nền giáo dục đa sắc thái. Ở Việt Nam, từ khi dịch bùng phát đến nay, tất cả các trường học và cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và tư thục đã “Biến nguy thành cơ” từ việc học online mùa dịch Covid-19… phải dừng việc dạy và học trực tiếp sang học trực tuyến qua Internet và trên truyền hình..ính là cơ hội chuyển đổi số ngành GDĐT.
####### 1 Những ảnh hưởng tiêu cực…………………………………………………………………..
Tổ chức thực hiện có nơi, có lúc còn lúng túng, bị động, bất ngờ với chủng virus Delta, nhất là trong giai đoạn đầu; thiếu nguồn lực, hệ thống y tế còn nhiều khó khăn cả về con người và cơ sở vật chất, trang thiết bị; y tế dự phòng tại các cấp, nhất là cấp cơ sở chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức; không chủ động được vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm xét nghiệm… cho phòng, chống dịch do đều phải nhập khẩu dẫn đến tiến độ cung ứng không kịp thời, chịu nhiều rủi ro. Việc triển khai công tác cứu trợ, bảo đảm an sinh xã hội tại một số địa bàn, nhất là khu cách ly, phong tỏa còn khó khăn do số lượng người cần được hỗ trợ rất lớn. Theo thống kê bước đầu, khoảng hàng chục triệu người cần hỗ trợ trong cùng một thời điểm; riêng Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ cả 3 đợt lên đến khoảng 7,5 triệu người.
Bên cạnh đó, về lâu dài, do dịch Covid-19 kéo dài, việc học trực tuyến là giải pháp bắt buộc khi học sinh không thể đến trường. Chưa bàn đến chất lượng mà chỉ xét trên phương diện kinh tế, việc học trực tuyến sẽ làm tăng chi phí giáo dục. Học sinh học trực tuyến cần có đủ các thiết bị như máy tính, loa, tai nghe có micro, máy in và cước phí internet, mạng 4G phải trả hàng tháng. Mô hình học trực tuyến chỉ khả thi khi điều kiện kinh tế của gia đình học sinh đáp ứng được các đòi hỏi về trang thiết bị học tập. Nhưng hiện nay, đại đa số học sinh đều có gia cảnh không khá giả, nhất là học sinh Dân tộc thiểu số ở miền núi thì học trực tuyến vẫn quá tầm tay và các cơ sở giáo dục – đào tạo đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức triển khai chương
vụ, giải pháp về công tác dân số trong tình hình mới; Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế để nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của y tế Việt Nam…
Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu sản xuất vắc xin, thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế.
Triển khai quyết liệt chuyển đổi số ngành Y tế với các chương trình như hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh (hồ sơ sức khỏe điện tử, theo dõi, cảnh báo dịch bệnh, ứng dụng cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe…), hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh (khám chữa bệnh trực tuyến, bệnh án điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo…), hệ thống quản trị y tế thông minh (quản lý, điều hành điện tử, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, thống kê y tế điện tử, cơ sở dữ liệu y tế quốc gia)…
b) Đối với ngành giáo dục Trước yêu cầu cấp thiết của thời đại về nguồn nhân lực, những thách thức to lớn mà giáo dục phải đương đầu, UNESCO đã chủ trương đẩy mạnh phát triển giáo dục với chiến lược bao gồm 21 điểm với một số tư tưởng chính:
Xem thêm : Các hành tinh trong hệ mặt trời: Tìm hiểu thứ tự, đặc điểm
o Giáo dục thường xuyên là điểm chủ đạo của mọi chính sách giáo dục; hướng tới nền giáo dục suốt đời, giáo dục bằng mọi hình thức, xây dựng một xã hội học tâp. Giáo dục phải làm cho mỗi người trở thành người dạy và người kiến tạo nên sự tiến bộ văn hóa của bản thân mình o Giáo dục không chỉ dạy để có học vấn mà phải thực hành thực nghiệm để có tay nghề, để vào đời có thể lao động ngay được, không bỡ ngỡ o Phát triển giáo dục gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt chú ý đến giáo dục hướng nghiệp để giúp người học tập lập thân, lập nghiệp o Giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường phải là mục tiêu lớn trong chiến lược phát triển giáo dục o Giáo viên được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức. Việc giảng dạy phải phù hợp với người học chứ không phải là sự áp đặt máy móc bắt người học phải tuân theo. Đến năm 2030 Việt nam đặt mục tiêu đối với ngành giáo dục là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng khả năng của mỗi bản thân làm mục tiêu cho khả năng dân giàu nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Đồng thời, xây dựng hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.
Ngoài đặt mục tiêu cho từng bậc học: mầm non, tiểu học, trung học, giáo dục thường xuyên, đại học, dự thảo chiến lược cũng đưa ra những chỉ số phát triển cụ thể cho từng bậc học. Những chỉ số này sẽ là thước đo để định lượng được kết quả phát triển qua từng giai đoạn, tránh được những đánh giá chung chung, mang tính định tính.
####### 2 Giải pháp…………………………………………………………………………………………….
a) Đối với ngành y tế Khẩn trương triển khai các giải pháp nâng cao chế độ chính sách đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc, biểu dương khen thưởng để động viên tinh thần lực lượng ngành Y tế yên tâm công tác.
Tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về mua sắm, đấu thầu, bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu; xã hội hóa, quản trị đơn vị sự nghiệp công.
Đổi mới mạnh mẽ tài chính y tế và bảo hiểm y tế. Kiến nghị tăng tỷ trọng chi của ngân sách Nhà nước và bảo hiểm xã hội trong tổng chi cho y tế; đổi mới phương thức chi trả; điều chỉnh giá dịch vụ theo hướng tính đúng, tính đủ; giải quyết các vướng mắc trong xã hội hóa. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đơn vị phối hợp với BHXH Việt Nam giải quyết tồn tại về tổng mức thanh toán; đảm bảo việc thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế phù hợp.
Nâng cao năng lực quản trị hệ thống y tế. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ. Đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền theo quy định. Cải cách thủ tục hành chính. Siết chặt quản lý nhà nước về cấp phép, quản lý chất lượng, mua sắm đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, xử lý nghiêm các vi phạm.
Phát triển nhân lực và khoa học, công nghệ y tế. Đổi mới việc thi, cấp chứng chỉ hành nghề, hình thành các trung tâm thi cấp chứng chỉ theo chuẩn mực quốc tế; đào tạo bác sỹ cho các nước; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cho các tỉnh miền núi, dân tộc, tỉnh khó khăn. Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ trong y học; hình thành các trung tâm nghiên cứu y học mạnh gắn với các trường, các viện nghiên cứu và các bệnh viện. Thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm trong nước. Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ngành y tế tiến tới y tế số, y tế thông minh phục vụ người dân.
b) Đối với ngành giáo dục o Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Quản lý là một khâu cực kỳ quan trọng nếu như không nói là yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công cho cả tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Vì vậy, phải nâng cao chất lượng công tác quản lý một cách toàn diện. Cần đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính, thể chế hóa vai
o Từng bước cải thiện chất lượng Giáo dục và Đào tạo miền núi
Nền giáo dục của mô ̣t quốc gia không thể cất cánh nếu giáo dục ở khu vực miền núi vẫn còn yếu kém, chậm phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm, ưu đãi đặc biệt, nhưng phải khẳng định rằng, việc có thể san bằng khoảng cách về chất lượng GD&ĐT giữa miền núi và miền xuôi là cực kỳ khó khăn, nếu như không nói là không thể. Theo báo cáo của Bô ̣ GD&ĐT về GD&ĐT miền núi, tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng ở khu vực miền núi còn thấp. Trong 4 năm (2003-2007), tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng là 41,3%, vào trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là 20%, trở về địa phương chưa được đào tạo nghề chiếm tới 38,7%. Nhiều em không thi đậu tốt nghiệp, không được đào tạo nghề, không có việc làm, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật phù hợp với yêu cầu lao động tại địa phương mình. Các em gần như “tay trắng” và phải chấp nhận làm những nghề sinh nhai với kỹ năng lao đô ̣ng giản đơn mà không cần tới 12 năm đèn sách cũng có thể làm được. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản làm cho đô ̣ng cơ học tập không được định hình rõ và hệ quả là tỷ lệ học sinh người dân tô ̣c thiểu số ở các bậc học cao hơn giảm đi mô ̣t cách rõ rệt. Năm học 2006 – 2007, trong tổng số 2.522 học sinh dân tô ̣c, bậc tiểu học chiếm 50,83%, bậc trung học cơ sở chiếm 36,43%, bậc trung học phổ thông chỉ còn 12,73%. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp đồng bộ khác, bên cạnh việc tạo nhiều cơ hô ̣i có việc làm hơn nữa, nên kết hợp xây dựng những chương trình GD&ĐT thiết thực, phù hợp với từng vùng miền để nếu các em không thể tiếp tục học tập thì vẫn có thể chủ đô ̣ng tham gia lao đô ̣ng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế – xã hô ̣i.
Ngoài ra, việc dần thay đổi cách nhìn nhận về khả năng học tập của các em học sinh là người thuộc các dân tô ̣c ít người vốn vẫn được định vị trên một mặt bằng dân trí thấp kém, là rất quan trọng. Thực tế, không ít các em có tư chất tốt, có nỗ lực phấn đấu học tập. Các em hoàn toàn có quyền mong ước về những cơ hô ̣i thuận lợi hơn cho việc học tập. Vấn đề là nhiều em còn thiếu mô ̣t môi trường thực sự tốt ngay ở trong nước chứ chưa dám nói đến việc đi du học nước ngoài. Vì vậy, cần có những chính sách mang tính đô ̣t phá cho GD&ĐT miền núi nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính nguồn nhân lực ấy sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hô ̣i của các vùng miền này.
o Xây dựng trường đại học đạt chuẩn khu vực:
Định hướng từng bước xây dựng mô ̣t số trường đại học đạt tiêu chuẩn khu vực, tiến đến đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm dần khẳng định vị thế về GD&ĐT của Việt Nam trên trường quốc tế là hết sức cần thiết. Chúng ta không chỉ dừng lại với việc xây dựng một chiến lược phát triển GD&ĐT mà không có những quyết sách mang tính đột phá. Đây cũng một nội dung phù hợp với xu thế chung của thời đại. Tuy nhiên, để thực hiện thành công, cần có bước đi chắc chắc, lô ̣ trình phù hợp. Trước hết, cần có cơ chế chính sách phù hợp. Tiếp đến, nguồn lực tài chính phải đảm bảo. Đặc biệt, một trường đạt chuẩn khu vực và tiến tới đạt chuẩn quốc tế không thể không đạt chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên mà cả sinh viên. Hiện nay Việt Nam không thực sự thiếu các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm và tâm huyết nhưng thiếu cơ chế, chính
sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để họ an tâm cống hiến cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT nước nhà. Trước mắt, buộc phải tách mục tiêu hiệu quả kinh tế ra khỏi mục tiêu đảm bảo chất lượng vượt trội thông qua việc chỉ tuyển chọn những sinh viên thực sự ưu tú. Về lâu dài, đây mới là sự đầu tư đúng hướng, bởi việc nghiêm ngặt, chuẩn hóa ngay từ khâu tuyển chọn không những tạo điều kiện thuận lợi cho cả quá trình GD&ĐT, mà chính những sinh viên này khi ra trường sẽ là những căn cứ thực tiễn minh chứng mô hình mới là hiệu quả, sớm khẳng định vị thế của Việt Nam về GD&ĐT trên trường quốc tế. Trong điều kiện còn chưa đủ những kinh nghiệm về giáo dục chất lượng cao (high education), có thể liên kết với các trường đại học có danh tiếng trên thế giới và dần dần nội lực hóa mục tiêu nêu trên
####### 3. LIÊN HỆ BẢN THÂN………………………………………………………………………………
Là một sinh viên thì việc vận dụng quan điểm toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình học tập và phát triển của chúng ta. Nó góp phần định hướng, chỉ đạo các hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn và cải tạo bản thân chúng ta.
####### 3. Áp dụng trong học tập………………………………………………………………………….
Đối với bản thân em, đã có đã có kinh nghiệm học tập trực tuyến trong thời gian dài cùng với việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm toàn diện, thì những giải pháp để có thể trang bị cho bản thân học sinh, sinh viên một tâm thế học tập chủ động, tích cực có thể khái quát lại như sau:
Thứ nhất, cần phải có ý thức cao cùng một sức khỏe tốt. Trong tình trạng học online tại nhà, học sinh, sinh viên không chỉ đối mặt với những khó khăn về thiết bị học tập, hay về việc tiếp thu bài giảng trên lớp mà còn tăng khả năng bị xao nhãng trong học tập bởi những kích thích từ bên ngoài… Chính vì vậy, để việc tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao nhất, trước hết mỗi người học cần tạo cho mình mục tiêu để chiến đấu cùng với tinh thần mạnh mẽ, kiên trì, bền bỉ vượt qua những khó khăn; một ý chí vững vàng để có thể vượt qua những cám dỗ từ bên ngoài. Đồng thời bên cạnh đó, mỗi người học cần phải tích cực tập luyện thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh để có thể bảo đảm sức khỏe trong quá trình học.
Thứ hai, cần tận dụng tối đa nguồn lực hiện có. Tuy không thể trực tiếp đến trường nghe giảng trực tiếp, nhưng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, hiện nay trên mạng có vô số nguồn tài nguyên, bài giảng quý báu để người học có thể sử dụng hay những sự trợ giúp từ thầy cô, bạn bè thông qua những ứng dụng thông minh và vô kể những nguồn lực khác. Nếu biết tận dụng tối đa những nguồn lực của mình đang có sẽ khiến việc học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Và cuối cùng, để có thể thể xây dựng cho mình một phương pháp học tập tích cực, thì một không gian học tập phù hợp đóng vai trò không nhỏ. Mỗi người học sẽ phù hợp với một không gian học tập khác nhau, trong mỗi thời điểm khác nhau. Bởi vậy, thông qua quá trình học tập, người học cần tự tìm hiểu xem đâu là không gian học tập phù hợp nhất với mình, từ đó tạo cho mình một thời khóa biểu hợp lý để việc học có thể diễn ra một cách hiệu quả và trơn tru.
Nói tóm lại Quan điểm toàn diện là một cách nhìn nhận đúng đắn, hiệu quả. Với các đánh giá toàn diện trên các mặt, có thể mang đến những nhận định đúng đắn và hiệu quả hơn. Thay vì những cái nhìn phiến diện trong quan điểm khi đánh giá chủ thể. Nó được nhấn mạnh với những nội dung từ phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Theo đó, các phản ánh được thực hiện trên cơ sở lý luận. Nó mang đến những phù hợp trong quan điểm tiến bộ và khoa học. Khi những mặt khác nhau tác động lên một vấn đề cần được phản ánh toàn diện.
Cũng giống như thực trạng xã hội Việt Nam trong đại dịch COVID-19, bên cạnh vô vàn tác động tiêu cực, những hạn chế, hay là những khó khăn. Việt Nam với sự chủ động phòng chống dịch ngay từ ban đầu đã có được kết quả tốt hơn so với một số quốc gia trên thế giới khác.
Qua bài thảo luận này, ta đã phân tích được những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các vấn đề trong đời sống. Bên cạnh đó nó cũng đã đòi hỏi đối với xã hội nói chung và nền giáo dục Việt Nam nói riêng phải đưa ra những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại sau đại dịch.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/01/2024 13:59
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024