Trong nền kinh tế hàng hóa, có những quy luật kinh tế ràng buộc và chi phối hoạt động của những người sản xuất hàng hóa như: quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật tiết kiệm thời gian lao động; quy luật tăng năng suất lao động. Trong đó, quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất; giữ vai trò chi phối nền sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Vì vậy, việc tìm hiểu, nắm bắt nội dung và tác động của quy luật giá trị có ý nghĩa hết sức to lớn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Muốn thực hiện được điều đó thì trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia đòi hỏi phải dựa trên một nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc về các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị. Tác động của quy luật giá trị tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và vào khả năng nhận thức vận dụng vận dụng và tổ chức các hoạt động kinh tế thực tiễn nhà nước. Vì vậy, nhóm em xin chọn đề tài: “Quy luật giá trị và sự biểu hiện của một tác trong ba tác động của quy luật này ở Việt Nam” để nghiên cứu, tìm hiểu.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Bạn đang xem: Quy luật giá trị và sự biểu hiện của một tác trong ba tác động của quy luật này ở Việt Nam
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các loại quy luật khác của sản xuất hàng hóa. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Đối với sản xuất, quy luật giá trị buộc những người sản xuất hàng hóa phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình xuống tới mức thấp hơn hoặc bằng mức lao đông xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó thì mới tồn tại được.
Đối với lưu thông, quy luật giá trị bắt buộc những người tham gia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc ngang giá. Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi kết tinh cùng một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị.
Quy luật giá trị và sự biểu hiện của một tác trong ba tác động của quy luật này ở Việt Nam
Trên thực tế thị trường giá cả không phải lúc nào cũng đúng bằng giá trị của hang hóa hay nói cách khác giá cả xoay xung quanh trục giá trị đó là do quan hệ cung – cầu, do quan hệ cạnh tranh, do sức mua của đồng tiền,… xô đẩy.
Cho nên, trên thực tế thị trường quy luật giá trị biểu hiện thành khi xếp trên bình diện toàn bộ nền kinh tế và trong một thời gian nhất định đủ dài thì quy luật giá trị vẫn được bảo toàn.
Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá.
Cần phải hiểu nguyên tắc ngang giá một cách biện chứng. Ngang giá không có nghĩa là giá cả cụ thể của từng loại hàng hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị của nó. Ngang giá không phải là ngang bằng. Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa.
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và và sức lao động vào các ngành ản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xem thêm : Vai trò của không khí là gì?
Tác động điều tiết lưu tông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự mất cân bằng nhất định.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau do đó có mức độ hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích lao những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm… nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó cùng với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước ta cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo một số báo cáo mới đây, khoảng cách giàu nghèo của nước ta đang tiếp tục nới rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tiêu biểu như: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,… Điều này đã làm dấy lên nhiều lo ngại trong xã hội. Cụ thể:
Trong Nông nghiệp: Theo ông thạc sĩ Lưu Đức Khải, Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn, Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Kết quả điều tra hộ gia đình năm 2010 tại 12 tỉnh, thành phố mà CIEM tiến hành cho thấy, tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình thuộc các nhóm dân cư có mức chênh lệch đáng kể. Trong đó, hộ thuộc nhóm nghèo nhất có thu nhập 41 triệu đồng/năm trong khi nhóm giàu có thu nhập 126 triệu đồng/năm. Giữa các tỉnh cũng đang có sự chênh lệch lớn. Chẳng hạn, tại tỉnh Long An tổng thu nhập của hộ gia đình trong năm đạt 114 triệu đồng, Đắc Nông là 126 triệu đồng nhưng tại Quảng Nam chỉ đạt 42 triệu đồng, Lai Châu 46 triệu đồng/hộ. Ngay trong sản xuất nông nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo cũng ngày càng nới rộng. Các hộ giàu thường có điều kiện đầu tư cho sản xuất lớn trong khi khả năng đầu tư của các hộ nghèo lại rất hạn chế. Cụ thể, tỷ lệ ruộng được tưới tiêu trong hộ giàu là 82% nhưng nhóm nghèo chỉ là 44,7%; chỉ 5% hộ gia đình thuộc nhóm nghèo mua được phân hữu cơ trong khi ở hộ giàu là 14,3%…
Trong Công nghiệp: Sự chênh lệch giàu nghèo cũng đc thể hiện một cách rõ rệt. Những nhà máy, xí nghiệp với nền tảng vững chắc về tài chính, bề dày, tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm cùng với khoản vốn đầu tư từ nước ngoài họ sẵn sàng chi những khoản tiền khổng lồ cho nguyên vật liệu, trang thiết bị, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo hay các chính sách chiết khấu hấp dẫn và quà tặng có giá trị cho các đại lý và khách hàng. Trong khi đó, với những nhà máy có vốn nhỏ, không có vốn đầu tư nước ngoài thì các khoản chi kể trên chỉ được tiến hành một cách hạn chế. Chẳng hạn như những nhà máy A với trang thiết bị tiên tiến, hiện đại trong 1 giờ có thể sản xuất ra 25 sản phẩm; trong khi cùng loại sản phẩm đó nhưng máy B sử dụng trang thiết bị cũ hơn, lạc hậu hơn trong 1 giờ chỉ sản xuất ra được 15 sản phẩm. Hay cuộc cạnh tranh về giá cả giữa các loại mặt hàng: mua 2 tặng 1, giá không đổi, hay giải thưởng khuyến mãi giá hàng chục tỷ, cơ hội trúng 5 cây vàng,… Điều quan trọng ở đây là những chủ thể sản xuất này sẵn sàng chịu cái thiệt trước mắt để thu về khoản lãi sau này gấp nhiều lần tiền lỗ đã mất. Điều đó khiến cho họ nhanh chóng giàu lên, phát tài và từ đó tạo khoảng cách xa so với những chủ thể sản xuất khác.
Trong Dịch vụ: Ví dụ cụ thể về sự phát triển và lớn mạnh của tổng công ty dịch vụ viễn thông Viettel và tập đoàn VNPT. Trước hết đây là 2 tập đoàn cung cấp dịch vụ viễn thông. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã được thành lập cách đây 27 năm, chỉ bằng 1/3 mà tập đoàn VNPt xây dựng và phát triển. Còn nếu xét về các doang nghiệp mang lại doanh thu quan trọng từ hai phía thì mạng Viettel cũng chưa bằng một nửa quãng đường mà MobiFone và Vinaphone mang lại. Nhưng sự phát triển cũng như doanh thu của hai tập đoàn lại tủ lệ nghịch, Viettel đã đạt mức tăng trưởng doanh số và phát triển ngành nghề đa dạng và nhanh chóng. Trong lĩnh vực thông tin di động, Viettel còn đi xa hơn VNPT khi đầu tư ra nước ngoài như lào và Campuchia và bắt đầu có nguồn thu. Về lợi nhuận Viettell đạt trên 10000 tỷ đồng chỉ kém VNPT khoảng 3000 tỷ đồng. Các chuyên gia và giới truyền thông dự báo, với tốc độ phát triển như hiện nay và tiềm năng tăng trưởng từ những ngành mới, Viettel sẽ có thể vượt mặt VNPT trong thời gian không xa. Hiện nay, Viettel đứng số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam, số 1 về tốc độ phát triển dịch vụ di động, Về tốc độ truyền dẫn cáp quang, về mạng lưới phân phối, về đột phá kĩ thuật,… ở Việt Nam.
Đây là bài học cho việc nếu biết đầu tư và điều tiết sản xuất hợp lý, sẽ khẳng định được thương hiệu của mình. Nếu không ngược lại sẽ dẫn đến việc mất dần thương hiệu, thua lỗ.
Có thể thấy điều kiện sản xuất, trình độ chuyên môn, trang thiết bị tốt là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất lao động. Khi điều kiện sản xuất thuận lợi, trình độ cao và trang thiết bị tốt sẽ giúp cho năng suất lao động tăng lên khi đó thời gian lao động để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống, do đó giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm và ngược lại, vậy giá trị hàng hóa hàng hóa (hay hao phí lao động để tạo ra hàng hóa đó) tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
Mặt khác trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa nhưng trong điều kiện sản xuất, trình độ chuyên môn, trang thiết bị,… khác nhau nên thời gian lao động cá biệt của mỗi người là khác nhau hay hao phí lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa đó cũng khác nhau.
Như vậy, những người có điều kiện thuận sản xuất thuận lợi, có trình độ cao, kiến thức cao, trang thiết bị tốt sẽ giúp cho năng suất lao động cá biệt của họ tăng nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó họ phát tài và giàu lên nhanh chóng vì thu được nhiều lãi và lợi nhuận. Khi đó họ đầu tư, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng kinh doanh và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sản xuất từ đó họ trở thành ông chủ của các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, công ty,…
Ngược lại khi người sản xuất hàng hóa nào đó, mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa ra thị trường sẽ gặp thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản và trở thành lao động làm thuê.
Quy luật này đã chi phối đến sự phân hóa giàu nghèo của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Để có thể nhìn nhận sâu hơn vấn đề nghiên cứu cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng của sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta.
Xem thêm : [Cập nhật mới nhất] Điểm chuẩn đại học Tài chính Ngân hàng 2023
Thứ nhất về điều kiện sản xuất:
Mỗi địa phương trên đất nước ta có một vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau và có sự ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất hàng hóa cũng khác nhau.Vì vậy cùng một loại hàng hóa, nếu tham gia sản xuất tại địa phương này sẽ gặp những thuận lợi là thế mạnh còn sản xuất tại các địa phương khác sẽ gặp khó khăn.
Ngoài điều kiện về tự nhiên,các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước… tác động mạnh mẽ đến hao phí lao động cá biệt của mỗi chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất. Ở những những khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, thị trường tiêu thụ thuận lợi sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất… . Ngược lại ở nhiều vùng nông thôn, biên giới hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyển mua bán hàng hoá… khiến cho hao phí lao động cá biệt của các chủ thế tăng lên. Ở nước ta tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng,… , nơi có cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư và mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh phát triển. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách thiếu thông thoáng làm cho sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp chậm phát triển. Như vậy điều kiện sản xuất là yếu tố ảnh hưởng đến hao phí lao động cá biệt và dưới góc độ tác động của quy luật giá trị thì nó cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.
Thứ hai sự chênh lệch về kiến thức văn hóa, trình độ chuyên môn.
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 4lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 8,2%, tỷ lệ người lao động được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên năm 2010 là 5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ bộ năm 2014 là 6,9%). Thông qua số liệu trên thấy rõ sự chênh lệnh về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lực lượng lao động. Đặc biệt là sự chênh lệch về trình độ giữa lực lượng lao động ở nông thôn và thành thị. Sự chênh lệch về trình độ chuyên môn giữa lực lượng tham gia sản xuất cũng dẫn đến nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo đó là những người tham gia sản xuất có trình độ cao thì tất yếu hao phí lao động cá biêjt sẽ thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết và họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trong quá trình sản xuất và ngược lại.
Thứ ba cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất không đồng đều:
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất . Cơ sở, vật chất, công nghệ hiện đại góp phần làm giảm chi phí sản xuất ra một đơn vị hàng hóa hay giảm đáng kể được hao phí lao động cá biệt nếu chủ thể nào tham gia vào quá trình sản xuất mà công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu cơ sở vất chất sẽ làm gia tăng hao phí lao động cá biệt.
Một số phương hướng đề xuất góp phần hạn chế mặt trái của tác động phân hóa giàu – nghèo của quy luật giá trị ở nước ta hiện nay
Nhận thức và vận dụng quy luật giá trị thể hiện chủ yếu trong việc hình thành giá cả. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả phải lấy giá trị làm cơ sở thì mới có căn cứ kinh tế, mới có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước phải chủ động lợi dụng cơ chế hoạt động của quy luật giá trị nghĩa là khả năng giá cả tách rời giá trị, và xu hướng đưa giá cả trở về giá trị. Một số phương hướng như:
Thứ nhất là kích thích sản xuất phát triển. Đối với xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là xây dựng một hệ thống giá bán buôn để đưa chế độ hạch toán kinh tế đi vào nề nếp và có căn cứ vững chắc.
Thứ hai là điều hoà lưu thông hàng tiêu dùng. Trong chế độ kinh tế thị trường, tổng khối lượng và cơ cấu hàng tiêu dùng do kế hoạch lưu chuyển hàng hoá quyết định căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức tăng thu nhập quốc dân, và thu nhập bằng tiền của nhân dân, nhu cầu về hàng tiêu dùng trong điều kiện sức mua không đổi, nếu giá cả một loại hàng nào đó giảm xuống thì lượng hàng tiêu thụ sẽ tăng lên và ngược lại. Nhà nước có thể quy định giá cả cao hay thấp để ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ một số loại hàng nào đó nhằm làm cho nhu cầu và mức tăng của sản xuất về một số hàng tiêu dùng ăn khớp với kế hoạch lưu chuyển hàng hoá của Nhà nước.
Thứ ba là phân phối lại thu nhập quốc dân thông qua chính sách giá cả, việc quy định hợp lý các tỷ giá, Nhà nước phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành nhằm phục vụ cho yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân lao động
Cuối cùng, nhận thức và vận dụng quy luật giá trị nói rộng ra là biết sử dụng các đòn bẩy của kinh tế hàng hoá như tiền lương, giá cả, lợi nhuận … dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để tổ chức và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Những người tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa phải nắm bắt được tác động của quy luật giá trị, đáp ứng được những yêu cầu của quy luật giá trị thì mới tồn tại, mới phát triển được từ đó hạn chế được tác động của sự phân hóa giàu nghèo trong sản xuất nước ta hiện nay.
Như vậy quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế quan trọng đối với sự hình thành và phát triển kinh tế của đất nước ta trong quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa, là một quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa tác dụng điều tiết và sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất tăng năng xuất lao động , lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh, phân hóa người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo. Đối với nước vẫn còn mang nặng tính chất nông nghiệp lạc hậu,cơ sở vật chất còn hạn chế .Đảng và nhà nước cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng trong việc đổi mới xã hội cũng như tác dụng của quy luật giá trị, phân hóa người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo. Đối với nước vẫn còn mang nặng tính chất nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất còn hạn chế. Đảng và nhà nước cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng trong việc đổi mới xã hội cũng như tác dụng của quy luật giá trị nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa gây dựng đất nước giàu mạnh.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Quy luật giá trị và sự biểu hiện của một tác trong ba tác động của quy luật quy luật giá trị trong học thuyết của C.Mác ở Việt Nam. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/02/2024 22:50
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…