Cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và hợp tác xã theo điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Đồng thời, theo điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng quy định, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được:
Bạn đang xem: 5+ công việc công chức không được làm (mới nhất)
– Tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã.
– Thành lập hoặc quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định.
Đây được coi là một trong những biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra, loại bỏ những tiêu cực và khả năng biến doanh nghiệp thành “sân sau” của công chức để thu lợi bất chính
Xem thêm : 15 bộ phim thần tượng Đài Loan nhắc đến đã thấy chứa đựng cả bầu trời tuổi thơ
Theo điểm đ khoản 2 Điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, Chính phủ quy định cán bộ, công chức cũng là đối tượng không được tham gia bán hàng đa cấp.
Đồng thời, cán bộ, công chức cũng không được làm Đào tạo viên – những người thực hiện việc đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp mình (căn cứ điểm đ khoản 3 Điều 34 Nghị định 40/2018/NĐ-CP).
Theo khoản 4 Điều 17 của Luật Luật sư 2006, sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư 2012 thì một trong những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là người đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời, tại khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012, nếu được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.
Luật Phòng chống tham nhũng 2005 quy định, cán bộ, công chức, viên chức không được kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định.
Xem thêm : Đắp mặt nạ bột yến mạch hàng ngày có tốt không? 7 Cách dưỡng da căng bóng – Viện Thẩm Mỹ KangJin
Tuy nhiên, đến Luật Phòng chống tham nhũng 2018 chỉ cấm cán bộ, công chức, viên chức thành lập, giữ chức danh quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định.
Trường hợp cán bộ, công chức là người đứng đầu, cấp phó trong cơ quan Nhà nước thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.
Đây là quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
Cán bộ, công chức, viên chức không được làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.
Đây là nội dung được quy định trong cả Luật Phòng chống tham nhũng 2005 và Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
Trên đây là 06 công việc công chức không được làm. Sở dĩ, việc quy định công chức không được làm một số công việc như nêu trên được coi là một trong những biện pháp nhằm phòng, chống tham nhũng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 23/04/2024 02:42
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…