Categories: Tổng hợp

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là gì?

Published by

Bình đẳng trước pháp luật nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng qyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý, mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé!

I. Công dân Việt Nam là gì?

Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia, có hai quốc tịch hoặc nhiều hơn là công dân của hai hay nhiều quốc gia. Người không có quốc tịch không phải là công dân của một nước nào.

Công dân của một nước được pháp luật của nước đó quy định cho hưởng các quyền công dân về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hoá, xã hội và trao trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, xã hội. Nhà nước có trách nhiệm tạo các điều kiện ngày càng đẩy đủ để công dân có thể hưởng được các quyền và yêu cầu công dân thực hiện ngày càng đầy đủ các nghĩa vụ công dân.

Điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

1. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

2. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”.

II. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là gì?

1. Quyền bình đẳng là gì? Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau.

2. Quyền bình đẳng trước pháp luật là gì?

Bình đẳng trước pháp luật được coi là một nguyên tắc Hiến định, không chỉ thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 mà còn được cụ thể hóa trong các lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.” Theo đó, mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. – Khoản 1 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.” – Điểm b Khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”. – Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.” – Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.”

3. Công dân bình đẳng trách nhiệm pháp lý là gì.

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: Công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý theo quy định pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở môi quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những loại quả bất lợi. Những biện pháp cưỡng chế được quy định cơ chế tài các quy phạm pháp luật.

Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tế không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, mà không có sự phân biệt giữa các công dân.

Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng. Việc bảo đảm sự bình đẳng này đã tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Ngoài ra còn tạo sự công bằng, văn minh, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy đủ và toàn diện.

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về bình đẳng trong trách nhiệm pháp lý của công dân. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

This post was last modified on 29/01/2024 07:26

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago