Mô hình công ty tài chính rất thiết thực thế nhưng hiện nay tại Việt Nam có quá nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính nhưng lại không thực sự đáng tin cậy khiến người vay gặp nhiều khó khăn khi có nhu cầu vay vốn. 10 công ty tài chính do Vega Fintech tổng hợp lại sau đây sẽ giúp bạn có một số gợi ý đáng tin cậy khi cần vay nhanh.
1. Công ty tài chính là gì?
Theo Khoản 4, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định: Công ty tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng trừ hoạt động nhận tiền gửi với thời hạn dưới 1 năm và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Bạn đang xem: TOP 10 công ty tài chính uy tín nhất tại Việt Nam
Khác với vay vốn ngân hàng phải cần nhiều hồ sơ, giấy tờ xác minh thông tin, thu nhập, duyệt vay mất nhiều thời gian thì vay qua công ty tài chính lại có điều kiện vô cùng đơn giản, duyệt vay nhanh chóng, các sản phẩm cũng đa dạng và đáp ứng đúng nhu cầu của số đông người dân, ngay cả những người có thu nhập khiêm tốn.
Có 3 loại hình công ty tài chính là: Công ty tài chính TNHH MTV, công ty hai thành viên trở lên và công ty cổ phần, các loại hình công ty này đều không phân biệt vốn trong nước hay nước ngoài.
Để thành lập công ty tài chính cần đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định từ 500 tỷ đồng trở lên. Thời gian hoạt động tối đa chỉ được 50 năm, muốn gia hạn thêm phải làm được ngân hàng Nhà nước đồng ý, tuy nhiên thời gian gia hạn hoạt động không quá 50 năm
Công ty tài chính cần tuân thủ một số quy định đặc biệt
Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định hoạt động của công ty tài chính gồm có huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức từ 1 năm trở lên, tiếp nhận vốn ủy thác của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, cho vay ngắn hạn – trung hạn – dài hạn, tiếp nhận vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cho vay trả góp, vay tiêu dùng, vay theo sao kê lương, cà vẹt xe (đăng ký xe), theo hóa đơn điện nước, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ……
Công ty tài chính cũng có thể hoạt động bảo lãnh tài chính, đầu tư cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác, kinh doanh vàng, thực hiện dịch vụ kiều hối, phát hành cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá…
2. Vai trò của công ty tài chính
Công ty tài chính có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, cụ thể ở những điểm sau
– Tạo vốn và thúc đẩy nền kinh tế phát triển: Công ty tài chính có thể huy động nguồn vốn và sử dụng triệt để trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư, làm phong phú thêm thị trường tài chính, giúp các doanh nghiệp, cá nhân có nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
– Thúc đẩy mở rộng và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng: Việc có nhiều định chế tài chính cùng tham gia thị trường sẽ khiến cho hệ thống ngân hàng thương mại sẽ mở rộng và phát triển để tăng tính cạnh tranh.
Công ty tài chính có vai trò quan trọng trong việc huy động và sử dụng vốn
– Đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho cá nhân, doanh nghiệp với chi phí thấp nhất.
– Khai thác được mọi nguồn vốn phục vụ đắc lực cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
– Tạo điều kiện cho việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước, khai thác các nguồn vốn có sẵn trong nền kinh tế để có được một chính sách lãi suất hợp lý nhất.
3. Cách thức hoạt động của các công ty tài chính
Xem thêm : Pha của dao động được dùng để xác định
Hoạt động của các công ty tài chính được pháp luật quy định cụ thể. Cách thức thực hiện như sau:
– Cách huy động nguồn tiền:
Các công ty tài chính sẽ huy động nguồn vốn từ các khoản tiền gửi trung hạn, dài hạn của các cá nhân, tổ chức, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay vốn của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, vay vốn từ ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn (theo quy định của Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
– Cách phân bổ và sử dụng nguồn vốn:
Công ty tài chính hoạt động tương tự như một ngân hàng, tức là có thể sử dụng nguồn vốn huy động được để cho cá nhân và tổ chức vay tiêu dùng, vay sản xuất, kinh doanh, phát hành thẻ tín dụng…
Công ty tài chính cũng có thể mua cổ phần, góp vốn vào các công ty khác để đầu tư sinh lời.
Công ty tài chính huy động vốn nhàn rỗi tái phân bổ đến nơi cần
Một số công ty tài chính tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân để đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng, mua bán trái phiếu, tham gia thị trường tiền tệ, cung ứng dịch vụ ngoại hối, kinh doanh bảo hiểm…
Khoản tiền chênh lệch giữa số vốn huy động, tiền lãi phải trả và doanh thu là lợi nhuận thu được của các công ty tài chính.
4. 10 công ty tài chính lớn nhất Việt Nam
Lotte Finance – Công ty TNHH MTV Lotte Việt Nam
Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam thuộc tập đoàn Lotte Hàn Quốc, đã và đang tham gia vào nhiều lĩnh vực bao gồm phân phối, tài chính, khách sạn, du lịch, F&B, hoá học & xây dựng.
Lotte Finance hiện cung cấp nhiều dịch vụ vay vốn, trả góp đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng người Việt như vay theo thẻ bảo hiểm y tế, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, vay theo hóa đơn tiện ích, vay theo hợp đồng tín dụng cũ, vay theo bảng lương, cho vay đối với khách hàng là phụ nữ, nhân viên Nhà nước, cho vay trả góp khóa học tiếng Anh, vay mua ô tô, cho vay dành cho khách hàng có cổ phiếu…
Lotte Finance là một trong 10 công ty tài chính lớn nhất VIệt Nam
Mcredit – Công ty tài chính TNHH MB Shinsei
Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) (tiền thân là Công ty tài chính TNHH một thành viên MB) có vốn điều lệ là 800 tỷ đồng (tính đến tháng 2 năm 2018)
Với nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, thiết thực, Mcredit hướng tới trở thành công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu, mang đến các sản phẩm tín dụng như: Vay tiền mặt, vay trả góp, vay Tiktak… với thủ tục xét duyệt nhanh chóng, chăm sóc tận tình, lãi suất cạnh tranh.
Công nghệ số được ứng dụng mạnh mẽ vào các dịch vụ của Mcredit, tăng hiệu suất công việc và giảm thiểu tối đa sai sót trong các giao dịch, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Xem thêm : Mẹ đang cho con bú ăn măng tươi được không?
Mcredit nằm trong top các công ty tài chính lớn và uy tín nhất
Công ty tài chính Home Credit Việt Nam
Home Credit thành lập năm 1997 tại Cộng Hòa Czech, đến năm 2008 bắt đầu vào Việt Nam và nhanh chóng trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực vay tiêu dùng trả góp. Hiện Home Credit đã có mặt tại 11 Quốc gia, 63 tỉnh tại Việt Nam với 8,54 triệu khách hàng trên toàn quốc, tổng tài sản 14,7 tỷ Euro
Công ty tài chính HD SAISON
Công ty Tài chính HD SAISON thành lập năm 2007, vốn ban đầu là 520 tỷ đồng. Hiện tại HD SAISON có hơn 4 triệu khách hàng và 12.000 điểm giới thiệu trên toàn quốc, liên tục nằm trong top 10 công ty tài chính lớn, cho vay trả góp ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay.
Các sản phẩm tín dụng nổi bật có thể kể đến như vay trả góp mua ô tô, xe máy, chi phí học tập, tổ chức tiệc cưới mua đồ điện tử, điện máy, gia dụng, vay tiền mặt trả góp.
EVN Finance – Công ty tài chính cổ phần điện lực (Easy Credit)
Easy Credit là thương hiệu cho vay tín chấp thuộc EVN Finance, ra đời vào năm 2018. Đên snay, Easy Credit trở thành một công ty tài chính uy tín trên thị trường với nhiều sản phẩm tín dụng thiết thực, đáp ứng tốt nhu cầu của các cá nhân, tổ chức.
PTF – Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện
PTF là công ty tài chính thuộc sở hữu của tập đoàn VNPT. SeABank đã tham gia đấu giá thành công toàn bộ cổ phần với giá 710 tỷ đồng nên hiện đang nắm quyền điều hành, hoạt động cho vay tiền mặt không cần thế chấp (vay tín chấp), đem lại giải pháp tài chính hiệu quả cho khách hàng.
Sàn tín dụng Tima
Công ty tài chính Tima thành lập năm 2015 với số vốn ban đầu là 150 tỷ đồng, xây dựng hệ thống trên nền tảng P2P. Tima là trung gian kết nối giữa người vay và bên cho vay với tên gọi Sàn Tài Chính Tima.
Ngoài ra Tima cũng trực tiếp cho vay vốn theo hình thức tín chấp. Khách hàng có thể đăng ký vay online với đăng ký xe máy, ô tô và chờ đợi xét duyệt trong vòng 48 giờ.
Sàn tín dụng Tima được nhiều khách hàng tìm đến khi gặp rắc rối tài chính
Shinhan Finance – Công ty tài chính Shinhan
Tên đầy đủ là công ty tài chính Shinhan Việt Nam, thuộc Tổng Công ty Shinhan Card của Hàn Quốc. Mặc dù chỉ mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 2019 nhưng đã tạo được nhiều dấu ấn đậm nét trên thị trường tài chính cho vay.
Shinhan Finance hiện đang là một trong những công ty tài chính có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, thuộc Top 5 công ty tài chính cho vay phổ biến nhất trên thị trường cho vay tín chấp tại Việt Nam.
Công ty Tài chính TNHH Thương mại ACS Việt Nam
ACS Việt Nam thuộc Aeon Group – tập đoàn bán lẻ hàng đầu đến từ Nhật Bản. ACS Việt Nam đã hoạt động trong lĩnh vực tài chính được hơn 10 năm, với đa dạng dịch vụ cho vay vốn tín chấp và thế chấp, hỗ trợ khách hàng với các sản phẩm vay cá nhân như: Mua nhà, mua xe, các thiết bị điện tử, gia dụng…
Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam
Tập đoàn Mirae Asset từ Hàn Quốc đã triển khai hoạt động Công ty tài chính Mirae Asset vào tháng 12 năm 2007. Đến nay, Mirae Asset nhanh chóng chiếm giữ vị trí top đầu công ty dịch vụ tài chính dựa vào hình thức cho vay vốn tín chấp, với lãi suất thấp, đóng lãi theo khoản dư nợ giảm dần.
Với nhiều gói vay đa dạng như vay theo lương, theo hóa đơn, giấy tờ xe…Mirae Asset đáp ứng nhu cầu vay cá nhân, vay tiêu dùng của người Việt và luôn nằm trong top công ty tài chính uy tín nhất tại Việt Nam.
Lotte Finance, Mcredit, Tima, SHB Finance, TPFico hiện đang là một trong các đối tác uy tín của sàn tín dụng Vclick – nơi kết nối nhu cầu vay vốn tín cậy nhất hiện nay. Sàn áp dụng công nghệ e-KYC – Bộ giải pháp xác thực thông minh do Vega Fintech phát triển nên hỗ trợ khách hàng đắc lực trong việc duyệt vay online an toàn và nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm: Công ty Fintech là gì? Top 6 Công ty Fintech tốt nhất Việt Nam
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp