Categories: Tổng hợp

Công dân có quyền khiếu nại tố cáo trong trường hợp nào?

Published by

Khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân Việt Nam. Đây là những quyền nhằm hướng tới bảo vệ quyền lợi cho công dân, cộng đồng, là công cụ để công dân tham gia vào quyền lý nhà nước. Vậy khi nào công dân được thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo của mình? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Công dân có quyền khiếu nại tố cáo trong trường hợp nào? Mời các bạn tham khảo.

Những trường hợp công dân có quyền khiếu nại, tố cáo

1. Khiếu nại, tố cáo là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 giải thích khiếu nại như sau:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, xét về bản chất việc thực hiện quyền khiếu nại thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi khiếu nại luôn luôn là công dân (hoặc cơ quan, tổ chức trong một số trường hợp) chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Còn bên bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Khiếu nại gồm có các dấu hiệu sau:

Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức.

Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu chính là cơ quan đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

+ Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Cơ quan, tổ chức.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

2. Mục đích của khiếu nại, tố cáo

Mục đích của việc khiếu nại trước hết là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại khỏi bị xâm hại bởi những việc làm, những quyết định, chính sách trái pháp luật của các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước. Suy rộng ra mục đích của khiếu nại chính là nhằm bảo đảm cho các quy định pháp luật liên quan tới các quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức, công dân được thực hiện nghiêm chỉnh; giúp cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức nhà nước có hiệu quả, các quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật được sửa đổi hoặc bãi bỏ kịp thời, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra từ phía những người thực thi công vụ… góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo.

3. Khi nào thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo

Công dân có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Công dân được quyền tố cáo trực tiếp khi thấy có các hành vi trái pháp luật mà không bị cản trở hay tác động của bất cứ một cá nhân, tổ chức nào khác bởi quyền tố cáo. Đây là những hành vi được xác lập đối với mỗi công dân là quyền độc lập của mỗi cá nhân được Nhà nước trao quyền. Cá nhân tố cáo một trong 2 nhóm hành vi sau:

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

4. Những lưu ý khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo

Khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân cần phải thực hiện đúng và đầy đủ quyền, nghĩa vụ liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo của mình.

Căn cứ Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định về nghĩa vụ của người khiếu nại như sau:

+ Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;…

Căn cứ Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về nghĩa vụ của người tố cáo như sau:

+ Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;

+ Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;

+ Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

+ Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Khiếu nại và tố cáo là những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo hộ và đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên khi thực hiện quyền này người khiếu nại hoặc tố cáo cũng cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Trong đó cần lưu ý sự việc khiếu nại hoặc tố cáo phải trung thực, thận trọng và khách quan.

Trên đây là tất cả thông tin về Công dân có quyền khiếu nại tố cáo trong trường hợp nào? mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

This post was last modified on 21/02/2024 16:00

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi thứ 7 ngày 5/10/2024 của 12 con giáp: Sửu bớt áp lực, Mão sáng tạo

Tử vi thứ bảy ngày 5/10/2024 của 12 con giáp: Sửu giảm áp lực, Mão…

4 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 5/10/2024 theo năm sinh: Xem số PHÁT LỘC

Con số may mắn hôm nay 5/10/2024 theo năm sinh: Xem số PHÁT LỘC

4 giờ ago

Năng lực lãnh đạo của 12 con giáp: Bạn làm thế nào để thu phục lòng người?

Năng lực lãnh đạo của 12 con giáp: Làm sao để chiếm được cảm tình…

5 giờ ago

4 con giáp gặp hạn cuối tuần này (5-6/10), tình tiền đều xuống dốc trầm trọng

4 con giáp gặp rắc rối cuối tuần này (5-6/10), tài chính đều xuống dốc…

8 giờ ago

Bóc mẽ bí mật động trời mà 12 con giáp nam không muốn cho nửa kia biết

Hé lộ bí mật gây sốc mà 12 cung hoàng đạo không muốn nửa kia…

8 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo giờ sinh: Cuộc đời bạn chông gai hay bằng phẳng?

Vận mệnh người tuổi Mão theo giờ sinh: Cuộc đời chông gai hay bằng phẳng?

12 giờ ago