Thứ nhất, nước muối sinh lý dùng làm thuốc, tức thuốc tiêm truyền tĩnh mạch đưa vào cơ thể, gọi tắt là dịch truyền (nước biển). Đây là thuốc được tiêm nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn, được bào chế trong điều kiện vô trùng hết sức nghiêm ngặt; Thứ hai, nước muối sinh lý được bào chế làm thuốc dùng ngoài có các loại: thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai và làm dung dịch để rửa vết thương, súc miệng…
Công dụng của nước muối sinh lý
Xem thêm : Những điều cần biết về dòng điện xoay chiều
Công dụng của nước muối sinh lý rất đa dạng. Cụ thể:
- Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hàng ngày để nhỏ mắt, rửa trôi bụi bẩn, mầm bệnh, ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắt đỏ. Ngoài ra, công dụng của nước muối sinh lý nhỏ mắt là làm cho mắt đỡ bị khô và rát do dùng máy tính, xem tivi nhiều.
- Khi nhỏ vào tai, nước muối sinh lý dùng để rửa tai, làm mềm ráy tai trước khi bạn làm sạch, giúp tai đỡ bị ù và giảm thính lực.
- Làm sạch mũi và họng bằng cách súc rửa với nước muối sinh lý. Công dụng của nước muối sinh lý lúc này lại giúp làm sạch lớp vảy cứng đóng trong niêm mạc mũi, rửa trôi dịch nhầy có trong mũi và họng cũng như các loại bụi bẩn, phấn hoa khác bám vào. Công dụng của nước muối sinh lý cũng được phát huy rất tốt trong điều trị nghẹt mũi. Tuy vậy, bạn chỉ dùng khi mũi có dấu hiệu tắc nghẹt, sụt sịt, nước mũi chảy nhiều, mũi có mủ xanh chứ không nên lạm dụng dùng hàng ngày. Nước muối sinh lý làm sạch mũi sẽ giúp nước mũi, mủ không chảy vào họng, phế quản gây viêm nhiễm.
- Sử dụng nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày sẽ có tác dụng vệ sinh răng miệng, vòm họng, sát khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm viêm họng.
- Khi viêm răng miệng, viêm họng, đờm nhiều, miệng hôi, súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp bạn giữ môi trường khoang miệng sạch sẽ, nhanh khỏi bệnh hơn rất nhiều.
- Rửa vết thương, vết loét ngoài da.
- Rửa các vết mẩn ngứa, dị ứng.
- Loại vô khuẩn được dùng làm dung môi hòa tan các thuốc tiêm bột hay pha loãng các chế phẩm thuốc tiêm cho một số thuốc tương hợp; tưới rửa mô mềm, ống thông niệu đạo trong phẫu thuật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/01/2024 15:07