1. Định nghĩa
– Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó. Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.
Bạn đang xem: Công thức tính cảm ứng từ hay nhất – Vật lý lớp 11
– Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho mức độ mạnh hay yếu của từ trường tại điểm mà ta xét trong từ trường.
– Cảm ứng từ là đại lượng vecto, có phương tiếp tuyến với đường sức từ, chiều của vecto cảm ứng là chiều đường sức từ.
Chú ý: Trong từ trường đều thì cảm ứng từ tại mọi điểm trong không gian là như nhau.
2. Công thức – đơn vị đo
Véc tơ cảm ứng từ B→ tại một điểm trong từ trường:
+ Có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó;
+ Có độ lớn là: B = FI.l (khi đoạn dây dẫn được được đặt vuông góc với các đường sức từ).
Trong đó:
+ B là cảm ứng từ;
+ F là lực tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều dài l có dòng điện I chạy qua đặt tại điểm ta xét;
+ I là cường độ dòng điện chạy qua dây, có đơn vị ampe (A);
+ l là chiều dài đoạn dây dẫn, có đơn vị mét (m).
Xem thêm : Những học sinh nào phải ôn tập, kiểm tra lại trong hè?
Trong hệ SI đơn vị cảm ứng từ là tesla (T).
1T = 1N1A.1m
3. Mở rộng
Từ biểu thức cảm ứng từ ta suy ra công thức tính độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường sức từ trong từ trường đều là:
B = FI.l => F = B.I.l
Chú ý:
– Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường, độ lớn của nó không phụ thuộc vào lực từ mà nó tác dụng lên dòng điện hay nam châm khác đặt trong nó. Mà phụ thuộc vào tác dụng của từ trường tại vị trí đặt đoạn dây dẫn.
– Đối với từ trường gây ra bởi một số dòng điện có hình dạng đặc biệt, ta có các công thức xác định cảm ứng của dòng điện, cụ thể như sau:
+ Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn thì cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn một khoảng r là B = 2.10-7 .Ir
+ Dòng điện chạy trong dây dẫn có dạng hình tròn thì cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây là B = 2p.10-7IR; nếu khung dây tròn tạo bởi N vòng dây sít nhau thì: B = 2p.10-7 NIR.
+ Dòng diện chạy trong ống dây hình trụ thì cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn: B = 4p.10-7.Nl.I = 4p.10-7 nI.
Trong đó:
+ I là cường độ dòng điện trong dây dẫn, có đơn vị ampe (A);
+ r là khoảng cách từ dây dẫn đến điểm ta xét, có đơn vị mét (m);
Xem thêm : Thế Năng Là Gì? Biểu Thức Thế Năng Trọng Trường Và Bài Tập
+ R là bán kính vòng dây tròn, có đơn vị mét (m);
+ N là tổng số vòng dây;
+ l là chiều dài ống dây, có đơn vị mét (m);
+ n = Nl là số vòng dây quấn trên một đơn vị dài của ống dây.
4. Ví dụ minh họa
Bài 1: Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn bao nhiêu?
Bài giải:
Áp dụng công thức F = B.I.l.sinα
=> B=FI.l.sinα=3.10−20,75.0,05.sin900=0,8(T)
Đáp án: B = 0,8 T
Bài 2: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều tạo với vecto cảm ứng từ một góc 300. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 (N). Cảm ứng từ có độ lớn là bao nhiêu?
Bài giải:
Áp dụng công thức F = B.I.l.sinα
=> B=FI.l.sinα=7,5.10−25.0,06.sin300=0,5(T)
Đáp án: B = 0,5 T
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 03:43
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024