Lợi nhuận thuần, một chỉ số tài chính quan trọng, phản ánh độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh và đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận thuần là gì và công thức tính toán chỉ số này như nào? Hãy cùng 1Office khám phá trong bài viết dưới đây.
Lợi nhuận thuần (Net profit) là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu tài chính, cùng với việc khấu trừ giá vốn hàng bán và các chi phí liên quan như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Bạn đang xem: Lợi nhuận thuần là gì? Công thức tính chuẩn [Kèm ví dụ]
Đây là một chỉ số tài chính quan trọng vì nó phản ánh kết quả của cả hai hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp: sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động đầu tư tài chính. Nó chiếm phần lớn trong việc xác định lợi nhuận ròng (lợi nhuận giữ lại cuối cùng) mà doanh nghiệp đạt được.
Lợi nhuận thuần còn được biết đến với các thuật ngữ khác như lãi thuần và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận thuần đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, xác định liệu doanh nghiệp đang có lãi hay lỗ. Đây là một chỉ số quan trọng giúp chủ doanh nghiệp nhận biết và khắc phục các vấn đề, đồng thời là cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
Chỉ số này cũng hỗ trợ cổ đông và nhà đầu tư đánh giá khách quan về hoạt động của doanh nghiệp, quyết định hành động phù hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận thuần đủ, giá trị cổ phiếu có thể giảm sút, tác động tiêu cực đến cổ đông. Đối với nhà đầu tư, thông tin từ chỉ số này giúp dự đoán khả năng tạo ra giá trị của doanh nghiệp và xác định mức đầu tư cần thiết cho cổ phiếu hoặc vốn góp vào các doanh nghiệp đó.
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp là hai khái niệm khá dễ bị nhầm lẫn. Có không ít các chủ doanh nghiệp vì sự nhầm lẫn đó mà tính toán sai các chỉ số, dẫn đến khó khăn trong việc điều chỉnh các chiến lược hay ra quyết định. Bạn có thể phân biệt được các 2 loại chỉ này qua các đặc điểm sau:
Lợi nhuận thuần Lợi nhuận gộp Định nghĩa Lợi nhuận thuần là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến doanh nghiệp từ doanh thu bao gồm cả chi phí sản xuất, quản lý, bán hàng, và các chi phí khác. Lợi nhuận gộp là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất. Nó biểu thị mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được từ việc sản xuất và bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Mức độ chi phí Tính toán tất cả các loại chi phí của doanh nghiệp. Chỉ tính các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Mức độ tổng thể Đo lường, đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một một kỳ báo cáo nhất định. Chỉ tính toán lợi nhuận liên quan đến từng sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ. Tầm quan trọng Là chỉ số quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của khâu sản xuất và kinh doanh trên từng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Bảng so sánh lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp
Để tính lợi nhuận thuần, bạn cần nắm rõ các chỉ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp mình như doanh thu thuần, chi phí, giá vốn,… Sau đó, bạn có thể áp dụng công thức tính dưới đây:
Công thức tính lợi nhuận thuần đầy đủ:
Xem thêm : Tại sao uống cà phê lại buồn ngủ? Làm cách nào để xử lý tình trạng này?
Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá vốn + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp
Công thức tính trên có thể rút gọn như sau:
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + Doanh thu thuần – Tổng chi phí
Trong đó:
Tỷ suất lợi nhuận thuần (Net profit margin ratio) là một chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh thu trong một khoảng thời gian cụ thể, thể hiện số tiền lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp kiếm được từ mỗi đồng doanh thu.
Vì vậy, mọi doanh nghiệp đều mong muốn tỷ suất lợi nhuận thuần càng cao càng tốt, tối thiểu là đạt giá trị dương, để đảm bảo rằng Thu – Chi > 0.
Để tính tỷ suất lợi nhuận thuần, thường ta sẽ dùng chỉ số ROS – công cụ đo lường tỷ suất lợi nhuận thuần của một doanh nghiệp bằng cách phân tích phần trăm doanh thu được chuyển đổi thành lợi nhuận.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần:
ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100% (đơn vị: %)
Trong đó:
>>>Xem thêm: Chỉ số ROS: Công thức tính và ý nghĩa trên báo cáo tài chính
Xem thêm : đặc điểm của nhà nước văn lang âu lạc là
Bạn có thể vận dụng những công thức phía trên và tự tính lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận thuần thông qua các số liệu trong báo cáo tài chính của một công ty giả định dưới đây:
Theo báo cáo trên, lợi nhuận thuần và doanh thu thuần của công ty lần lượt là: 486 triệu và 4,955 tỷ đồng.
Như vậy Tỷ suất lợi nhuận thuần là:
Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần (10) / Doanh thu thuần (3) = 486/4955 * 100% = 9,8%
Theo đó, có thể hiểu rằng cứ có 100 đồng doanh thu thuần thì công ty làm ra 9,8 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Nguyên tắc cơ bản để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận là “Doanh thu phải lớn hơn Chi phí” hay Thu – Chi > 0. Để thực hiện nguyên tắc này, doanh nghiệp cần chú ý đến một số nguyên tắc cụ thể:
Việc lập kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó liên quan đến việc xác định và đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra, cũng như cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt được những mục tiêu đó.
Quá trình lập kế hoạch tài chính thường sử dụng một số giả định như dự báo về doanh thu, chi phí, và các yếu tố khác, cũng như các báo cáo tài chính từ quá khứ. Những thông tin này được sử dụng để tạo ra các báo cáo tài chính dự kiến trong tương lai, nhằm hướng đến những mục tiêu và ưu tiên cụ thể của doanh nghiệp.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tối đa hóa lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Công cụ này giúp doanh nghiệp quản lý tài chính và lên kế hoạch chi tiêu một cách chặt chẽ hơn.
Ví dụ: Sử dụng một công cụ quản lý dòng tiền như phần mềm quản lý tài chính có thể giúp doanh nghiệp theo dõi chi phí một cách chi tiết, từ đó xác định các khoản chi tiêu không cần thiết và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, công cụ này còn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của mình.
Thực tế, các doanh nghiệp thường tìm đến sự hỗ trợ của các công cụ quản trị tài chính và phần mềm tích hợp quản lý tổng thể, thay vì chỉ sử dụng phần mềm kế toán đơn thuần và rời rạc. Tính năng quản lý thu chi của Phần mềm 1Office có thể:
Đăng ký nhận tài khoản Demo tính năng miễn phí của 1Office
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 28/03/2024 02:10
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may