Lợi nhuận thuần, một chỉ số tài chính quan trọng, phản ánh độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh và đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận thuần là gì và công thức tính toán chỉ số này như nào? Hãy cùng 1Office khám phá trong bài viết dưới đây.
- Loại đồ uống tốt hơn cả chanh mật ong, giúp tan mỡ, đẹp da hiệu quả nhưng tuyệt đối ghi nhớ những lưu ý này khi uống
- 2004 Tuổi Con Gì? Bật Mí Màu Sắc, Tính Cách Và Cách Tính Tam Tai Cho Tuổi Giáp Thân
- 5 Tuổi phạm thái tuế năm 2023 gặp nhiều tai ương và cách hóa giải
- Tuổi nào xông đất đẹp nhất năm Quý Mão 2023?
- Dấu hiệu nhận biết và cách thông bồn cầu bị tắc hiệu quả
Lợi nhuận thuần là gì?
Lợi nhuận thuần (Net profit) là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu tài chính, cùng với việc khấu trừ giá vốn hàng bán và các chi phí liên quan như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Bạn đang xem: Lợi nhuận thuần là gì? Công thức tính chuẩn [Kèm ví dụ]
Đây là một chỉ số tài chính quan trọng vì nó phản ánh kết quả của cả hai hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp: sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động đầu tư tài chính. Nó chiếm phần lớn trong việc xác định lợi nhuận ròng (lợi nhuận giữ lại cuối cùng) mà doanh nghiệp đạt được.
Lợi nhuận thuần còn được biết đến với các thuật ngữ khác như lãi thuần và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vai trò của lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, xác định liệu doanh nghiệp đang có lãi hay lỗ. Đây là một chỉ số quan trọng giúp chủ doanh nghiệp nhận biết và khắc phục các vấn đề, đồng thời là cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
Chỉ số này cũng hỗ trợ cổ đông và nhà đầu tư đánh giá khách quan về hoạt động của doanh nghiệp, quyết định hành động phù hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận thuần đủ, giá trị cổ phiếu có thể giảm sút, tác động tiêu cực đến cổ đông. Đối với nhà đầu tư, thông tin từ chỉ số này giúp dự đoán khả năng tạo ra giá trị của doanh nghiệp và xác định mức đầu tư cần thiết cho cổ phiếu hoặc vốn góp vào các doanh nghiệp đó.
Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp là hai khái niệm khá dễ bị nhầm lẫn. Có không ít các chủ doanh nghiệp vì sự nhầm lẫn đó mà tính toán sai các chỉ số, dẫn đến khó khăn trong việc điều chỉnh các chiến lược hay ra quyết định. Bạn có thể phân biệt được các 2 loại chỉ này qua các đặc điểm sau:
Lợi nhuận thuần Lợi nhuận gộp Định nghĩa Lợi nhuận thuần là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến doanh nghiệp từ doanh thu bao gồm cả chi phí sản xuất, quản lý, bán hàng, và các chi phí khác. Lợi nhuận gộp là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất. Nó biểu thị mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được từ việc sản xuất và bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Mức độ chi phí Tính toán tất cả các loại chi phí của doanh nghiệp. Chỉ tính các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Mức độ tổng thể Đo lường, đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một một kỳ báo cáo nhất định. Chỉ tính toán lợi nhuận liên quan đến từng sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ. Tầm quan trọng Là chỉ số quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của khâu sản xuất và kinh doanh trên từng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Bảng so sánh lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi nhuận thuần
Để tính lợi nhuận thuần, bạn cần nắm rõ các chỉ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp mình như doanh thu thuần, chi phí, giá vốn,… Sau đó, bạn có thể áp dụng công thức tính dưới đây:
Công thức tính lợi nhuận thuần đầy đủ:
Xem thêm : Giải đáp thắc mắc bà bầu có được ăn mộc nhĩ không
Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá vốn + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp
Công thức tính trên có thể rút gọn như sau:
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + Doanh thu thuần – Tổng chi phí
Trong đó:
- Doanh thu thuần: Tổng giá trị doanh thu thu được từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, và chiết khấu thương mại.
- Giá vốn hàng bán: Tổng số chi phí sử dụng để sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Nguồn doanh thu phát sinh từ các hoạt động tài chính, bao gồm lãi cho vay vốn, lãi cho thuê tài chính, cũng như các khoản thu từ tiền bản quyền, cổ tức, hoặc lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Chi phí tài chính: Tổng số chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho các hoạt động tài chính, bao gồm cả chi phí liên quan đến vay vốn và các giao dịch tài chính khác.
Cách tính tỷ suất lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận thuần (Net profit margin ratio) là một chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh thu trong một khoảng thời gian cụ thể, thể hiện số tiền lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp kiếm được từ mỗi đồng doanh thu.
Vì vậy, mọi doanh nghiệp đều mong muốn tỷ suất lợi nhuận thuần càng cao càng tốt, tối thiểu là đạt giá trị dương, để đảm bảo rằng Thu – Chi > 0.
Để tính tỷ suất lợi nhuận thuần, thường ta sẽ dùng chỉ số ROS – công cụ đo lường tỷ suất lợi nhuận thuần của một doanh nghiệp bằng cách phân tích phần trăm doanh thu được chuyển đổi thành lợi nhuận.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần:
ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100% (đơn vị: %)
Trong đó:
- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng thực tế – Các khoản giảm trừ doanh thu.
- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Tổng tiền thuế phải đóng + các khoản thuế bị hoãn lại.
>>>Xem thêm: Chỉ số ROS: Công thức tính và ý nghĩa trên báo cáo tài chính
Ví dụ thực tế tính tỷ suất lợi nhuận thuần
Xem thêm : Võ Tú Quỳnh là con ai? Thực hư về Võ Tú Quỳnh tiếp viên hàng không là con ai?
Bạn có thể vận dụng những công thức phía trên và tự tính lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận thuần thông qua các số liệu trong báo cáo tài chính của một công ty giả định dưới đây:
Theo báo cáo trên, lợi nhuận thuần và doanh thu thuần của công ty lần lượt là: 486 triệu và 4,955 tỷ đồng.
Như vậy Tỷ suất lợi nhuận thuần là:
Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần (10) / Doanh thu thuần (3) = 486/4955 * 100% = 9,8%
Theo đó, có thể hiểu rằng cứ có 100 đồng doanh thu thuần thì công ty làm ra 9,8 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả
Luôn đảm bảo Thu > Chi
Nguyên tắc cơ bản để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận là “Doanh thu phải lớn hơn Chi phí” hay Thu – Chi > 0. Để thực hiện nguyên tắc này, doanh nghiệp cần chú ý đến một số nguyên tắc cụ thể:
- Quản lý nguồn thu và nguồn chi dựa trên ước lượng và dự đoán, sử dụng sự phân tích đầy đủ để hiểu rõ nguồn thu và có thể cắt giảm chi phí hiệu quả.
- Kiểm soát công nợ một cách thường xuyên và chặt chẽ, thiết lập chính sách xử lý nợ một cách nghiêm túc để tránh rủi ro mất khả năng thanh toán và tăng chi phí lãi vay.
- Kiểm soát mạnh mẽ về vật tư, hàng hóa, và quản lý tồn kho, đảm bảo rằng hàng tồn kho không gây ứ đọng vốn và tối ưu hóa khả năng xoay vòng vốn lưu động.
- Lập kế hoạch tài chính rõ ràng để kiểm soát dòng tiền và có kế hoạch hiệu quả cho việc thu nợ và thanh toán nợ.
Quản lý dòng tiền
Việc lập kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó liên quan đến việc xác định và đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra, cũng như cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt được những mục tiêu đó.
Quá trình lập kế hoạch tài chính thường sử dụng một số giả định như dự báo về doanh thu, chi phí, và các yếu tố khác, cũng như các báo cáo tài chính từ quá khứ. Những thông tin này được sử dụng để tạo ra các báo cáo tài chính dự kiến trong tương lai, nhằm hướng đến những mục tiêu và ưu tiên cụ thể của doanh nghiệp.
Tận dụng sức mạnh của công cụ quản lý tài chính
Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tối đa hóa lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Công cụ này giúp doanh nghiệp quản lý tài chính và lên kế hoạch chi tiêu một cách chặt chẽ hơn.
Ví dụ: Sử dụng một công cụ quản lý dòng tiền như phần mềm quản lý tài chính có thể giúp doanh nghiệp theo dõi chi phí một cách chi tiết, từ đó xác định các khoản chi tiêu không cần thiết và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, công cụ này còn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của mình.
Thực tế, các doanh nghiệp thường tìm đến sự hỗ trợ của các công cụ quản trị tài chính và phần mềm tích hợp quản lý tổng thể, thay vì chỉ sử dụng phần mềm kế toán đơn thuần và rời rạc. Tính năng quản lý thu chi của Phần mềm 1Office có thể:
- Cung cấp đầy đủ các chỉ số về doanh thu, chi phí, và tài sản trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp dễ dàng tính toán lợi nhuận thuần và đưa ra những quyết định sản xuất và kinh doanh hợp lý, hiệu quả.
- Cung cấp đầy đủ các số liệu và báo cáo liên quan đến chi tiêu chi tiết từng mặt hàng và thị trường. Điều này giúp CEO/chủ doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về mặt hàng và thị trường nào đang kinh doanh hiệu quả, từ đó có kế hoạch kinh doanh hợp lý.
- Dễ dàng nắm bắt tình hình doanh nghiệp thông qua nhiều thiết bị như điện thoại di động, laptop, bất kỳ lúc nào và ở mọi nơi, chỉ cần có kết nối internet.
Đăng ký nhận tài khoản Demo tính năng miễn phí của 1Office
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp