Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê Việt Nam, ngành sản xuất tại Việt Nam đã thể hiện dấu hiệu tích cực về tăng trưởng năng suất sản xuất những năm gần đây. Dữ liệu báo cáo cho thấy sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng, cùng với đó là sự cải thiện về hiệu suất nói chung. Tuy nhiên, bên những tín hiệu tích cực này, báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng chỉ ra rằng vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức, và rủi ro liên quan đến cơ sở hạ tầng và công nghệ lạc hậu,… ảnh hưởng tới năng suất sản xuất.
Năng suất sản xuất (Manufacturing Productivity) là khái niệm đo lường khả năng của một hệ thống sản xuất để tạo ra sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định bằng việc sử dụng tối ưu các nguồn lực có sẵn. Đây được xem là một trong những chỉ số quan trọng thể hiện mức độ hiệu quả của quá trình sản xuất trong việc chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp. Năng suất tăng lên khi một hệ thống sản xuất có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn mà không cần tăng cường các nguồn lực của tổ chức bao gồm máy móc, công nghệ, lao động.
Bạn đang xem: Năng suất sản xuất là gì?
Trên thực tế, năng suất sản xuất không chỉ quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất với mục tiêu tăng cường lợi nhuận mà chúng cũng có thể tác động đến cả nền kinh tế quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và tăng cường cạnh tranh. Bên cạnh đó, nó cũng có thể giúp giảm giá thành sản phẩm, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và thúc đẩy sự đa dạng và phong phú trong thị trường.
Tính toán năng suất sản xuất là hoạt động vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể đánh giá được chính xác tình hình và có cái nhìn chi tiết về quy trình sản xuất.
Công thức tính năng suất sản xuất:
Trong đó:
Ví dụ:
Một nhà máy sản xuất ô tô và trong một ngày làm việc 8 giờ, họ sản xuất được 400 chiếc ô tô. Để tính năng suất sản xuất của đơn vị này, áp dụng công thức trên ta sẽ có kết quả như sau:
Như vậy, năng suất sản xuất của nhà máy ô tô trong trường hợp này là 50 oto/giờ.
Lưu ý: Năng suất sản xuất cần được đo lường trong một khoảng thời gian cụ thể để có giá trị thực tế. Đối với doanh nghiệp hoạt động liên tục, năng suất có thể được tính theo giờ, ngày, hoặc thậm chí theo tuần tùy thuộc vào đặc điểm của ngành công nghiệp.
Xem thêm : Lưu ý khi dán decal xe ôtô không bị phạt và trượt đăng kiểm mới nhất
Năng suất sản xuất Hiệu suất sản xuất Định nghĩa Là tổng lượng sản phẩm được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Là mức độ sử dụng tài nguyên để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, thường được đo lường bằng tỷ lệ giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng. Đo lường Đo lường bằng tổng sản lượng hoặc đơn vị thời gian. Đo lường bằng tỷ lệ giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng. Đơn vị đo lường Đơn vị đo lường là sản phẩm hoặc dịch vụ. Đơn vị đo lường là phần trăm hoặc tỷ lệ. Mục tiêu Tăng cường sản lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng doanh thu. Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên để giảm lãng phí và tăng cường lợi nhuận. Ví dụ Nếu một nhà máy sản xuất 1.000 đơn vị sản phẩm trong một giờ, năng suất là 1.000 đơn vị/giờ. Nếu một nhà máy có khả năng sản xuất 1.000 đơn vị sản phẩm trong một giờ, nhưng thực tế chỉ sản xuất được 800 đơn vị, hiệu suất là 80%.
Khi nắm rõ được sự khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này, doanh nghiệp đã có thể bắt đầu tìm hiểu phương hướng để tối đa hóa cả hai. Một số hoạt động có thể giúp cân bằng hiệu quả cả năng suất và hiệu suất đồng thời, bao gồm:
Môi trường kinh tế thế giới: Môi trường kinh tế thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp sản xuất. Trong những giai đoạn phát triển tích cực, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội xuất khẩu mới và mở rộng thị trường. Ngược lại, trong suy thoái kinh tế, áp lực cạnh tranh tăng cao và doanh nghiệp phải thích ứng để duy trì và phát triển kinh doanh.
Tình hình thị trường: Sự biến động của thị trường và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng đều đặt ra những thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất. Việc điều chỉnh linh hoạt và nhanh chóng kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường có thể giúp doanh nghiệp duy trì vị thế cạnh tranh. Tuy nhiên, yếu tố cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành cũng là một thách thức không hề nhỏ, đặc biệt là khi giá cả trở thành một yếu tố quyết định.
Cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước: Chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, và quy định về môi trường từ phía chính phủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm. Sự thay đổi đột ngột trong chính sách có thể tạo ra một bối cảnh thiếu tính ổn định, đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh nhanh chóng để không bị ảnh hưởng tiêu cực.
Nguồn Vốn: Khả năng có được vốn đầu tư cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất và khả năng mở rộng quy mô sản xuất cho tổ chức. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đầu tư có chiến lược để cải thiện trang thiết bị và quy mô sản xuất.
Nguyên liệu và chuỗi cung ứng: Chất lượng và sự sẵn có của nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, việc quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển hiệu quả cũng góp phần quan trọng vào việc giảm thời gian chờ đợi và lãng phí trong sản xuất.
Xem thêm: Bí quyết loại bỏ 7 loại lãng phí trong sản xuất phổ biến hiện nay
Nguồn nhân lực: Việc chú trọng đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực lao động chất lượng cao là chìa khóa then chốt để tăng cường hiệu suất. Nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao kết hợp với sự cam kết cùng doanh nghiệp sẽ giúp cho tổ chức thích ứng nhanh chóng với yêu cầu thay đổi và giữ vững sự cạnh tranh.
Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng và hiệu suất, bao gồm các công đoạn từ nhập nguyên liệu, gia công, kiểm tra chất lượng đến đóng gói và vận chuyển. Quy trình sản xuất được xây dựng để tối ưu hóa mọi khía cạnh, từ sử dụng nguyên liệu đến xuất khẩu sản phẩm. Nếu quy trình được tổ chức tốt, nó có thể giảm thời gian chờ đợi giữa các bước, giảm lãng phí và tăng cường hiệu suất lao động, từ đó tác động đến năng suất sản xuất.
Xem thêm: Khám phá Quy trình 6 bước kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất hiệu quả
Công nghệ: Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, tân tiến sẽ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giải quyết bài toán lãng phí và tăng cường chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, ứng dụng các giải pháp công nghệ cũng mang lại cơ hội cho việc đổi mới và cải tiến mô hình sản xuất nói chung.
Để tối ưu hóa quy trình sản xuất, bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm là tiến hành phân tích chi tiết về các bước trong chuỗi sản xuất. Xác định những bước không hiệu quả và tiến hành cải thiện bằng cách loại bỏ hoặc tái cấu trúc chúng. Tổ chức có thể sử dụng phương pháp Lean Manufacturing để giảm lãng phí và tối ưu hóa sự linh hoạt trong quy trình sản xuất. Giải pháp này bao gồm việc đào tạo nhân viên về các nguyên tắc Lean và thiết lập các hệ thống theo dõi để đo lường hiệu suất quy trình theo thời gian.
Đối với công tác quản lý nhân sự, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên môn cho nhân viên. Tổ chức cung cấp các khóa đào tạo định kỳ để nâng cao năng lực và kiến thức của họ về quy trình sản xuất. Đồng thời, xây dựng một môi trường làm việc tích cực bằng cách thiết lập các chính sách thưởng và khuyến khích sự tham gia tích cực trong quá trình cải tiến, qua đó thúc đẩy động lực và tăng sự cam kết của nhân viên đối với mục tiêu tối ưu hóa năng suất sản xuất.
Triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ mới, đầu tư vào hệ thống tự động hóa để giảm bớt yếu tố con người trong quy trình sản xuất. Robot hóa và máy học (Machine Learning) có thể giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và đồng thời giảm thiểu sai sót. Ứng dụng công nghệ IoT, AI, AIoT để kết nối các thiết bị sản xuất và thu thập dữ liệu liên tục. Điều này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để theo dõi và đánh giá hiệu suất quy trình, từ đó nhanh chóng phát hiện và giải quyết vấn đề.
Quản lý hiệu suất máy móc đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một lịch trình bảo dưỡng chặt chẽ bao gồm việc xác định các kỳ bảo dưỡng định kỳ để giảm nguy cơ sự cố và đảm bảo rằng máy móc luôn ở trạng thái hoạt động tối ưu. Sử dụng hệ thống theo dõi hiệu suất máy để theo dõi các thông số quan trọng và đưa ra các biện pháp khắc phục nhanh chóng khi cần thiết. Đồng thời, tổ chức đào tạo nhân viên định kỳ về cách sử dụng và duy trì máy móc đúng cách.
Việc ứng dụng và triển khai JIT giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi và giảm chi phí lưu trữ. Tuy nhiên,để ứng dụng JIT hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp để chủ động kiểm soát được chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo nguyên liệu và linh kiện chỉ được đưa vào quy trình sản xuất khi chúng thực sự cần thiết. Điều này không chỉ giúp giảm lãng phí mà còn tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh chóng của nhà máy, từ đó cải thiện năng suất sản xuất.
MES-X là hệ thống điều hành quản lý toàn diện quy trình sản xuất thông minh cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể trên từng công đoạn về toàn bộ quá trình sản xuất được phát triển bởi VTI Solutions – VTI Group. Với khả năng hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng năng suất sản xuất bằng bộ tính năng ưu việt:
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn 1-1 và nhận demo miễn phí!
5432105/5 – (6 bình chọn)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/04/2024 19:02
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024