Decal xe ôtô là gì?
Decal (hay còn gọi đề can, là từ viết tắt của Decalcomania gốc tiếng Pháp) là một loại nhãn dán mà mặt sau có sẵn keo bám dính. Khác với các loại nhãn dán thông thường khác, lớp keo của decal có khả năng bám dính sau khi được nung nóng hoặc làm ướt và để khô. Lúc này, người dùng chỉ cần tác động một lực nhẹ là decal có thể bám chặt trên bề mặt được dán.
Bạn đang xem: Lưu ý khi dán decal xe ôtô không bị phạt và trượt đăng kiểm mới nhất
Với decal dán xe ôtô, lớp bề mặt thường được làm từ màng nhựa tổng hợp và phủ gia cố thêm màng mỏng để chống ẩm và bụi bẩn. Ngoài ra, một số dòng decal còn được tráng thêm chất vô cơ như cao lanh hoặc tấm kim loại. Nhờ đó, khả năng bảo vệ bề mặt sơn và các thiết bị ngoại thất được nâng cao, giúp tránh bị trầy xước khi va quệt.
Thông thường, các loại dán decal xe ôtô sẽ được phân loại theo phần in, gồm 3 loại chính:
Decal trong: Loại decal này không màu, lớp màng nhựa PP có 2 bề mặt trong suốt, có thể nhìn xuyên thấu qua 2 mặt. Loại decal này thường dùng để dán bảo vệ sơn xe và thường chỉ dùng cho xe máy, với ôtô thì không được sử dụng phổ biến.
Decal sữa: Decal có màu trắng đục với khả năng kháng nước tốt , đảm bảo độ dẻo dai và bền bỉ. Vì vậy, loại decal này được ứng dụng để in các loại tem hoặc nhãn xe tự thiết kế.
Decal lưới: Dạng này có các lỗ siêu nhỏ tạo thành những ô lưới. Nội dung hình ảnh sẽ được thể hiện tương tự như dạng pixel. Có nghĩa là một câu chữ hay hình ảnh đều sẽ được tạo nên từ nhiều chấm siêu nhỏ. Do đó, loại decal này sẽ đem đến sự sắc nét và sống động hơn so với dạng in thông thường.
Dán decal xe ôtô mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Đây không chỉ là cách bảo vệ xe mà còn giúp thay đổi diện mạo xe trở nên mới mẻ hơn, cụ thể
Xem thêm : Cách đọc số thập phân trong tiếng Anh chuẩn xác nhất
Việc dán decal xe ôtô không làm hư hại đến xe: Phương pháp này giúp bảo vệ lớp sơn ngoại thất xe, tránh khỏi những vết trầy xước không mong muốn. Đồng thời, lớp decal cũng bảo đảm màu sơn được bền hơn khi di chuyển dưới trời nắng nóng hay mưa bão.
Dán decal cho phép người dùng trang trí xe theo sở thích cá nhân: Thể hiện sự cá tính và chất riêng của mình. Hơn nữa, việc loại bỏ lớp decal cũ để dán lại cái mới khá đơn giản, không phức tạp như sơn xe. Theo đó, người dùng có thể thay đổi màu xe yêu thích bất cứ khi nào muốn.
Lưu ý khi dán decal xe ôtô không bị phạt và trượt đăng kiểm
Pháp luật Việt Nam không cấm việc dán decal lên xe ôtô. Tuy nhiên, chủ xe cần đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật của xe.
Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định chủ phương tiện không được phép tự ý thay đổi kết cấu, tổng thể, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà sản xuất hay thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu muốn đổi màu xe, chủ sở hữu cần đến cơ quan quản lý để làm thủ tục.
Theo đó, chủ xe được phép dán decal nhưng không được làm thay đổi kết cấu tổng thành, hệ thống của xe so với thiết kế ban đầu. Vì vậy, để không vi phạm, chủ xe chỉ nên dán decal theo hướng dẫn sau:
Dán decal cho xe phải trùng với màu sơn đã đăng ký, cách đơn giản nhất là dùng tem hoặc ni lông trong suốt.
Chỉ nên sử dụng những loại tem nhỏ, logo, tem vành, tem xương cá.
Xem thêm : Hạch Toán Tiền Chậm Nộp Thuế
Nếu trong giấy tờ xe chỉ ghi màu xanh, đỏ, cam…thì người dùng có thể lựa chọn các màu sắc trong giải màu liên quan như xanh lá, cam nhạt, đỏ sẫm… để đảm bảo không bị phạt.
Khoản 2 Điều 32 Luật Quảng cáo quy định sản phẩm quảng cáo không được thể hiện ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt của xe.
Mức phạt đối với lái xe dán decal xe ôtô sai cách
Pháp luật VIệt Nam hiện hành không cấm việc người dùng dán decal cho xe ôtô, nhưng nếu việc dán decal làm thay đổi màu sắc nguyên bản của phương tiện theo Giấy tờ đăng ký xe thì chủ sở hữu sẽ bị xử phạt hành chính.
Khoản 1 Điều 30 NĐ 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi tự ý thay đổi màu xe không đúng với màu nguyên bản được quy định trong giấy đăng ký xe với chủ phương tiện ô tô, xe máy, xe chuyên dụng, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt hành chính, cụ thể:
Phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng đối với cá nhân.
Phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, theo Điểm a Khoản 15 Điều này còn nêu rõ: Ngoài việc bị phạt tiền, chủ sở hữu phương tiện vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải khôi phục lại màu sơn nguyên bản được ghi trong Giấy đăng ký xe.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp