Categories: Tổng hợp

Cách tính phần trăm giảm giá chính xác nhất hiện nay, giúp doanh nghiệp có lợi nhuận cao

Published by

Chiến lược giảm giá sản phẩm là một cách thức thông minh để thúc đẩy doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, tệp khách hàng của doanh nghiệp. Để xác định tỉ lệ giảm giá sản phẩm nhanh, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, đánh giá chi phí và lợi ích, đặt mục tiêu rõ ràng, áp dụng cách tính phần trăm giảm giá, sau đó theo dõi và đánh giá kết quả để điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất.

cách tính phần trăm giảm giá - hình 1

Tổng quan về phần trăm giảm giá

Phần trăm giảm giá là gì?

Phần trăm giảm giá là một con số thể hiện mức độ giảm giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ so với giá ban đầu. Nó thường được sử dụng để thông báo cho khách hàng về lượng tiền họ có thể tiết kiệm khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Dựa trên tỷ lệ phần trăm, phần trăm giảm giá được xác định bằng cách chia số tiền đã tiết kiệm từ con số giảm giá cho giá gốc, sau đó nhân với 100 để biểu thị dưới dạng phần trăm. Ví dụ, nếu một sản phẩm giảm giá từ $50 xuống còn $40, con số giảm giá là $10. Để tính phần trăm giảm giá, ta sẽ chia $10 cho giá gốc là $50, rồi nhân với 100, kết quả phần trăm giảm giá sẽ là 20%. Phần trăm giảm giá thường được sử dụng như một công cụ hấp dẫn khách hàng, hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng trong chiến lược tiếp thị.

Quy định của Pháp luật Việt Nam

Trước khi đi vào tìm hiểu cách tính phần trăm giảm giá chính xác và hiệu quả nhất, hãy cùng xem qua việc khuyến mại và khuyến mại giảm giá được quy định như thế nào trong Luật Thương mại của Việt Nam nhé.

Trong khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa về khuyến mại như sau: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Luật Thương mại (2005) đã điều chỉnh định nghĩa về khuyến mại so với Luật Thương mại (1997) bằng việc bổ sung hai yếu tố quan trọng. Nó mở rộng mục đích của khuyến mại, không chỉ tập trung vào việc thúc đẩy bán hàng mà còn hướng đến việc khuyến khích mua sắm và cung cấp dịch vụ.

Khuyến mại trong Luật Thương mại (2005) có thể được hiểu như một phương pháp, một công cụ thu hút khách hàng bằng cách cung cấp những lợi ích rõ ràng cho họ, bao gồm cả lợi ích vật chất (như giảm giá, ưu đãi về giá cả) và lợi ích phi vật chất (như dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng). Việc cung cấp lợi ích cho khách hàng là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt khuyến mại với các hoạt động xúc tiến thương mại khác.

Hình thức khuyến mại giảm giá trong bộ Luật này được quy định là “Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã được đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện thao quy định của Chính phủ”.

Có thể hiểu khuyến mại giảm giá là việc bán hàng, hoặc cung ứng dịch vụ trong khoảng thời gian diễn ra chương trình khuyến mãi với giá thấp hơn so với giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ được áp dụng trước đó.

Nên giảm giá sản phẩm khi nào?

Việc giảm giá sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược và hiểu biết về thị trường. Dưới đây là những thời điểm lý tưởng mà doanh nghiệp có thể xem xét để thực hiện chiến lược giảm giá sản phẩm:

  • Khai trương cửa hàng mới: Giảm giá có thể là cách tốt để thu hút sự chú ý và tạo đà cho một khởi đầu tốt đẹp của cửa hàng mới.
  • Ra mắt sản phẩm mới: Đây là cơ hội để thu hút khách hàng mới bằng cách giới thiệu sản phẩm cùng với mức giá hấp dẫn.
  • Các ngày lễ, Tết: Những dịp này thì nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao, do đó việc giảm giá có thể kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn.
  • Ngày hội mua sắm: Các sự kiện như Black Friday, Cyber Monday hay các ngày khuyến mãi đặc biệt khác thường là cơ hội tốt để sử dụng cách tính phần trăm giảm giá, hấp dẫn khách hàng.
  • Hàng tồn kho quá nhiều: Khi số lượng hàng tồn kho tích tụ quá mức, việc giảm giá có thể giúp thanh lý hàng nhanh chóng và giữ nguyên vốn.
  • Doanh thu thấp: Khi doanh thu giảm sút, giảm giá có thể là cách kích thích động lực bán hàng, hỗ trợ tăng doanh số.
  • Muốn tăng sức cạnh tranh: Đây là thời điểm có thể áp dụng chiến lược giảm giá để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng việc giảm giá phải được lên kế hoạch cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận và hình ảnh của thương hiệu, áp dụng cách tính phần trăm giảm giá nhanh và chính xác nhất. Việc chọn đúng thời điểm và có cách thức giảm giá thích hợp sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

Công thức tính phần trăm giảm giá

Cách tính phầm trăm giảm giá chính xác nhất

Để tính phần trăm giảm giá các sản phẩm một cách nhanh chóng và đúng nhất, bạn có thể sử dụng công thức sau:

Số tiền được giảm = Số phần trăm giảm * Giá tiền / 100.

Ví dụ: Một chiếc TV Samsung có giá bán thông thường là 9.800.000 đồng. Trong dịp lễ Tết Nguyên Đán, cửa hàng quyết định áp dụng chương trình khuyến mãi giảm giá 15%. Hãy tính số tiền cần phải thanh toán nếu mua TV Samsung trong dịp lễ Tết Nguyên Đán.

Cách tính:

Số tiền được giảm khi mua TV Samsung trong dịp lễ Tết là:

(15 * 9.800.000) / 100 = 1.470.000 đồng.

=> Số tiền phải trả khi mua TV Samsung trong dịp lễ Tết là: 9.800.000 – 1.470.000 = 8.330.000 đồng.

Tức là nếu bạn mua chiếc TV Samsung trong dịp lễ Tết Nguyên Đán, bạn sẽ tiết kiệm được 1.470.000 đồng.

Qua ví dụ trên, cách tính phần trăm giảm giá này giúp bạn dễ dàng xác định số tiền được giảm từ giá gốc của sản phẩm, với tỷ lệ phần trăm giảm giá đã được thông báo. Đồng thời, người mua hàng sẽ hiểu rõ về mức độ giảm giá và giá thực tế mà họ cần thanh toán sau khi được áp dụng chương trình khuyến mãi. Doanh nghiệp cũng sẽ tính toán được số tiền giảm này có làm hao hụt doanh số hay không, và dựa vào đó để đưa ra mức giá hợp lý nhất có thể đảm bảo được độ hấp dẫn khách hàng, và độ cạnh tranh với đối thủ khác.

Một số cách tính phần trăm giảm giá khác

Cách tính phần trăm giảm giá hoặc tăng giá có thể được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau trên thị trường. Dưới đây là các ví dụ về cách tính phần trăm giảm giá, hoặc tăng giá và kiểm tra giá gốc của sản phẩm:

  1. Tính phần trăm tăng giá:

Ví dụ: Giả sử một chiếc điều hòa Casper có giá gốc là 10.000.000 đồng và trải qua một đợt tăng giá 20%. Để tính giá sau khi tăng giá, bạn có thể sử dụng công thức sau:

Giá sau khi tăng giá = Giá gốc x [(100% + % tăng giá)/100]

Áp dụng công thức: Giá sau khi tăng giá = 10.000.000 x [(100% + 20%)/100]

=> Giá sau khi tăng giá = 10.000.000 x (120/100) = 12.000.000 đồng

Sau khi tăng giá 20%, giá của chiếc điều hòa là 12.000.000 đồng.

  1. Tính phần trăm giảm giá:

Ví dụ: Một chiếc laptop Dell có giá gốc là 15.000.000 đồng, nhưng đã được giảm giá 25%. Để kiểm tra giá gốc của sản phẩm trước khi giảm giá, bạn có thể tham khảo công thức dưới đây:

Giá gốc = Giá sau khi giảm / Phần trăm còn lại sau khi đã chiết khấu

Áp dụng công thức:

Bước 1: Vì đã được giảm giá 25%, nên phần trăm còn lại sau khi giảm là 100% – 25% = 75%

Bước 2: Giá gốc = 15.000.000 đồng / 75%

Giá gốc = 15.000.000 / 0,75 = 20.000.000 đồng

Do đó, giá gốc của chiếc laptop trước khi áp dụng chương trình giảm giá là 20.000.000 đồng.

Cả hai cách tính này giúp xác định giá trị thực của sản phẩm trước, hoặc sau khi áp dụng chương trình giảm giá hay tăng giá. Điều này giúp doanh nghiệp và người mua có cái nhìn chi tiết, chính xác hơn về giá trị của sản phẩm.

Một số chiến lược giảm giá sản phẩm hữu ích

Chiến lược giảm giá sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Dưới đây là một số chiến lược giảm giá sản phẩm để doanh nghiệp có thể áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả:

  1. Tăng giá sản phẩm trước đợt giảm giá

Trước khi áp dụng chương trình giảm giá, có thể xem xét tăng giá sản phẩm một chút. Điều này giúp tạo ra sự so sánh rõ ràng giữa giá gốc và giá giảm giá, kích thích nhu cầu mua sắm, đồng thời đảm bảo lợi nhuận của cửa hàng.

  1. Để thông tin giảm giá dưới dạng % hoặc số tiền

Nên sử dụng phần trăm giảm giá cho sản phẩm có giá trị nhỏ để tạo ấn tượng mạnh với khách hàng. Ví dụ: “Giảm ngay 50%” cho một sản phẩm có giá trị thấp.

Đối với sản phẩm có giá trị lớn, nên để thông tin số tiền được giảm sẽ có tác dụng tốt hơn. Ví dụ: Sử dụng cụm từ “giảm ngay 2.000.000 VNĐ” cho một sản phẩm tủ lạnh có giá trị cao.

  1. Điều kiện sử dụng mã giảm giá

Áp dụng các điều kiện đặc biệt như mua hàng với hóa đơn có ngưỡng giá trị nhất định để nhận được giảm giá hoặc voucher. Ví dụ: Giảm giá 10% cho hóa đơn từ 500.000 VNĐ trở lên.

  1. Giảm giá thanh toán trước hạn

Khuyến khích việc thanh toán trước hạn bằng cách cung cấp ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng. Ví dụ: Giảm giá học phí nếu học viên đóng học phí trước thời hạn.

  1. Giảm giá trong thời gian nhất định hoặc khi mua nhiều sản phẩm

Áp dụng chiến lược giảm giá trong một khoảng thời gian cụ thể, hoặc khi khách hàng mua số lượng lớn sản phẩm. Ví dụ: Giảm giá 20% cho mỗi sản phẩm khi mua cả combo.

  1. Giảm giá để tăng sự hấp dẫn cho khách hàng trở lại

Doanh nghiệp cũng nên cung cấp ưu đãi đặc biệt cho khách hàng trước đây để khuyến khích họ mua sắm sản phẩm thêm nhiều lần nữa. Ví dụ: Giảm 10% cho lần mua hàng tiếp theo.

Những chiến lược giảm giá sản phẩm này có thể tăng đáng kể sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm, kích thích họ thực hiện quyết định mua hàng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc doanh nghiệp cần phải xác định một chiến lược linh hoạt, đúng đắn, cân nhắc đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.

Tạm kết

Bài viết vừa giới thiệu tới bạn cách tính phần trăm giảm giá chính xác và hiệu quả nhất hiện nay, hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Nếu bạn đang tìm kiếm một món quà lý tưởng để tặng gia đình hoặc bạn bè trong dịp Tết Nguyên Đán, hãy ghé thăm trang web của FPT Shop nhé. Hiện nay, FPT Shop đang là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp nhiều sản phẩm công nghệ chất lượng tốt, đồ gia dụng cao cấp đa dạng về mẫu mã, hợp lí về giá cả. Bài viết xin đề xuất tới bạn top các sản phẩm lò vi sóng bán chạy nhất hiện nay:

Lò vi sóng

Xem thêm:

Cách tính phần trăm trong Excel vô cùng đơn giản mà bạn nên biết

Hướng dẫn các công thức tính tổng trong Excel chi tiết, đơn giản và nhanh nhất

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

7 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

7 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

9 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

10 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

15 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

15 giờ ago