Công ty lên sàn chứng khoán là công ty nhận được sự chấp thuận niêm yết và giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán. Vậy “Lên sàn chứng khoán là gì?”, các công ty phải đáp ứng những điều kiện gì để được lên sàn chứng khoán?, lợi ích và hạn chế khi lên sàn chứng khoán là gì? Tất cả sẽ được ACC giải đáp qua bài viết dưới đây!
Lên sàn chứng khoán là gì? (Cập nhật 2022)
Chứng khoán là chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghi số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành. Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Chứng khoán có giá là hình thức biểu hiện của tư bản giả, bản thân không có giá trị độc lập, là những bản sao bằng giấy tờ của tư bản thực. Những chứng khoán có giá mang lại thu nhập cho người sở hữu nên nó cũng là đối tượng mua bán và có giá cả.
Thông thường trên chứng khoán có giá không ghi tên người sở hữu, do đó, có thể chuyển nhượng tự do từ người này sang người khác mà không cần có chữ ký của người chuyển nhượng. Trong lịch sử phát triển thị trường chứng khoán, lúc đầu chứng khoán được in bằng giấy nhưng dần dần được thể hiện dưới hình thức phi vật thể thông qua nghiệp vụ ghi chép kế toán bằng phương tiện điện tử.
Sàn chứng khoán là nơi các nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua bán các loại chứng khoán đang có trên thị trường. Ngoài mua bán chứng khoán, bạn còn có thể trao đổi, tặng cũng như chuyển nhượng loại tài sản bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, phái sinh và các loại tài sản đầu tư khác trên sàn.
Có thể hiểu đơn giản, sàn giao dịch là một nơi trung gian hỗ trợ các công ty phát hành hoặc thu hồi chứng khoán, thực hiện các nghĩa vụ nợ – vốn cho nhà đầu tư, nơi chi trả cổ tức,… Cũng như là một sân chơi để người mua và người bán chứng khoán trao đổi với nhau. Bên cạnh đó, các sàn chứng khoán cũng cung cấp một lượng lớn thông tin công ty, tài liệu đầu tư để bạn tham khảo kỹ trước khi ra quyết định.
Đầu tư chứng khoán là việc cá nhân, tổ chức mua các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu của một công ty thông qua sàn chứng khoán. Trước khi tìm hiểu điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm “lên sàn” là gì?
Khoản 1 Điều 42 Luật Chứng khoán 2019 quy định: “Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần; chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ.”
Sở giao dịch chứng khoán và các công ty con là đơn vị tổ chức các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán, cung cấp các thông tin về thị trường chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán còn được biết đến với tên gọi là “sàn chứng khoán”. Hiện nay có 02 sàn chứng khoán lớn là:
– Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX);
– Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Cũng theo như khoản 1 Điều 42 Luật Chứng khoán 2019, sàn giao dịch chứng khoán và công ty con tổ chức thị trường giao dịch cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết. Niêm yết chứng khoán là việc đưa các loại chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.
Xem thêm : Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính?
Hiểu theo cách đơn giản, công ty muốn chào bán chứng khoán ra công chúng thì phải được niêm yết trên các sàn giao dịch. Để được niêm yết trên các sàn giao dịch này thì công ty phải đáp ứng những điều kiện chào bán chứng khoán lần đầu ra công chứng theo quy định của Luật chứng khoán.
Như vậy “lên sàn” chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao dịch.
Như đã phân tích ở trên, lên sàn chứng khoán chính là việc chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng. Điều kiện để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 bao gồm:
– Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
– Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
– Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
– Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;
– Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
– Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
– Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
– Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
– Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
Cần lưu ý là đây chỉ là quy định chung đối với một công ty muốn lên sàn chứng khoán. Trên thực tế, mỗi sàn chứng khoán có thể có những điều kiện riêng và chặt chẽ hơn cho các công ty muốn lên sàn.
Lợi ích:
Xem thêm : Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo
Các công ty đều muốn được lên sàn chứng khoán bởi những lợi ích hấp dẫn mà các công ty, doanh nghiệp sẽ đạt được sau khi chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán. Cụ thể như sau:
– Tạo cơ hội huy động vốn nhanh và dài hạn cho các công ty: Khi công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ giúp gia tăng không ít lượng tiền mặt, tiền vốn dựa trên cơ sở tính thanh khoản cao của doanh nghiệp đã xác thực trên thị trường.
– Giúp doanh nghiệp quảng bá sự uy tín: Để được lên sàn chứng khoán các công ty đều phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe do sở giao dịch chứng khoán quy định. Do đó những công ty được lên sàn chứng khoán là những công ty có độ uy tín. Lên sàn chứng khoán là một cách thức quảng bá sự uy tín, chất lượng của doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó tạo cơ hội hợp tác và phát triển sản xuất – kinh doanh.
– Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu: Khi doanh nghiệp được chính thức lên sàn chứng khoán, các cổ đông sẽ thuận tiện trong việc chuyển nhượng, mua bán cổ phiếu mà họ đang nắm giữ nhờ vào tính thanh khoản có được từ việc giao dịch cổ phiếu qua sàn giao dịch. Từ đó sức hút cổ phiếu của các doanh nghiệp cũng gia tăng hơn.
– Công ty sẽ hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn dưới sự giám sát của công chúng đầu tư.
Hạn chế:
Tuy nhiên việc lên sàn chứng khoán của các công ty cũng có những hạn chế nhất định như sau:
– Phát sinh thêm các chi phí: Khi công ty cổ phần đã là công ty đại chúng sẽ phát sinh thêm một số chi phí về tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý đặc thù như nghĩa vụ đăng ký, lưu ký cổ phiếu; nghĩa vụ quản trị công ty với khuôn khổ riêng và chặt chẽ hơn; nghĩa vụ công bố thông tin…
– Việc giao dịch cổ phiếu dễ dàng trên các sàn cũng phát sinh nguy cơ công ty bị thâu tóm, cơ cấu cổ đông không ổn định.
Tuy nhiên, việc các công ty lên sàn chứng khoán là một xu hướng tất yếu và mang đến nhiều lợi ích hơn là hạn chế. Hầu hết các công ty trong quá trình phát triển đều có tham vọng tham gia vào thị trường chứng khoán, được lên sàn chứng khoán để khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường chứng khoán.
Trên đây là các thông tin liên quan đến việc công ty, doanh nghiệp lên sàn chứng khoán. Hy vọng với những kiến thức này, doanh nghiệp sẽ có quyết định đúng đắn cho việc đăng ký niêm yết để cổ phiếu của mình được lên sàn, giao dịch trên sàn chứng khoán.
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghi số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành. Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Chứng khoán có giá là hình thức biểu hiện của tư bản giả, bản thân không có giá trị độc lập, là những bản sao bằng giấy tờ của tư bản thực. Những chứng khoán có giá mang lại thu nhập cho người sở hữu nên nó cũng là đối tượng mua bán và có giá cả.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Lên sàn chứng khoán là gì?” (Cập nhật 2022). Nếu còn nhiều thắc mắc, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ nhanh nhất và chính xác nhất. Xin cảm ơn!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 30/03/2024 16:55
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024