Mặc dù ốm nghén khi mang thai được biết là thường xảy ra vào buổi sáng nhưng sự thật là tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đối với một số mẹ bầu bị ốm nghén nặng, chị em có thể cảm thấy buồn nôn nhiều vào cuối ngày và trước khi đi ngủ. Trong trường hợp này, mẹ bầu thức khuya, khó chìm vào giấc ngủ có thể là do cảm giác khó chịu từ cơn ốm nghén.
4. Khó thở khi mang thai
Tình trạng khó thở khi mang thai xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố. Mẹ bầu thường cảm thấy khó thở trong 3 tháng đầu và có thể kéo dài vấn đề này trong suốt thai kỳ. Khó thở khi mang thai không nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, nặng nề và dễ mất ngủ hơn.
Bạn đang xem: [Kiến thức] Mẹ bầu thức khuya có sao không?
5. Hội chứng chân không yên ở mẹ bầu
Nếu mắc hội chứng chân không yên, bạn sẽ có cảm giác muốn di chuyển chân một cách không thể kiểm soát khi đang nghỉ ngơi hoặc muốn đi ngủ. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng một số mẹ bầu cũng có thể gặp phải và nguyên nhân chính thường là do mẹ bị thiếu máu khi mang thai. Do đó, nếu mẹ bầu thức khuya, khó ngủ do hội chứng chân không yên thì cần đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin, axit folic và sắt để kiểm soát tình trạng thiếu máu.
6. Mẹ bầu thức khuya, khó ngủ do căng thẳng
Xem thêm : 1986 Hợp Màu Gì? Gợi Ý Thời Trang Mặc Đẹp Cho Quý Cô Bính Dần
Giai đoạn mang thai và sau sinh, các bố các mẹ thường sẽ có nhiều mối lo liên quan đến việc chăm sóc em bé, kế hoạch tài chính khi nuôi con, kế hoạch chuyển nhà, sửa nhà… Tất cả những yếu tố này đều có thể khiến mẹ bầu cảm thấy áp lực và căng thẳng. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trong thai kỳ lẫn sau khi sinh.
Nếu mẹ bầu thức khuya, khó ngủ vì căng thẳng, tình trạng này không thể chủ quan mà cần được kiểm soát kịp thời bằng các phương pháp giảm căng thẳng phù hợp. Trong đó, bước đầu tiên mẹ nên thực hiện đó là hãy lập danh sách những việc cần làm cho ngày hôm sau. Bạn có thể thực hiện điều này trước khi đi ngủ để cảm thấy yên tâm và không để những mối lo “quấy rối” giấc ngủ.
II. Bà bầu thức khuya có sao không?
Xem thêm : Giá tiêu hôm nay 23/2: Tăng mạnh 4 ngày, tiến gần mốc 100.000 đồng/kg
Thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc vẫn luôn là thói quen không tốt đối với sức khỏe. Ngủ muộn dẫn đến ngủ không đủ giấc không chỉ khiến bạn thiếu tỉnh táo, kém tập trung vào ban ngày mà còn có thể góp phần gây ra nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2, béo phì, bệnh tim, trầm cảm…
Vì vậy, đối với vấn đề bà bầu thức khuya có sao không? thì câu trả lời chắc chắn là có và điều này cũng đã được khoa học chứng minh. Các nghiên cứu cho thấy rằng, phụ nữ thức khuya, ngủ không đủ giấc trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng như:
- Huyết áp cao và tiền sản giật. Theo một nghiên cứu cho biết phụ nữ ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật vào cuối thai kỳ cao gấp 10 lần những mẹ ngủ đủ giấc.
- Mẹ bầu thức khuya, ngủ ít hơn 6 giờ vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở với nguy cơ chuyển dạ lâu hơn và làm tăng tỷ lệ sinh mổ.
- Mẹ ngủ ít, thức khuya cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Không chỉ ngủ ít mà tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn khi mang thai cũng được nghi ngờ là có thể gây rối loạn trao đổi chất, làm tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường cho em bé trong tương lai sau khi chào đời. Qua đó có thể nói rằng chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Vì vậy, các mẹ không nên chủ quan nếu giấc ngủ của mình đang có vấn đề như khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Thay vào đó, chị em cần đi khám để kiểm soát các vấn đề kịp thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp