Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (luật Khiếu nại cũ) và Luật Khiếu nại năm 2011 (luật Khiếu nại mới) thì đối tượng khiếu nại là “quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức”, trong đó hai thuật ngữ “Quyết định hành chính” và “hành vi hành chính” là hai thuật ngữ thường gây nhầm lẫn và khó khăn trong việc xác định và áp dụng cho người dân và kể cả đối với cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại.
1. Theo quy định Luật Khiếu nại cũ thì thuật ngữ “Quyết định hành chính” là “quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính” (Khoản 10, Điều 2).
Quy định về thuật ngữ trên dẫn đến thực tế trong thời gian qua có nhiều cách hiểu khác nhau về “Quyết định hành chính”. Đó là:
– Quyết định hành chính phải là văn bản thể hiện dưới hình thức Quyết địnhdo cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; các loại văn bản thể hiện dưới hình thức khác như kết luận, thông báo, công văn…, thì không được coi là quyết định hành chính và không thuộc đối tượng được khiếu nại.
– Quyết định hành chính bao gồm cả văn bản thể hiện dưới hình thức Quyết định và văn bản thể hiện dưới hình thức khác do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
Xem thêm : Chat GPT hỗ trợ quốc gia nào | Ở nước nào thì đăng ký được Chat GPT
– Đối với văn bản của cơ quan nhà nước không được thể hiện dưới dạng hình thức Quyết định nhưng có chứa đựng nội dung quản lý hành chính nhà nước thì không được coi là quyết định hành chính mà coi đó là hành vi hành chính.
Từ các cách hiểu khác nhau này nên việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trên thực tế trong thời gian qua chưa được thống nhất đối với một số cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại.
Để khắc phục tồn tại này và phù hợp với Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Luật Khiếu nại mới đã quy định cụ thể về Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể ” (Khoản 8, Điều 2).
Như vậy thuật ngữ “Quyết định hành chính” hiện nay (theo Luật Khiếu nại mới) được hiểu rộng hơn, là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn…, do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước đó ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước mà người khiếu nại cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
2. Đối với hành vi hành chính là đối tượng khiếu nại hành chính theo quy định của Luật Khiếu nại cũ thì thuật ngữ “Hành vi hành chính”: “là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật” (Khoản 11 Điều 2).
Thuật ngữ này được Luật khiếu nại 2011 điều chỉnh, bổ sung như sau:
Là hành vi thực hiện công vụ, nhiệm vụ của cơ quan người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; là hành vi được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động và là hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Như vậy “hành vi hành chính” có thể là hành động hoặc không hành động, nếu như Luật Khiếu nại cũ chủ yếu tập trung vào hành vi “hành động” của người có thẩm quyền mà chưa tập trung giải quyết khiếu nại liên quan đến hành vi “không hành động” thì Luật Khiếu nại mới tập trung hơn đối với hành vi “không hành động” thể hiện thường gặp là khi người có thẩm quyền trong cơ quan hành chínhkhông thực hiện hay từ chối thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà theo quy định họ phải thực hiện.
Ngoài ra theo quy định của Luật Khiếu nại mới quy định không phải Quyết định hành chính và hành vi hành chính nào cũng thuộc đối tượng khiếu nại, cụ thể các Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc các trường hợp sau thì không được thụ lý giải quyết:
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan tư pháp, cơ quan lập pháp và các cơ quan khác không phải là cơ quan hành chính như các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp; các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước (Điều 1);
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định (Khoản 1, Điều 11).
Thiết nghĩ việc hiểu đúng và áp dụng chính xác các thuật ngữ trên là một trong những yêu cầu đặt biệt quan trọng đồng thời là cơ sở cho việc đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người dân và góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong thời gian tới.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/02/2024 05:43
Con số may mắn hôm nay 21/11/2024 theo tuổi: Tìm con số MAY MẮN giúp…
Tử vi thứ Năm ngày 21/11/2024 của 12 con giáp: Chuột nhiệt tình, Hổ xung…
5 tuổi mắt đỏ hoe, chuẩn bị có LỢI NHUẬN NHÂN ĐÔI cả danh lẫn…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Sửu: Tiến độ trì trệ, còn nhiều lo lắng
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…