Vì sao mâm cúng cô hồn không được bày xôi gà?
Cúng cô hồn là một trong việc quan trọng được nhiều gia đình thực hiện vào dịp Rằm tháng 7 âm lịch. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng này được tổ chức cho những vong linh không nơi nương tựa.
Bạn đang xem: Vì sao mâm cúng cô hồn không được bày xôi gà, nhiều người không biết về điều này
Lễ cúng cô hồn (cúng chúng sinh) thường được chuẩn bị đơn giản. Tuy nhiên, các gia đình cần phải lưu ý rằng chỉ được dùng đồ chay để làm lễ cúng chúng sinh. Dân gian cho rằng, nếu cúng đồ mặn thì các cô hồn sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si, khiến vong hồn không siêu thoát mà ở lại dương thế và quấy nhiều con người.
Lễ cúng chúng sinh, cô hồn có thể tổ chức từ ngày mùng 2 âm lịch đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Cũng có người cho rằng cúng vào đúng ngày Rằm tháng 7 âm lịch là tốt nhất.
Thời gian cúng không câu nệ, tùy theo quan niệm của các gia đình. Giờ cúng cô hồn tốt nhất là giờ Dậu (17-19 giờ). Đây là giờ chập choạng tối, gà đã lên chuồng, dương khí giảm bớt, âm khí bắt đầu lên mạnh nhưng chưa phải mạnh nhất. Dân gian cho rằng thời điểm này cô hồn mới có thể nhận được đồ cúng của các gia đình.
Mâm cúng cô hồn thường có cơm vắt, cháo trắng, gạo, muối. Tùy theo vùng miền mà có thể thêm bớt các vật phẩm nhưng mâm cúng cô hồn sẽ không cúng xôi hay gà như các lễ cúng thông thường khác.
Mâm cúng cô hồn có thể đặt dưới đất nhưng không đặt ở nơi ẩm thấp, không sạch sẽ.
Xem thêm : Chi Phí Đi Sinh Có Bảo Hiểm – Sinh Thường Và Sinh Mổ Chi Phí Thế Nào?
Sau khi cúng, muối và gạo sẽ được đem rải ra ngoài mang ý nghĩa bố thí có các cô hồn lang thang, tiễn cô hồn.
Các lễ cúng trong dịp Rằm tháng 7
Ngoài lễ cúng cô hồn, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng Rằm tháng 7 âm lịch như bình thường.
Do cuộc sống bận rộn nên việc chọn ngày giờ cúng Rằm tháng 7 âm lịch có thể được thực hiện linh hoạt, không bó buộc phải thực hiện vào ngày 14 hay 15 âm lịch tháng 7.
Năm nay, ngày cúng Rằm tháng 7 đẹp nhất là 13/7 âm lịch (tức ngày 28/8 dương lịch). Theo lịch vạn niên, đây là ngày thuận lợi đẻ xuất hành, cầu tài, đạt nhiều may mắn.
Thông thường, trước và trong dịp Rằm tháng 7, các gia đình sẽ làm những lễ cúng là cúng chư Phật và thần linh, cúng gia tiên, cúng chúng sinh. Tùy vào lễ cúng mà thời gian làm lễ sẽ khác nhau.
Cúng chư Phật và thần linh
Với lễ cúng chư Phật và thần linh, gia chủ có thể thực hiện bất cứ ngày nào trong tháng 7 âm lịch. Lễ cúng này thường được thực hiện vào buổi sáng hoặc trưa, khoảng 10-12 giờ.
Xem thêm : Phía tây trung quốc có địa hình chủ yếu là
Cúng gia tiên
Lễ cúng gia tiên cũng nên được thực hiện vào ban ngày, khoảng 10-12 giờ là khoảng thời gian hợp lý nhất. Theo quan niệm của người xưa, đây là khung giờ hoàng đạo, dương khí mạnh, ma quỷ ít xuất hiện, linh hồn của gia tiên sẽ được Thổ thần cho phép vào nhà thụ lộc.
Cúng chúng sinh
Như đã nói ở trên, lễ cúng chúng sinh có thể được thực hiện từ mùng 2 tháng 7 âm lịch. Nên làm lễ vào buổi chiều tối.
Những điều lưu ý khi cúng Rằm tháng 7
Mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên sẽ được bày trong nhà. Trường hợp gia đình có thờ cúng Phật tại gia thì mâm cúng Phật sẽ được đặt ở vị trí cao nhất, sau đó đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng gia tiên.
Với mâm cúng chúng sinh, không được cúng đồ mặn mà chỉ dùng đồ chay vì người xưa cho rằng các món chay sẽ giúp tránh khơi dậy tham, sân, si. Mâm cúng chúng sinh sẽ bày ở ngoài trời, trước cửa nhà hoặc có thể làm ở chùa.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/01/2024 19:28
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024