Categories: Tổng hợp

Cúng Tết Đoan Ngọ và những điều cần lưu ý

Published by
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Tết Đoan Ngọ (ngày 5 tháng 5 âm lịch) là ngày Tết truyền thống, đã tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông, trong đó có Việt Nam. Đoan có nghĩa là mở đầu, còn Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều. Do đó, lễ cúng và ăn Tết Đoan Ngọ thường vào buổi trưa, trước khi kết thúc giờ Ngọ.

Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với tên khác là Tết giết sâu bọ. Vào ngày này, người dân sẽ phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên vườn tược, cánh đồng…

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Hải Anh

Tùy theo từng vùng miền Bắc – Trung – Nam mà mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ thường có các món ăn, bánh trái khác nhau. Tuy nhiên, mâm cúng đều có hương, hoa, vàng mã, trái cây tươi, cơm rượu nếp.

Mâm cúng miền Bắc thường không thể thiếu bánh gio với mật mía, một số trái có vị hơi chua như vải, mận… Người dân miền Trung thường cúng các món làm từ vịt vào ngày này, cùng với các loại chè, bánh tráng vừng… Còn mâm cỗ cúng của người miền Nam luôn có bánh ú tro, với nhiều loại bánh khác như bánh bá trạng, xôi gấc, xôi vò…

Những điều cần lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ

Theo sách Văn khấn toàn tập, nên cúng Tết Đoan Ngọ vào đúng chính Ngọ (12 giờ trưa ngày 5.5 âm lịch). Nếu không thể cúng đúng giờ, người dân chỉ cần thắp hương, cúng lễ và buổi sáng, không nên vượt quá giờ Ngọ.

Khi làm lễ cúng, gia chủ cần ăn mặc gọn gàng, nghiêm túc, có thể xem lịch chọn giờ tốt để dâng hương, đọc văn khấn. Thực phẩm cúng lễ phải sạch, tươi, ưu tiên đặc sản gần gũi với quê hương hoặc gia đình có sẵn. Không nên ăn trước khi cúng mà phải đợi khi cúng xong, cả nhà sum vầy bên mâm cỗ.

Ngày này, nhiều gia đình sẽ có phong tục tắm nước lá để thanh tẩy cơ thể, giết sâu bọ bằng cách ăn cơm rượu, vải, mận… Bên cạnh đó, để tránh xui rủi, người dân từ xưa đã có các kiêng kị như: không vứt giày dép lộn xộn (vì trong tiếng Hán giày dép là “tà”), kiêng đánh rơi hay chi tiền vào việc không xứng đáng, không mua vật phẩm có hình thù kỳ lạ vì có thể gặp vận trình trắc trở…

Cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà hay ngoài trời?

Xưa kia, nhiều nơi ở Việt Nam cúng Tết Đoan Ngọ cả ở trong nhà và ngoài sân. Cúng ngoài trời có ý nghĩa cảm tạ trời đất, thần phật phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình bình an, may mắn, vạn sự như ý. Còn cúng ở trong nhà nhằm cảm ơn tổ tiên che chở cho con cháu khỏe mạnh, tốt lành.

Tuy nhiên ngày nay, vì điều kiện không cho phép, hầu hết các gia đình chỉ làm một mâm lễ cúng trong nhà. Điều này không làm giảm ý nghĩa của nghi lễ, vì quan trọng nhất là gia đình, con cháu thành tâm lễ bái, hướng thiện.

This post was last modified on 14/02/2024 13:32

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi thứ 7 ngày 5/10/2024 của 12 con giáp: Sửu bớt áp lực, Mão sáng tạo

Tử vi thứ bảy ngày 5/10/2024 của 12 con giáp: Sửu giảm áp lực, Mão…

9 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 5/10/2024 theo năm sinh: Xem số PHÁT LỘC

Con số may mắn hôm nay 5/10/2024 theo năm sinh: Xem số PHÁT LỘC

9 giờ ago

Năng lực lãnh đạo của 12 con giáp: Bạn làm thế nào để thu phục lòng người?

Năng lực lãnh đạo của 12 con giáp: Làm sao để chiếm được cảm tình…

10 giờ ago

4 con giáp gặp hạn cuối tuần này (5-6/10), tình tiền đều xuống dốc trầm trọng

4 con giáp gặp rắc rối cuối tuần này (5-6/10), tài chính đều xuống dốc…

13 giờ ago

Bóc mẽ bí mật động trời mà 12 con giáp nam không muốn cho nửa kia biết

Hé lộ bí mật gây sốc mà 12 cung hoàng đạo không muốn nửa kia…

13 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo giờ sinh: Cuộc đời bạn chông gai hay bằng phẳng?

Vận mệnh người tuổi Mão theo giờ sinh: Cuộc đời chông gai hay bằng phẳng?

17 giờ ago