Thị trường sắc đẹp liên tục thay đổi trước những thương vụ đổi chủ trị giá hàng chục triệu USD. Điều này dẫn tới việc Miss Universe hiện có 2 chủ sở hữu. Miss World cũng tương tự.
Miss Universe có hai chủ sở hữu
Bạn đang xem: Thế lực đứng sau 6 cuộc thi sắc đẹp lớn nhất hành tinh
Chỉ trong vòng 2 năm, Miss Universe trải qua 2 lần chuyển nhượng. Năm 2024 cũng chứng kiến lần đầu cuộc thi hoa hậu cạnh tranh khốc liệt nhất hành tinh có 2 chủ sở hữu. Ngày 23/1, Yahoo xác nhận doanh nhân người Mexico Rául Rocha Cantú và tỷ phú chuyển giới Anne Jakkaphong Jakrajutatip sẽ cùng quản lý tổ chức Miss Universe.
Việc này diễn ra sau khi công ty Legacy Holding Group USA Inc. (LHG) của ông Rául chi 16 triệu USD mua lại cổ phần của JKN Legacy, Inc. (công ty điều hành Miss Universe). Theo thông báo, LHG có trụ sở chính ở Mexico, nên Rául sẽ chịu trách nhiệm khu vực Bắc – Nam Mỹ. Còn JKN của bà Anne đặt trụ sở chính tại Thái Lan, sẽ chịu trách nhiệm khu vực châu Á và các khu vực còn lại.
Ông Rául Rocha Cantú (thứ hai từ phải sang) chụp ảnh cùng Tổng thống El Salvador Nayib Bukele (giữa), tỷ phú chuyển giới Anne Jakkaphong Jakrajutatip và bà Paula Shugart (ngoài cùng bên trái). Ảnh: @raulrocha777.
Hai nhân vật đứng sau Miss Universe đều quyền lực, giàu có. Bà Anne là người chuyển giới giàu thứ 3 thế giới với khối tài sản khoảng 210 triệu USD, xếp thứ 11 trong danh sách những người giàu nhất showbiz Thái Lan năm 2023. Bà hiện nắm nắm giữ hơn 183 triệu cổ phiếu JKN, với tổng giá trị 91 triệu baht.
Trong khi đó, từ chủ sòng bạc tai tiếng, ông Rául trở thành chủ công ty truyền thông – giải trí hàng đầu Mexico. Ông còn được bổ nhiệm làm cố vấn trực tiếp cho chủ tịch Hội đồng Điều phối Kinh doanh, giữ chức phó chủ tịch của Cơ quan kinh doanh thuộc phòng Thương mại Quốc gia thành phố Mexico. Tháng 11/2023, ông nhận giải thưởng Nhân đạo Quốc gia từ Thượng viện Mexico nhờ nỗ lực bảo vệ nhân quyền của người Mexico.
Người cùng Julia Morley điều hành Miss World
Ra đời năm 1951, nhưng cho đến năm 1972, Miss World mới về tay cặp vợ chồng Eric và Julia Morley. Sau khi chồng qua đời vào năm 2000, bà Julia một mình đưa ra mọi quyết định quan trọng đối với tổ chức.
Theo Missosology, Julia xuất thân là người mẫu, đạo diễn và tích cực hoạt động từ thiện. Nhờ có bà, tính nhân ái của Miss World được khẳng định nhiều hơn qua chương tình Beauty with a Purpose – Sắc đẹp song hành với sứ mệnh. Mỗi thí sinh phải mang đến cuộc thi một dự án thiện nguyện ở quê nhà nhằm tăng nhận thức của cộng đồng và gây quỹ.
Hai người đồng sở hữu của Miss World. Ảnh: @dipendragurungmiod.
Xem thêm : Xe máy chỉ có 1 gương chiếu hậu bên trái thì có bị phạt?
Kể từ năm 2022, doanh nhân Dipendra Gurung là đồng sở hữu cuộc thi. Trên trang cá nhân, ông xác nhận chuyện này: “Hy vọng các cuộc thi sắc đẹp khác cũng có những hoạt động nhân ái, thiện nguyện như Beauty with a Purpose của Miss World. Tại Miss World lần thứ 71, chúng tôi sẽ có hành động để tri ân sự đóng góp của bà Julia Morley”.
Gurung là doanh nhân người Anh gốc Nepal. Ông sở hữu của công ty Himalaya Jet và chuỗi rạp chiếu phim nổi tiếng thế giới Privé Luxury. Vai trò của Gurung ở Miss World chưa được thể hiện rõ vì mùa giải mới chưa diễn ra. Dự kiến, Miss World 2024 được tổ chức ở Ấn Độ vào tháng 2.
Chủ tịch “ồn ào” của Miss Grand International
Khác những cuộc thi hoa hậu còn lại, vai trò giám khảo ở Miss Grand International khá mờ nhạt khi mọi quyết định về cuộc thi đều theo ý của Chủ tịch Nawat Itsaragrisil.
Ông Nawat sinh năm 1973 trong gia đình nghèo. Bằng sự nỗ lực, ông phấn đấu làm MC các show truyền hình về du lịch. Sau này, Nawat tham gia nhiều chương trình trò chuyện tạp kỹ, sản xuất các chương trình truyền hình trước khi bước chân sang sân chơi sắc đẹp.
Sau 5 năm đảm nhận vị trí giám đốc và nhà sản xuất Miss World Thái Lan, giám đốc quốc gia Miss Earth Thái Lan, Nawat tách ra sáng lập Miss Grand International vào năm 2013. Sau hơn một thập kỷ, cuộc thi này phát triển mạnh về khâu tổ chức chuyên nghiệp, quy mô, song liên tục vướng lùm xùm liên quan đến phát ngôn của chủ tịch.
Ông Nawat là chủ tịch của Miss Grand International. Ảnh: @missgrandinternational.
Ngày 5/1, trang Wealthy Thai công bố danh sách 15 người giàu nhất showbiz Thái Lan năm 2023. Trong đó, Nawat đứng thứ 4. Ông nắm giữ cổ phần của 2 công ty là AJA với hơn 121 triệu cổ phiếu và MGI với 90 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị 1.731 triệu baht.
Chủ tịch Miss International – Akemi Shimomura
Chủ tịch của Miss International là bà Akemi Shimomura, người từng được trao giải Doanh nhân nữ dẫn đầu thế giới (2005), Nữ doanh nhân của năm (2008). Tập đoàn Miss Paris Group do bà điều hành có hệ thống 150 cửa hàng làm đẹp trải khắp Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore…
Bà Akemi quyền lực nhưng sống kín tiếng, ít khi chia sẻ về Miss International. Mọi phát ngôn xoay quanh cuộc thi thường do giám đốc truyền thông Stephen Diaz trả lời. Ông Diaz cũng là người đại diện tổ chức gặp gỡ giám đốc quốc gia các nước.
Xem thêm : Mang thai 3 tháng đầu ăn sung được không? Bật mí những món ăn đơn giản cho bà bầu
Bà Akemi Shimomura trao giải cho cô gái chiến thắng Miss International 2023. Ảnh: @missinternationalofficial.
Miss International được tổ chức lần đầu tại Mỹ vào năm 1960 và từng đến Trung Quốc. Nhưng trong hơn 60 tồn tại, phần lớn thời gian cuộc thi diễn ra tại Nhật Bản và cũng thuộc sở hữu của tập đoàn Miss Paris Group. Vài năm trở lại đây, sân chơi này giảm nhiệt vì khâu tổ chức cũ kỹ, không chịu đổi mới.
Vai trò mờ nhạt của người điều hành Miss Earth
Năm 2001, doanh nhân Ramon Monzon tạo ra Miss Earth với mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về bảo vệ môi trường. Kể từ đó, ông và vợ Lorraine Schuck (người từng đăng quang Mutya ng Pilipinas Asia 1979) cùng nhau quản lý cuộc thi này.
Đến năm 2004, vợ chồng Ramon thành lập Quỹ Miss Earth nhằm củng cố mục tiêu của cuộc thi và hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế cũng như địa phương hoạt động bảo tồn và cải thiện môi trường. Nhờ đó, Miss Earth trở thành một trong 4 đấu trường sắc đẹp lớn nhất, chỉ xếp sau Miss Universe, Miss World và Miss International.
Ramon Monzon và Lorraine Schuck (bìa phải) điều hành Miss Earth.
Trải qua hàng loạt scandal liên quan đến mua bán giải, tổ chức nghèo nàn, Miss Earth đã đánh mất uy tín. Vai trò của Ramon và Lorraine cũng trở nên mờ nhạt hơn. Cuộc thi Miss Earth lần thứ 23 diễn ra ở Việt Nam với hy vọng vực dậy thương hiệu tai tiếng. Tuy nhiên, những gì diễn ra không như mong đợi.
Ai đứng sau Miss Supranational?
Người đứng đầu Miss Supranantional là Gerhard von Lipinski – chủ tịch công ty sản xuất Nowa Scena. Từng là giám đốc quốc gia của nhiều cuộc thi sắc đẹp ở Ba Lan và gửi nhiều cô gái tham gia đấu trường quốc tế, ông Gerhard mong muốn tạo ra sân chơi có những giá trị khác biệt.
“Châu Âu không có nhiều cuộc thi hoa hậu. Là một người châu Âu, tôi muốn cho thế giới thấy lục địa này rất đẹp và cũng có thể tổ chức các cuộc thi sắc đẹp”, ông Lipinski chia sẻ.
Cái tên Miss Supranational cũng được ông Lipinski lấy cảm hứng từ Liên minh châu Âu – một tổ chức đa quốc gia – với mong muốn xóa nhòa những khác biệt về quốc gia, văn hóa hay ngôn ngữ.
Quốc Minh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 12/04/2024 22:40
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024